Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm khi thu hồi đất nông nghiệp tại huyện văn lãng, tỉnh lạng sơn (Trang 52 - 54)

a. Về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

- Tổng diện tích gieo trồng năm 2018 toàn huyện đạt 5.989,90 ha. Trong đó: + Diện tích cây lương thực đạt 5.100,60 ha, tổng sản lượng lương thực có hạt ước tính đạt 22.148,5 tấn;

+ Cây có bột 146,80 ha; cây thực phẩm 407,90 ha; cây công nghiệp hàng năm 90,10 ha; cây công nghiệp hàng năm khác 244,50 ha.

Việc cung ứng vật tư nông nghiệp đã được đảm bảo, huyện đã cung ứng được khoảng 140,3 tấn giống; 900 tấn phân bón các loại phục vụ sản xuất.

- Về lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản phát triển tương đối ổn định. Trong đó: + Tổng đàn trâu có 9.530 con, đàn bò có 1.350 con, đàn lợn có 25.000 con, đàn gia cầm có 300.000 con;

+ Sản xuất thủy sản được duy trì ổn định, tổng diện tích nuôi cá nước ngọt ước thực hiện 106,00 ha; tình hình phát triển mô hình nuôi cá lồng của Hợp tác xã thủy sản Thác Xăng, xã Bắc La hiện nay có tổng số 30 lồng, sản lượng ước đạt 10,0 tấn.

- Diện tích trồng rừng mới năm 2018, đạt 415,20 ha; chăm sóc rừng trồng 1.024,30 ha; khoanh nuôi tái sinh rừng 1.930,00 ha; khoán bảo vệ rừng 2.000,00 ha; công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng được tăng cường.

b. Về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện hoạt động ổn định, tuy nhiên hầu hết có quy mô nhỏ, công nghệ chưa cao, năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp còn hạn chế; gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn để đầu tư nâng cấp thiết bị, cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm; một số doanh nghiệp đã có giải pháp xúc tiến thị trường tiêu thụ, góp

phần đáng kể làm tăng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Năm 2018, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá hiện hành) đạt 288,9 tỷ đồng. Một số sản phẩm chủ yếu như: Đá các loại đạt 264.219 m3

, quặng bô xít đạt 412.500 tấn, hạt mài đạt 6.400 tấn, điện thương phẩm 42,5 triệu Kwh.

c. Về thương mại - dịch vụ

Tình hình lưu thông hàng hóa trên địa bàn huyện cơ bản ổn định, không có biến động lớn về giá cả... gây ảnh hưởng đến đời sống nhân dân; cung cấp điện, nước phục vụ đời sống của người dân được đảm bảo. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ nội địa trên địa bàn đạt 575.450 triệu đồng. Hoạt động của các Ban Quản lý chợ Na Sầm, Hội Hoan, Hoàng Văn Thụ được thực hiện nghiêm túc về các khoản thu phí, lệ phí theo quy định.

Các dịch vụ ngân hàng, bưu điện, vận tải hành khách và hàng hóa cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Hoạt động kinh doanh bưu chính - viễn thông có hiệu quả, chất lượng phục vụ khách hàng của các dịch vụ điện thoại được duy trì. Công tác kiểm tra, kiểm soát phương tiện được đảm bảo; giá cước vận tải hàng hóa và hành khách không có biến động lớn.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 82 doanh nghiệp và 17 hợp tác xã, 5 cửa hàng xăng dầu, 02 cửa hàng gas và 5 cụm chợ xã, thị trấn, chợ biên giới; có trên 1.560 hộ kinh doanh. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cơ bản ổn định, chủ động quảng bá sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm khi thu hồi đất nông nghiệp tại huyện văn lãng, tỉnh lạng sơn (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)