Mối liên quan giữa các đặc điểm chung với LBC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm biến chứng bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị tại bệnh viện trung ương thái nguyên​ (Trang 91 - 94)

Mối liên quan giữa tuổi, giới tính với LBC

Kết quả mà chúng tôi thu nhận được có mối liên quan chặt chẽ giữa nhóm tuổi và LBC, trong độ tuổi từ 50-69 tuổi có tỷ lệ bệnh nhân bị LBC cao hơn. So sánh với các kết quả nghiên cứu của các tác giả dưới đây chúng tôi thấy được sự tương đồng.

Bảng 4.8. Kết quả nghiên cứu của các tác giả về tình trạng tuổi và giới

Tác giả năm Đối tượng Kết quả

Susana pedras và cs tại Bồ Đào

Nha [68]

2014 206 BN ĐTĐ type 2 LBC có chỉ định phẫu thuật đoạn chi

Tuổi trung bình của bệnh nhân là 66 tuổi và chủ yếu gặp ở nam giới. Saira saleem và cs tại Thổ Nhĩ Kỳ [73]. 6/2014- 12/2015 112 bệnh nhân ĐTĐ có LBC + Tỷ lệ LBC ở nam giới (60,7%) cao hơn so với nữ giới

+ Tuổi ≥50 có liên quan với LBC (p<0,05)

Kết quả chúng tôi thu nhận được về mối liên quan giữa giới tính và phân độ LBC, tỷ lệ LBC ở nam giới cao hơn nữ giới có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Điều này cũng tương đồng với nghiên cứu của tác giả Khalid

gặp chủ yếu ở nam giới [50]. Theo báo cáo của tố chức IDF 2019 và một báo cáo toàn cầu về LBC cho thấy tỷ lệ LBC cao hơn ở nam so với nữ [36], [ 79]. BCBC ở BN ĐTĐ và đặc biệt là biến chứng LBC xảy ra ở nam giới cao hơn so với nữ giới, theo nghiên cứu của Lavery và cộng sự thấy rằng LBC ở nam cao gấp 2,7 lần [38]; nghiên cứu của Young và cộng sự thì LBC nam cao gấp gần 2 lần ở nữ giới [42].

Mối liên quan giữa nghề nghiệp, dân tộc với LBC

Trong nghiên cứu của chúng tôi đa phần là BN thuộc nhóm dân tộc kinh với tỷ lệ LBC là 48,8% và 51,2% không LBC gần tương tương nhau, đồng thời các BN thuộc các nhóm dân tộc thiểu số chiếm số lượng rẩt ít, do đó chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan chặt chẽ và sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Trong đánh giá về mối liên quan giữa nghề nghiệp và LBC chúng tôi cũng thấy mối liên quan không có ý nghĩa với p>0,05. Kết quả này tương tự như kết quả của tác giả Nguyễn Thị Lâm 2012 nghiên cứu trên 210 bệnh nhân ĐTĐ cũng không thấy có mối liên quan có ý nghĩa giữa loét bàn chân và nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu [12].

Mối liên quan của chỉ số khối cơ thể (BMI) đến phân loại LBC

Tình trạng cân nặng và dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng với biến chứng bàn chân và đặc biệt là LBC. Bệnh nhân suy dinh dưỡng ảnh hưởng nhiều đến khả năng liền vết loét, dinh dưỡng cho vết loét và sức đề kháng giảm ở bệnh nhân LBC, tuy nhiên đối với những bệnh nhân béo phì thì tác hại cũng không kém nhất là việc rối loạn chuyển hóa lipid máu gây xơ vữa mạch, ngoài ra một cơ thể có trọng lượng quá cân sẽ tạo nhiều áp lực lên bàn chân hơn bình thường. Do đó chỉ số BMI rất quan trọng góp phần trong sự hình thành và phát triển của BCBC đặc biệt là LBC. Trong nghiên cứu của chúng tôi chưa thể hiện được mối quan hệ có ý nghĩa giữa LBC với BMI như kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Bá Ngọc (2018) khi nghiên cứu trên 94 bệnh nhân, một cỡ mẫu lớn

hơn và hoàn toàn trên bệnh nhân ĐTĐ có LBC. Trong nghiên cứu hồi cứu từ 2009 đến 2018 của tác giả Ali Mekonen Adem và cộng sự tại vùng tây bắc Ethiopia trên 387 bệnh nhân ĐTĐ thấy rằng tăng chỉ số khối của cơ thể làm tăng nguy cơ bị LBC [47].

Mối liên quan giữa thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ type 2 với LBC

Bệnh ĐTĐ đặc biệt là type 2 càng kéo dài thì tồn thương mạch máu và thần kinh ngoại biên chi dưới càng lớn, từ đó nguy cơ tổn thương bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ sẽ tăng cao theo thời gian. Nghiên cứu của tác giả Khalid Al- Rubeaan và cộng sự năm 2015 trên 62.681 bệnh nhân ĐTĐ cho thấy BCBC chiếm 88,99% ở bệnh nhân ĐTĐ từ 10 năm. Cũng tương tự trong nghiên cứu của tác giả Trần Cư năm 2018 trên 477 bệnh nhân ĐTĐ type 2 và cho thấy rằng có mối liên quan có ý nghĩa thông kê với p<0,05 giữa thời gian bị bệnh ĐTĐ với BCBC. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Lâm (2012) cũng cho thấy có mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh ĐTĐ và LBC, những bệnh nhân bị bệnh ĐTĐ trên 5 năm bị LBC cao gấp 0,5 lần so với các nhóm bệnh nhân bị bệnh ĐTĐ có thời gian ngắn hơn. Theo nghiên cứu của Lavery và cộng sự thời gian bị ĐTĐ >10 năm làm tăng nguy cơ LBC lên 3 lần [38], do đó tác động của yếu tố thời gian dài mắc bệnh ĐTĐ là một yếu tố quan trọng hình thành BCBC cũng như tần suất biểu hiện tổn thương bàn chân cao hơn so với các nhóm tuổi còn lại.

Trong nghiên cứu này chúng tôi không tìm thây sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa các nhóm bệnh nhân ở các khoảng thời gian bị bệnh ĐTĐ khác nhau với LBC. Các lý do mà chúng tôi nhận thấy góp phần thay đổi kết quả khác biệt:

+ Chúng tôi nghiên cứu trên một cỡ mẫu chưa đủ lớn

+ BN có thời gian bị bệnh ĐTĐ kéo dài trên 10 năm trong đợt nghiên cứu lần này của chúng tôi không có biểu hiện LBC mặc dù trước đó đã có tiền sử LBC và để lại di chứng sau điều trị loét.

+ Thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ ở một số BN nghiên cứu chưa được kịp thời, thậm chí là chưa nhớ đúng chính xác tổng thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ, do đó sẽ là những yếu tố tác động vào kết quả nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm biến chứng bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị tại bệnh viện trung ương thái nguyên​ (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)