Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện thạch thất, thành phố hà nội​ (Trang 36)

- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại huyện Thạch Thất. - Tình hình quản lý và sử dụng đất đai tại huyện Thạch Thất.

- Kết quả công tác cấp đổi, cấp lại GCNQSĐ tại huyện Thạch Thất. - Yếu tố ảnh hưởng đến công tác cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ tại huyện Thạch Thất.

- Phân tích thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện công tác cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ tại huyện Thạch Thất.

- Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục khó khăn và nâng cao kết quả công tác cấp đổ, cấp lại GCNQSDĐ tại huyện Thạch Thất.

3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Để có được cái nhìn tổng quản về công tác cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ của huyện Thạch Thất, nghiên cứu tiến hành khảo sát lấy ý kiến của các cán bộ địa chính (tại xã lựa chon), cán bộ thuộc phòng ban liên quan (phòng Tài nguyên và Môi trường, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai…) về đánh giá mức độ thực hiện công tác cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ. Với đặc thù của vùng miền điển hình của huyện Thạch thất mang địa hình từ thấp tới cao trải dài theo hứơng tây bắc đề tài chọn 3 xã: Yên Trung, Thị trấn Liên Quan, Bình Yên với các đặc điểm sau:

- Xã Yên Trung: Là xã vùng cao với địa hình đồi núi, người dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp (Vùng cao của huyện Thạch Thất gồm 3 xã: Yên Bình, Tiến Xuân, Yên Trung);

- Thị trấn Liên Quan: Khu vực trung tâm kinh tế của cả huyện địa hình bằng phẳng, chủ yếu là đất phi nông nghiệp, đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ;

- Xã Bình Yên (xã cách trung tâm 8 - 10 km) vùng bán sơn địa địa hình vùng trung du. Người dân chủ yếu sản sản xuất nông nghiệp và kết hợp dịch trường hợp.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

a. Phương pháp thu th p số liệu thứ c p

Phương pháp này dùng để thu thập số liệu, thông tin cần thiết phục trường hợp cho đề tài nghiên cứu; Đề tài thu thập số liệu, tài liệu, bản đồ, thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện quyền sử dụng đất, thu thập tình hình thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất đăng ký biến động tại huyện Thạch Thất.

Các số liệu, tài liệu được thu thập tại các cơ quan: Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Hà Nội, văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện Thạch Thất, Phòng Tài nguyên và Môi trường; các cơ quan chuyên môn của huyện.

Ngoài ra, đề tài còn tham khảo các thông tin, tài liệu đã được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, các tạp chí chuyên ngành.

b. Phương pháp thu th p số liệu sơ c p

Để thấy được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ, đề tài phỏng vấn các cán bộ quản lý (cán bộ địa chính xã, lãnh đạo xã, cán bộ thuộc các phòng ban liên quan, lãnh đạo huyện…) và người dân (thể hiện trong bộ phiếu điều tra).

Cụ thể số liệu các hộ điều tra được tính theo công thức sau: N

n =

1 + N*(e)2 Trong đó:

n: Số lượng phiếu cần điều tra;

N: Tổng số giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất; e: Là sai số cho phép (e = 10%) (Lê Huy Bá, 2006).

Theo số liệu thống kê của văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện Thạch Thất năm 2018 có tổng 790 trường hợp được cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ. Qua tính toán n = 88,76. Do đó đề tài chọn điều tra 150 hộ dân (được cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ) là phù hợp (cụ thể số lượng cụ thể trường hợp cấp đổi theo từng quyền thể hiện tại bảng 3.2).

Bảng 3.1. Số lượng trường hợp được điều tra theo từng quyền sử dụng đất

STT Chỉ tiêu Trƣờng hợp Tỷ lệ (%)

1 Cấp đổi do chuyển đổi QSDĐ 13 8.67

2 Cấp đổi do Chuyển nhượng QSDĐ 39 26.00

3 Cấp đổi do Tặng cho QSDĐ 26 17.33

4 Cấp đổi do Thừa kế QSDĐ 28 18.67

5 Cấp lại GCNQSDĐ 44 29.33

3.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

Toàn bộ số liệu thu thập được đề tài tiến hành tổng hợp, thống kê theo nhóm đối tượng phỏng vấn theo từng chỉ tiêu. Các số liệu thu thập sẽ được xử lý bằng phầm mềm Excel và Word.

3.2.4. Phương pháp thống kê, phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: Được sử dụng để mô tả địa bàn nghiên cứu, tình hình quản lý và sử dụng đất tại huyện Thạch Thất, kết quả thực hiện quyền sử dụng đất.

- Phương pháp thống kê so sánh: Được sử dụng để so sánh kết quả cấp đổi GCNQSDĐ qua các năm từ 2015 - 2018. Nhằm tìm hiểu công tác cấp đổi GCNQSDĐ tại địa phương khi thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp… quyền sử dụng đất tại huyện Thạch Thất từ đó, đề xuất một số giải pháp cho việc thực hiện cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Thạch Thất.

3.2.5. Phương pháp chuyên gia

Đề tài tiến hành tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực quản lý đất đai để từ đó có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ tại huyện Thạch Thất.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Thạch Thất

4.1.1. Đặc điểm tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí ịa lý

Huyện Thạch Thất nằm phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, là vùng bán sơn địa, có tọa độ địa lý từ 20 độ 58 phút 23 đến 21 độ 06 phút 10 vĩ độ bắc từ 105 độ 27 phút 54 đến 105 độ 38 phút 22 kinh độ đông.

- Phía Bắc giáp huyện Phúc Thọ.

- Phía Đông giáp huyện Phúc Thọ, Quốc Oai.

- Phía Nam giáp huyện Quốc Oai, huyện Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình). - Phía Tây giáp huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây.

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Thạch Thất

Huyện Thạch Thất có Quốc lộ 32 chạy sát phía Đông - Bắc của huyện kết nối huyện với thị xã Sơn Tây và trung tâm thủ đô Hà Nội. Quốc lộ 21 xuất phát từ thị xã Sơn Tây đi qua giữa địa bàn huyện Thạch Thất là tuyến giao thông chính hướng về phía Nam cho huyện. Hai tuyến quốc lộ này kết hợp đại lộ

Thăng Long tạo thành mạng lưới giao thông đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu giao thông giữa các tỉnh phía Tây Bắc - Hà Nội nói chung và của huyện Thạch Thất nói riêng.

4.1.1.2. Địa hình, t ai

Thạch thất là khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi và trung du phía Bắc với vùng đồng bằng. Nhìn chung địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia thành ba vùng địa hình chính: Vùng núi; vùng đồi gò, bán sơn địa và vùng Đồng Bằng.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện năm 2018 Theo kết quả thống kê đất đai là 18.460,06 ha, gồm 9.297,31 ha đất nông nghiệp (chiếm 50,36% diện tích tự nhiên); 6.230,56 ha đất phi nông nghiệp (chiếm 33,75% diện tích tự nhiên); 684,13 ha đất chưa sử dụng (chiếm 3,71% diện tích tự nhiên).

4.1.1.3. Khí h u và thủ văn

Khí hậu: Huyện Thạch Thất nằm trong vùng khí hậu đồng bằng Bắc Bộ mang đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa Đông lạnh, mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 23,40C, với tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 1.680 giờ.

- Lượng mưa: Huyện Thạch Thất có lượng mưa bình quân năm khá lớn với 1.628 mm, cao nhất là 2.163 mm và thấp nhất là 1.519 mm. Lượng mưa phân bố trong năm không đều, mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm. Lượng bốc hơi bình quân năm vào khoảng 860 mm, bằng 57% so với lượng mưa trung bình năm.

- Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình năm vào khoảng 83%, thấp nhất trong năm là tháng 11 và 12 (với độ ẩm là 80%) tuy nhiên độ chênh lệch về độ ẩm giữa các tháng không lớn.

Thủy văn:

- Nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu trong khu vực được cung cấp bởi sông Tích, kênh dẫn nước Đồng Mô - Ngài Sơn, Phù Sa. Nước mưa được lưu giữ trong các ao hồ, chủ yếu là các hồ thủy lợi vừa và nhỏ;

- Nước ngầm: Được chia làm hai khu vực.Vùng đồi gò phía phải sông Tích có mực nước ngầm khá sâu, kết quả khoan thăm dò ở Hòa Lạc thấy nước ngầm ở độ sâu 70 - 80 m, lượng nước này không lớn nhưng có chất lượng tốt. Vùng đồng bằng phía trái sông Tích có mực nước nông và khá dồi dào, hầu hết các giếng khơi sâu trên 8m đều có nước, nhiều giếng nước ở độ sâu 5m.

4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

4.1.2.1. V kinh tế

Tổng sản phẩm trên địa bàn huyện tăng liên tục qua các năm, bình quân trong 3 năm đạt 10,87%, trong đó khu vực nông nghiệp tăng 5,9%; khu vực CN - XD tăng 11,29% và khu vực dịch trường hợp tăng 13,3%. Nhờ vậy, tổng sản phẩm trên địa bàn huyện năm 2017 tăng gấp 1,36 lần so với năm 2015.

Huyện Thạch Thất có vị trí khá thuận lợi trong phát triển kinh tế. Là cầu nối giữa trung tâm thành phố Hà Nội với các thành phố vệ tinh đang hình thành như Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai với các tuyến giao thông quan trọng như Đai lộ Thăng Long, Quốc lộ 32, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 21, trục Bắc Nam…tạo điều kiện cho Thạch Thất phát triển mạnh ngành dịch trường hợp, mở rộng giao lưu trao đổi hàng hóa tạo đà cho phát triển kinh tế.

Trên địa bàn huyện Thạch Thất hiện có 1 khu công nghệ cao Hòa Lạc, 1 khu công nghiệp, 7 Cụm điểm công nghiệp và 10/50 làng nghề được công nhận làng nghề truyền thống, 1.316 doanh nghiệp, Với 20.885 hộ sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp nằm chủ yếu ở các làng nghề truyền thống. Các doanh nghiệp, hộ sản xuất trên địa bàn huyên trong những năm qua phát triển khá mạnh đã góp phần thúc đẩy kinh tế CN - TTCN của huyện phát triển tạo ra nhiều sản phẩm, thu hút lao động giải quyết nhiều công ăn việc làm tăng thu nhập trong nhân dân, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng thời thúc đẩy ngành thương mại dịch trường hợp cùng phát triển.

4.1.2.2. V thu nh p và tỉ lệ hộ nghèo

các năm. Đạt 28 triệu đồng/người năm 2017, tuy nhiên vẫn còn khá thấp so với bình quân chung của Hà Nội (khoảng 50 triệu đồng/người) và có sự biến động khá lớn giữa các xã có làng nghề truyền thống và các xã thuần nông. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện vẫn còn ở mức khá cao, chiếm 9,05% năm 2016. Tiếp tục thực hiện những giải pháp hợp lý, hiệu quả trong phát KT-XH trên địa bàn huyện, công tác xóa đói giảm nghèo của Thạch Thất đã tạo được bước đột phá, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện năm 2017 tiếp tục giảm xuống còn 3,6%, giảm 60,22% so với năm 2015.

4.1.2.3. V dân số và dân cư

Tính đến năm 2018 dân số trung bình toàn huyện là 189.527 người, chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn (chiếm 96,87%). Tỷ lệ gia tăng dân số huyện Thạch Thất giữ ở mức khá cao, trung bình giai đoạn 2016 - 2018 là 1,66%, trong đó tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,29% và tỷ lệ gia tăng cơ học là 0,37%.

Mật độ dân số chung toàn huyện tính đến năm 2018 là 2236 người/km2 đất xây dựng, mật độ này so với khu vực nông thôn là khá cao. Ở các xã nằm trong khu vực hành lang xanh, có làng nghề phát triển thì chỉ tiêu về mật độ dân số/đất xây dựng tương đương với khu vực đô thị loại I, loại II (trên 8.000 người/km2). Đây cũng là thách thức không nhỏ đối với mục tiêu phát triển bền vững của huyện.

4.1.3. Những thuận lợi khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đối với công tác thực hiện các qu ền của người sử dụng đất

4.1.3.1. Thu n lợi

Địa hình đồng bằng chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của huyện thuận lợi cho việc công tác thực hiện các quyền của người sử dụng đất tại địa bàn.

Nhận thức của cán bộ và người dân về pháp luật đất đai nói chung, về công tác thực hiện các quyền của người sử dụng đất nói riêng ngày càng được nâng cao.

Đội ngũ cán bộ địa chính ngày càng được nâng cao hơn về trình độ, chuyên môn cũng như tinh thần ý thức trách nhiệm của mình nên đã giúp hoàn thành tốt hơn công tác công tác thực hiện các quyền của người sử dụng đất.

Công tác quản lý đất đai từ huyện đến cơ sở ngày càng chặt chẽ, ủy ban nhân dân các xã đã quan tâm nhiều hơn đến công tác thực hiện các quyền của người sử dụng đất cho nhân dân.

4.1.3.2. Khó khăn

Ruộng đất nông nghiệp bị chia nhỏ, manh mún gây khó khăn cho việc quản lý đất đai cũng như việc công tác thực hiện các quyền của người sử dụng đất.

Kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của huyện, một số lợi thế, thế mạnh chưa được khai thác, nền kinh tế đã có bước chuyển dịch song sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ đạo, tỷ lệ sản phẩm hàng hóa nông nghiệp còn thấp, tiểu thủ công nghiệp, dịch trường hợp còn mang tính tự phát nên hiệu quả còn hạn chế. Sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường còn thấp. Đời sống của nhân dân chưa được nâng cao cho nên việc công tác thực hiện các quyền của người sử dụng đất chưa được sự quan tâm của người dân gây khó khăn cho việc công tác thực hiện các quyền của người sử dụng đấttại địa bàn.

Một bộ phận nhân dân chưa nhận thức được quyền và nghĩa trường hợp trong việc kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên không kê khai hoặc đã được lập hồ sơ, có thông báo nộp tiền của cơ quan thuế nhưng không thực hiện nghĩa trường hợp tài chính gây khó khăn cho việc công tác thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn.

Cán bộ địa chính phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm trường hợp khác nhau. Một số xã cán bộ địa chính mới tiếp nhận công việc hoặc mới thuyên chuyển từ xã khác đến nên chưa nắm được hồ sơ, nguồn gốc sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn quản lý, nên còn lúng túng trong việc lập hồ sơ dẫn đến hướng dẫn cho dân lập hồ sơ không đúng quy định, ghi không rõ nguồn gốc, tẩy xóa, sữa chữa nhiều. Ngoài ra cán bộ địa chính một số xã năng lực còn hạn chế, ý thức trách nhiệm đối với công việc còn chưa cao làm ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai cũng như công tác thực hiện cấp đổi cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai tại huyện Thạch Thất

4.2.1. Tình hình quản lý đất đai

Thạch Thất là một huyện được thành lập trong quá trình công nghiệp hóa với tính chất đặc trưng “nửa công nghiệp nửa nông thôn” điển hình nhất của Tp. Hà Nội. Việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện được kế thừa từ các chế độ quản lý đất đô thị khác nhau. Toàn huyện có 23 xã, thị trấn, đa số các xã, thị trấn đều có diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Công tác quản lý đất đai được cụ thể như sau:

4.2.1.1. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Thực hiện chỉ thị 364/CP của chính phủ về việc lập hồ sơ địa giới hành chính, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành chuyên môn và địa phương xác định, cắm mốc địa giới hành chính đến từng xã theo đúng quy định. Đã hoàn thiện hồ sơ địa giới hành chính và được lưu giữ ở các cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện thạch thất, thành phố hà nội​ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)