HỘI ĐỐI VỚI VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY
Hiện nay, ĐBSH với 1931 xã, 400 phường, 120 thị trấn, có trên 23.408 (năm 2002 là 25.861đồng chí) cán bộ chủ chốt là bí thư; chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân (một số nơi bí thư đồng thời là CTHĐND); chủ tịch, phó chủ tịch uỷ ban nhân dân; trưởng các đồn thể chính trị - xã hội. Số lượng trên cho
thấy CBCC cấp cơ sở trong vùng năm 2012 so với năm 2002 trên thực tế giảm đi, nguyên nhân giảm là: do sự tái lập một số tỉnh trong vùng d ẫn đến sự chia tách, sáp nhập của một số các xã như: ở Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Ninh Bình, Vĩnh Phúc; một số địa phương trong vùng thực hiện mơ hình bí thư kiêm chủ tịch UBND xã, phường; sự luân chuyển cán bộ trong vùng đến các vùng khác...
Về tỷ lệ giới tính. Trong tổng số 23.408 cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vùng
ĐBSH, có cán bộ nữ là 3.565 đồng chí, (chiếm 15,23% trong tổng số CBCC); trong khi đó tỷ lệ CBCC cấp cơ sở là nữ ở ĐBSCL là 18,43%, đứng đầu cả nước), (xem phụ lục 1b, phụ lục 2). Điều này cho thấy, lực lượng CBCC là nữ trong HTCT ở cấp cơ sở rất ít, chưa đánh giá đúng phần nào năng lực của đội ngũ này. Mặc dù năm 2012 (15,23%) tỷ lệ CBCC cấp cơ sở là nữ trong vùng có tăng nhẹ so với năm 2002 (10,59%) song, tỷ lệ này còn h ạn chế so với tổng số CBCC cấp cơ sở đang đương nhiệm. Đặc biệt với các chức danh, bí thư đảng ủy, chủ tịch UBND xã, tỷ lệ nữ ít và đang có xu hướng giảm, chủ yếu là cán bộ đoàn thể. Hơn nữa tỷ lệ trẻ hóa đội ngũ này ở ĐBSH rất ít, đa số là cán bộ lớn tuổi (chiếm 70%). Điều này chứng minh cán bộ là nữ ở ĐBSH chưa được phát huy tốt. Phải chăng là do tư tưởng phong kiến vẫn tồn tại trong người dân ĐBSH nói chung và trong mỗi cán bộ, đảng viên nơi đây nói riêng.
Những năm trở lại đây trình độ chun mơn c ủa CBCC cấp cơ sở vùng ĐBSH không ngừng tăng lên. So sánh hai năm 2012 và 2002 chúng ta thấy rất rõ (xem phụ lục 1a, 1b): tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học là 23,95% (năm 2002 tỷ lệ này là 7,04%); cán b ộ có trình độ cao đẳng là 5,75% (năm 2002 tỷ lệ này là 3,06%); Cán b ộ có trình độ trung cấp là 37,60% (năm 2002 là 22,4%); cán bộ chưa qua đào tạo là 25,15% (năm 2002 là 38,99%). So sánh với các vùng khác trong cả nước, CBCC cấp cơ sở vùng ĐBSH tương đối đồng đều, tỷ lệ chưa qua đào tạo ít hơn các vùng khác. Với tỷ lệ CBCC cấp cơ sở có trình độ chun mơn cao như vậy, đội ngũ CBCC trong vùng có kh ả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của q trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn trên địa bàn của vùng.
Trình độ lý luận chính trị hiện nay (năm 2012) của CBCC cấp cơ sở ĐBSH cao hơn so với những năm trước: số cán bộ có trình độ cao cấp lý lu ận chính trị là là 2,18% (năm 2002 là 0,76%); tỷ lệ cán bộ có trình độ trung cấp lý lu ận chính trị là 68,36% (năm 2002 là 41,12%); cán bộ có trình độ sơ cấp lý lu ận chính trị là 19,26% (năm 2002 là 41,97%); cán bộ chưa qua đào tạo lý luận chính trị là 10,15% (năm 2002 là 16,12%) [phụ lục 1a,1b]. Với tỷ lệ trên cho thấy, trình độ lý luận chính trị của đội ngũ CBCC cấp cơ sở vùng ĐBSH không ng ừng được nâng cao so. Điều này, là m ột thuận lợi cho đội ngũ này nâng cao năng lực nói chung cũng như năng lực trong tiếp nhận, xử lý loại hình thơng tin chính trị - xã hội trong việc ra quyết định ở địa phương.
Từ những thống kê trên cho th ấy, trong những gần đây, các tỉnh trong vùng ĐBSH đều chú ý, quan tâm nâng cao chất lượng CBCC cấp cơ sở. So với năm 2002, số lượng CBCC giảm đi nhưng chất lượng, cũng như việc trẻ hóa đội ngũ CBCC cấp cơ sở trong vùng không ng ừng nâng lên. T uy nhiên, chất lượng, trình độ lý luận chính trị và chun mơn c ủa CBCC cấp cơ sở vùng ĐBSH hiện nay vẫn chưa tương xứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng. T ỷ lệ cán bộ chủ chốt có trình độ chun mơn ở bậc trung cấp cịn cao 37 ,60% và chưa qua đào tạo là 25,15%; tỷ lệ cán bộ trình độ sơ cấp lý luận chính trị là 19,26% (cao hơn so với ĐBSCL và TDMNPB) và cán b ộ chưa được đào tạo lý luận chính trị là 10,15%. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của vùng c ũng như với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước trong thời gian tới, đội ngũ CBCC cấp cơ sở của vùng c ần phải tiếp tục được đào tạo, đào tạo lại.
Mặc dù, có nh ững hạn chế cả về khách quan và chủ quan do những nguyên nhân khác nhau, song thực tế chứng minh những năm qua, đội ngũ CBCC cấp cơ sở vùng ĐBSH đã có nhi ều cố gắng trong việc xây dựng các quyết định hiệu quả, thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Cùng với sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân trong toàn vùng đã đạt được những thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế, văn hoá -
xã hội. Hầu hết các xã trong vùng đã hình thành một cơ cấu kinh tế mới từ thuần nông sang dạng hỗn hợp bao gồm: nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghi ệp, dịch vụ. Người nơng dân trong vùng lúc này đã tìm thấy động lực phát triển từ lợi ích của bản thân mình, gia đình mình, vươn lên trở thành các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế và hòa chung v ới “luật chơi”của nền kinh tế thị trường. Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng ngày càng gi ảm, theo niên giám thông kê năm 2012: năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo trong vùng là 8,3%; năm 2011 là 7,1%; năm 2012 là 6,1%. Đặc biệt, kết luận số 13-KL/TW, ngày 28/10/2011 của Bộ chính trị về việc thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW, ngày 14/9/2005 của Bộ chính trị khóa IX về việc phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng ĐBSH đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã tổng kết những thành tựu đạt được: trong năm năm 2006 - 2010, trong điều kiện có nhiều khó khăn thách thức nhưng nền kinh tế vùng ĐBSH đã đạt và vượt yêu cầu đề ra 8 mục tiêu được nêu ra trong nghị quyết. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn vùng đạt 11,93%; cơ cấu kinh tế bước đầu chuyển dịch theo hướng tích cực (giảm dần tỷ trọng trong nơng nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghi ệp, dịch vụ). Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, chiếm tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Thu ngân sách hằng năm tăng cao (31% năm). Thu hút v ốn đầu tư trong và ngoài nước đạt kết quả khá cao... đạt được kết quả đó, một phần là do ban lãnh đạo cấp tỉnh, thành phố, trung ương đã có s ự quan tâm hướng dẫn, định hướng kịp thời cho cấp cơ sở, phần quan trọng hơn là, bản thân đội ngũ CBCC cấp cơ sở vùng ĐBSH đã có nh ững nhận thức đúng đắn trong việc phát huy vai trò c ủa thơng tin chính trị - xã hội với việc ra các quyết định trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Điều này thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, nhìn chung CBCC cấp cơ sở vùng ĐBSH đều chú trọng tới
việc khai thác tốt loại hình thơng tin chính trị - xã hội với ý nghĩa là “dữ liệu” không thể thiếu trong việc ra quyết định.
Gần 30 năm đổi mới cho thấy, kinh tế - xã hội của nhân dân các địa phương vùng ĐBSH đang có những bước chuyển mình. Điều này minh chứng
phần nào, CBCC cấp xã vùng ĐBSH trong những năm qua, không chỉ biết triển khai nghị quyết từ cấp trên vào địa phương mình mà cịn biết phát huy tốt vai trị c ủa thơng tin chính trị - xã hội trong việc ra các quyết định nhằm giải quyết kịp thời mâu thuẫn nảy sinh từ thực tiễn đời sống xã hội ở cơ sở.
Với ý nghĩa là “dữ liệu” tạo nên các quy ết định ở địa phương, đa phần CBCC cấp cơ sở vùng ĐBSH đều có tinh thần, thái độ và hành động, khai thác, sử dụng nguồn thơng tin chính trị - xã hội để xây dựng các quyết định phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn mình quản lý. Với việc nắm vững bản chất cách mạng và khoa học chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nắm bắt nguồn thơng tin chính trị - xã hội từ cấp trên, từ thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, CBCC cấp cơ sở trong vùng đã ban hành được các quyết định đúng, táo bạo, làm cho bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn trong vùng chuyển biến rõ r ệt. Chẳng hạn, thực hiện mục tiêu xây d ựng nông thôn m ới của Đảng đề ra tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X: xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, cơng bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hi ện đại, CBCC cấp cơ sở vùng ĐBSH trong q trình hiện thực hóa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, đã không ng ừng bám sát thực tiễn, khai thác tốt nguồn thơng tin chính trị - xã hội trong nhân dân để từ đó đưa ra các quyết định đúng phù h ợp với đời sống chính trị - xã hội ở cơ sở. Qua khảo sát ở xã An Khê (huyện Quỳnh Phụ - tỉnh Thái Bình) trong việc triển khai, thực hiện mục tiêu xây d ựng nông thôn mới xã An Khê đã đạt được những thành tựu đáng kể như: tốc độ tằng trưởng kinh tế hàng năm cao, thu nhập bình quân đầu người 22,6 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, hiện nay ở xã An Khê gặp khó khăn trong q trình xây dựng nơng thơn mới đó là tỷ lệ sinh con thứ ba trong nhân dân còn cao, xu ất phát từ tư tưởng trọng nam kinh nữ trong nhân dân, ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề thiếu trường lớp cho con em đi học (thực tế thiếu phòng h ọc cho cả ba cấp: mầm non, tiểu học và trung học
phổ thông). Để giải quyết vấn đề trên, CBCC cấp cơ sở xã An Khê đã quyết định ban hành nghị quyết chuyên đề về công tác dân số, triển khai tới toàn thể cán bộ, đảng viên và các t ầng lớp nhân dân, rà soát, n ắm bắt, tuyên truyền vận động đến từng hộ gia đình, trong đó tập trung vào các đối tượng sinh con một bề. Đồng thời CBCC cấp xã cũng ra quyết định có kinh phí khen thưởng, khích lệ cho các thơn đạt thơn văn hóa 10 triệu đồng, thơn khơng có người sinh con thứ 3 trở lên được 30 triệu đồng, tiểu ban vận động của thơn đó 5 triệu đồng… Nhờ nắm bắt thơng tin chính trị - xã hội trong nhân dân, bám sát cơ sở nên CBCC cấp cơ sở đã có nh ững quyết định đúng, kịp thời. Kết quả chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình được người dân hiểu, tự giác thực hiện, tỷ lệ sinh và sinh con thứ 3 giảm.
Kết quả đạt được đó, cho thấy CBCC cấp cơ sở vùng ĐBSH ln có ý thức và hành động tiếp cận nhân dân, bám sát thực tiễn để ban hành các quyết định kịp thời, chính xác. Mặc dù, hi ện nay chưa có s ố liệu cơng bố cụ thể về khảo sát tỷ lệ đội ngũ CBCC cấp cơ sở trong vùng có ti ếp nhận thơng tin t ừ nhân dân cao hay thấp, nhưng khi nghiên cứu môi trường dân chủ của vùng cho th ấy: tỷ lệ người dân vùng ĐBSH tham gia các lĩnh vực hành chính cơng ở cơ sở đứng đầu các vù ng trong cả nước (xem biểu đồ 2); tiếp đó là trách nhi ệm giải trình của cán bộ trong vùng đối với dân chúng ở cơ sở cao hơn... Có ngh ĩa là, CBCC cấp cơ sở trong vùng luôn ph ải bám sát thực tiễn, nắm bắt thơng tin chính trị - xã hội một cách kịp thời, chính xác. Khi thơng tin chính trị - xã hội ở cơ sở bộc lộ mâu thuẫn cần phải giải quyết, CBCC cấp cơ sở căn cứ nguồn thông tin cấp trên, ra quyết định kịp thời, điều chỉnh các sai lệch cho phù h ợp nảy sinh trong thực tiễn. Chất lượng quản lý không ng ừng nâng cao, kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Như vậy, việc khai thác, sử dụng nguồn thơng tin chính trị - xã hội từ chính nhân dân làm “dữ liệu” xây dựng các quyết định là yếu tố quan trọng hàng đầu, là chìa khóa để mở các “mắt xích” những vấn đề diễn ra ở cơ sở, đưa kinh tế - xã hội địa phương phát triển đúng với tiềm năng vốn có
của nó. Hoặc đến với cơng cuộc “dồn điền đổi thửa ở xã Thanh Văn (huyện Thanh Oai - Hà Nội). Sự thành công trong công cu ộc “dồn điền đổi thửa” (mơ hình đang được nhân rộng) ở Thanh Văn hôm nay nhờ vào sự nỗ lực của CBCC cấp cơ sở ở Thanh Văn nói riêng và nhân dân trong xã nói chung. Trước năm 1991, Thanh Văn là một xã nghèo (85% h ộ dân phải cứu trợ vào lúc giáp h ạt), vậy mà sau 20 năm, bộ mặt Thanh Văn đã khác, với 6.500 nhân khẩu, xã khơng có h ộ nghèo, đường làng, ngõ xóm được bề tơng hóa, người dân hài lịng v ới cuộc sống, hài lịng v ới chính quyền sở tại
[132]. Thành quả đó, một phần là nhờ sự quyết tâm, đồng lòng c ủa nhân dân nơi đây, song phần nhiều hơn là CBCC cấp cơ sở Thanh Văn đã có những quyết định đúng, phù h ợp với thực tiễn của địa phương mình. Chẳng hạn: CBCC cấp cơ sở căn cứ vào tình hình thực tiễn của xã đã ra quyết định xây dựng quỹ xóa đói giảm nghèo (mới chỉ có 20 triệu đồng, 20 tấn thóc) và cho nhân dân vay, h ỗ trợ mua giống cây trồng, vật ni. Tiếp đó, quyết định thực hiện việc quy hoạch đất nông nghiệp, dồn điền đổi thửa nhằm mục đích sử dụng đất lâu dài, đi vào sản xuất lớn. Trong tổng số 650 ha đất nông nghiệp, Thanh Văn quy hoạch 6% đất để chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Diện tích đất này được chia đều giúp các hộ dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập. CBCC cấp cơ sở tiến hành rà soát quy ho ạch, chuyển đổi gây quỹ đất, giúp dân có đất xây nhà cửa, làm đường giao thông tiện cho việc canh tác và tiêu thụ sản phẩm. Thành cơng n ối tiếp thành cơng, chính quyền sở tại huy động gần 600 tỷ đồng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mà không nh ờ tới sự trợ giúp bất cứ đồng nào từ ngân sách Nhà nước. Q trình xây dựng nơng thơn mới ở Thanh Văn làm cho giá tr ị mỗi ha đất tăng lên. “Cánh đồng Bồ Nâu” của xã trở thành cánh đồng mẫu lớn, chuyên cấy lúa chất lượng cao với thương hiệu “gạo Bồ Nâu” có uy tín trên thị trường. Nhờ bám sát dân, n ắm được tâm tư, nguyện vọng của dân, nắm được thực tiễn địa phương... CBCC cấp cơ sở ở xã Thanh Văn đã có những quyết định phát triển kinh tế - xã hội đúng, kịp thời.
Thứ hai, với việc khai thác tốt loại hình thơng tin chính trị - xã hội
nhìn chung CBCC cấp cơ sở ĐBSH đã đưa ra được những quyết định đúng, đầy đủ, phù hợp với thực tế ở địa phương.
Việc ra quyết định đúng, đầy đủ, sát thực với thực tiễn địa phương là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của CBCC cấp cơ sở vùng ĐBSH. Thực tiễn chứng minh, trong những năm qua, nhờ nắm bắt, khai thác, xử lý tốt nguồn thơng tin chính trị - xã hội từ cấp trên cũng như từ trong nhân dân nên CBCC cơ sở nơi đây đưa ra được các quyết định đúng, đầy đủ, sát thực với thực tiễn địa phương. Do vậy, đã xử lý, giải quyết nhiều vấn đề mâu thuẫn, bức xúc một cách êm thấm, hạn chế tối đa những khiếu kiện vượt cấp, khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế ở địa phương trong vùng. Chẳng hạn, thực hiện quyết định 491/QĐ - TTg, ngày 16/4/2009 về các tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới, và