Để thực hiện các nội dung nghiên cứu đưa ra, đề tài sử dụng một số các phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra tra xã hội học: Nghiên cứu đã lập bảng phiếu điều tra và tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân theo bảng câu hỏi nhằm thu thập các thông tin liên quan tới tình hình sản xuất, phương thức chăm sóc (làm đất, bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phương thức khai thác hoặc thu hoạch...). Nội dung phỏng vấn được thể hiện trong Phụ lục 2.
Lựa chọn số phiếu điều tra: Phương pháp phân lớp ngẫu nhiên, theo công thức tính cỡ mẫu nghiên cứu của Yamane (1973): n = N/(1 + N.e2
). Trong đó: n là cỡ mẫu, N là tổng thể mẫu, e là sai số tiêu chuẩn. Lựa chọn độ tin cậy 90% (e = 0,1).
Từ kết quả thu thập số liệu sơ cấp xác định diện tích các loại hình sử dụng đất chính và phân bố của chúng. Kết hợp kết quả điều tra và công thức tính mẫu cửa Yamane, nghiên cứu đã chọn ra 40 hộ gia đình (tương ứng với 40 phiếu điều tra), các hộ gia đình được lựa chọn đại diện cho từng khu vực
nghiên cứu, các phiếu điều tra gắn liền với mẫu đất phân tích. Với số lượng là 40 hộ, nghiên cứu đã lấy số mẫu đất đại diện để phân tích là 33 mẫu. Số lượng mẫu trong m i loại hình sử dụng đất (LHSDĐ) dựa trên quy mô diện tích và đặc điểm canh tác của từng khu vực.
+ Nhóm 1: Đất 2 vụ lúa (15 mẫu).
+ Nhóm 2: Đất 2 vụ lúa - 1 vụ màu (8 mẫu). + Nhóm 3: Đất chuyên rau màu (10 mẫu);
- Điều tra khảo sát thực địa: Điều tra khảo sát các khu vực lấy mẫu, khoảng cách đến nguồn tác động... thu thập các thông tin liên quan tới đề tài nghiên cứu. Đây là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng nhằm phát hiện những đặc điểm về mặt định tính và định lượng của các đối tượng cần nghiên cứu. Các tài liệu điều tra được là những thông tin quan trọng về đối tượng cần nghiên cứu và là căn cứ quan trọng để đề xuất những giải pháp khoa học hay giải pháp thực tiễn. Là phương pháp sử dụng bảng hỏi gồm nhiều câu hỏi thường dùng để khảo sát thực địa. Người ta thường áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp trong điều tra. Ở Việt Nam cũng có thể khảo sát thực địa bằng phỏng vấn qua điện thoại và điều tra qua thư, nhưng tỉ lệ hồi âm thường thấp;
- Phương pháp tham vấn chuyên gia: Đây là phương pháp nghiên cứu dựa vào sự tham khảo ý kiến của những người có hiểu biết hay có kinh nghiệm về vấn đề nghiên cứu. Trong phạm vi của đề tài này, phương pháp này đươc sử dụng để trình bày những ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất nông nghiệp đến môi trường tại huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng sơn;
- Phương pháp tổng hợp phân tích: Phân tích và tổng hợp tài liệu các công trình nghiên cứu trước đó; kết nối các thông tin để làm sáng tỏ những nội dung nghiên cứu. Việc tổng hợp chỉ được thực hiện trên những phân tích khoa học đối với những tài liệu có nguồn trích dẫn đáng tin cậy, các số liệu
khảo sát thực tế về KT-XH ảnh hưởng đến môi trường.