Thực trạng hoạt động sử dụng đất nông nghiệp tại khu vực huyện Văn Lẵng

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm khi thu hồi đất nông nghiệp tại huyện văn lãng, tỉnh lạng sơn (Trang 54 - 59)

Văn Lãng

4.1.1. Các loại hình sử dụng đất chính và hệ thống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp

Huyện Văn Lãng với số lượng diện tích nông nghiệp khá lớn (52.155,4 ha) chính vì vậy nông nghiệp (NN) vẫn là ngành kinh tế chủ đạo trong chiến lược phát triển của huyện trong tương lai. Năm 2018 có 52.155,4 ha, chiếm 91,9% tổng diện tích tự nhiên, giảm 12,9 ha so với số liệu thống kê đất đai năm 2017, giảm 36,8 ha so với số liệu kiểm kê đất đai năm 2014. Đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (91,91%), tiếp đó là đất chuyên dùng (2,04%), đất ở chiếm 0,8% (diện tích đất đô thị 442,2 ha). Tuy nhiên, huyện có đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn với 78,4% (44.482,0 ha). Đất chưa sử dụng chiếm tỷ trọng khá 1.983,9 ha, chiếm 3,49%, chủ yếu là diện tích đất núi đá không có rừng cây (Bảng 5.1).

Bảng 4.1. Cơ cấu 3 loại đất chính tại huyện Văn Lãng

TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

(1) (2) (4) (5)

Tổng diện tích đất của đơn vị

hành chính (1+2+3) 56.741,3

1 Nhóm đất nông nghiệp 52.155,4 91,91

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 7.527,7 13,3 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 6.252,9 11,0 1.1.1.1 Đất trồng lúa 3.481,1 6,1 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 2.771,8 4,9

TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.274,8 2,2

1.2 Đất lâm nghiệp 44.482,0 78,4 1.2.1 Đất rừng sản xuất 36.593,9 64,5 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 7.888,1 13,9 1.2.3 Đất rừng đặc dụng - - 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 138,9 0,2 1.4 Đất nông nghiệp khác 6,8 0,01

2 Nhóm đất phi nông nghiệp 2.602,1 4,59

2.1 Đất ở 442,2 0,8

2.1.1 Đất ở tại nông thôn 426,1 0,8 2.1.2 Đất ở tại đô thị 16,1 0,03

2.2 Đất chuyên dùng 1.155,4 2,0

2.3 Đất cơ sở tôn giáo - - 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng 10,0 0,02 2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang

lễ, nhà hỏa táng 39,4 0,1 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 926,7 1,6 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng 20,8 0,04 2.8 Đất phi nông nghiệp khác 7,6 0,01

3 Nhóm đất chƣa sử dụng 1.983,9 3,49

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 13,5 0,02 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 5,4 0,01 3.3 Núi đá không có rừng cây 1.965,0 3,5

Đất nông nghiệp hiện đang có xu thế giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do trong những năm gần đây nhu cầu xây dựng tại khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn được mở rộng (tại các xã Tân Thanh, Tân Mỹ) kéo theo các công trình giao thông và xây dựng cơ bản cũng được mở rộng. Mặt khác, trong công cuộc công nghiệp hóa, nhu cầu diện tích đất để xây dựng và mở rộng các công trình của các xã trên địa bàn cũng được triển khai rộng khắp, nhất là các xã về đích thuộc chương trình nông thôn mới. Chính vì thế mà một phần lớn diện tích đất nông nghiệp phải chuyển sang đất chuyên dùng, đất giao thông và đất ở. Mặt khác, tiềm năng đất chưa sử dụng có thể khai thác và sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp ở huyện Văn Lãng chỉ còn rất hạn hẹp. Vì vậy, con đường để tăng tổng giá trị sản lượng nông nghiệp là đầu tư thâm canh, tăng vụ, ưu tiên mở rộng diện tích các loại cây trồng có giá trị, sớm hình thành các vùng chuyên canh như vùng lúa, vùng rau - màu, cây ăn quả, cay lâm nghiệp... từng bước chuyển nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, trong quá trình chuyển đất sản xuất nông nghiệp sang đất chuyên dùng và đất ở cần phải có quy hoạch, kế hoạch chi tiết nhằm sử dụng quỹ đất tiết kiệm và hiệu quả kinh tế cao.

Diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản ở huyện Văn Lãng chiếm 0,27% tổng diện tích đất NN; đất cây lâu năm chiếm 2,44%, chiếm tỷ trọng lớn nhất là đất lâm nghiệp 85,29% (đất rừng sản xuất chiếm 70,16%), còn lại là đất dành cho trồng trọt. Trong đất trồng trọt, đất trồng lúa, màu chiếm tỷ lệ lớn hơn với 6,67%), đất cây hàng năm khác chiếm 5,32% diện tích đất nông nghiệp (Bảng 5.2).

Bảng 4.2. Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2015

Loại đất Mã số Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích đất nông nghiệp 52.155,4 100,00

1. Đất sản xuất nông nghiệp SXN 7.527,7 14,43

a. Đất trồng cây hàng năm CHN 6.252,9 11,99

- Đất trồng lúa LUA 3.481,1 6,67

- Đất trồng cây hàng năm khác HNK 2.771,8 5,32

b. Đất trồng cây lâu năm CLN 1.274,8 2,44

2. Đất lâm nghiệp LNP 44.482,0 85,29

3. Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 138,9 0,27

4. Đất nông nghiệp khác NKH 6,8 0,01

Nguồn: phòng Tài nguyên Môi trường huyện Văn Lãng, 2018

Các mô hình sử dụng đất nông nghiệp điển hình khu vực nghiên cứu:

- Mô hình thứ nhất: Loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa

Loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa có diện tích lớn nhất 2.273,7 ha (chiếm 36,36%), đất trồng lúa còn lại có diện tích 1.207,4 ha (chiếm 19,31%), còn lại là đất trồng cây hàng năm khác 2.771,8 (chiếm 44,33%) trong tổng diện tích đất trồng trọt của huyện Văn Lãng. Loại hình sử dụng đất này được trồng trên hầu hết các đơn vị đất đai, bao gồm các loại đất như: đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Plinthic Acrisols), đất nâu vàng trên phù sa cổ và trên các loại địa hình vàn và thấp có khả năng tiêu thoát nước.

Hàng năm diện tích lúa lai chiếm trên 32% tổng diện tích cả năm và đạt tỷ lệ cao nhất vào năm 2016 (40,7% tổng diện tích). Diện tích lúa hàng hóa được mở rộng qua các năm. Năm 2015, diện tích lúa hàng hóa chiếm 12,9% tổng diện tích lúa cả năm và đạt cao nhất vào năm 2017 với tỷ lệ 23,6%. Lúa hàng hóa tuy năng suất không cao so với lúa thuần và lúa lai nhưng hiệu quả kinh tế cao hơn từ 1,3 - 1,5 lần. Việc mở rộng diện tích các giống lúa năng

suất, chất lượng cao vào sản xuất làm tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn huyện. Năm 2018, năng suất trung bình đạt 62 tạ/ha, sản lượng lúa đạt 28.179 tấn.

- Mô hình thứ hai: Loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa - 1 vụ màu

Loại hình sử dụng đất này có diện tích khá 628 ha, chiếm 10,04% diện tích đât trồng trọt. Có các công thức luân canh chủ yếu trong LHSDĐ 2 vụ lúa - 1 vụ màu, đó là: 2 lúa - ngô, 2 lúa - khoai tây, 2 lúa - đậu tương, 2 lúa - cà chua, 2 lúa - dưa chuột, 2 lúa - lạc... đang được áp dụng khá phổ biến trong huyện. LHSDĐ 2 vụ lúa - 1 vụ màu không tập trung thành vùng lớn, mà phân bố rải rác ở những vùng có điều kiện đất đai thuận lợi như: địa hình bằng phẳng, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, có hệ thống tưới tiêu nước chủ động và thuận tiện cho chăm sóc, bảo vệ. Tập trung chủ yếu trên các loại đất như: đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Plinthic acrisols), đất nâu vàng trên phù sa cổ.

- Mô hình thứ ba: Loại hình sử dụng đất lúa - màu

Theo các chủ trương phát triển của địa phương, cây lúa là cây lương thực chủ đạo, ngoài ra còn chú trọng nhiều trong phát triển các loại cây rau màu và cây hàng hóa, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao (rau cải ngồng, cải làn, bồ khai, ngọt cây). Là một trong những địa phương đã có sự biến chuyển khá trong việc thay đổi cơ cấu cây trồng để đạt thu nhập h n hợp cao trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Huyện Văn Lãng có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên các loại rau đậu đều thích hợp và trồng trên nhiều loại đất, trồng được quanh năm và có diện tích lớn nhất khoảng 2.850 ha (chiếm 45,58% diện tích trồng trọt của huyện). Bên cạnh đó đa số các loại rau lại có yêu cầu kỹ thuật canh tác đơn giản và quan trọng là không đòi hỏi mức độ đầu tư cao và nhanh thu hồi vốn nhờ vào thời gian sinh trưởng của các loại rau đậu thường ngắn.

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm khi thu hồi đất nông nghiệp tại huyện văn lãng, tỉnh lạng sơn (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)