Phương pháp lấy mẫu và phân tích

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm khi thu hồi đất nông nghiệp tại huyện văn lãng, tỉnh lạng sơn (Trang 37 - 40)

Nghiên cứu tiến hành lấy mẫu đất tại khu vực nghiên cứu với số lượng từ 02 mẫu trở lên trên địa bàn một xã, thực hiện tại 03 xã trở lên. Sau đó tiến hành các bước phân tích mẫu, thu thập số liệu làm cơ sở đánh giá mức độ ảnh hưởng thông qua kết quả của các chỉ tiêu được phân tích.

- Phương pháp lấy mẫu: Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu theo TCVN 4046:1985 và TCVN 5297:1995 về chất lượng đất - lấy mẫu - yêu cầu chung. Lấy mẫu h n hợp, tầng mặt. Mẫu h n hợp: Mẫu được lấy h n hợp từ nhiều mẫu riêng biệt ban đầu thành mẫu chung đại diện cho một phạm vi đất được khảo sát.

Tùy theo hình dáng và địa hình mảnh đất lấy ít nhất 5 điểm phân bố đều trên toàn diện tích theo quy tắc lấy theo đường chéo, đường vuông góc hay đường dích dắc. Cần tránh lấy mẫu ở các vị trí đặc thù như nơi đổ phân, vôi hay những vị trí gần bờ và các vị trí quá trũng hay quá cao.

Cách lấy mẫu đất để phân tích:

Trên thửa đất chọn 5 điểm (4 góc và giữa thửa) để lấy mẫu đất, cào nhẹ loại bỏ lớp đất mặt, đào hố hình chữ nhật hoặc hình tròn sâu 30 cm, dùng dao sắn nhẹ đồng đều từ trên xuống (độ sâu 0 - 30cm), m i điểm lấy 0,2kg, trộn đều thành mẫu 1kg bỏ vào túi nilon. Có ghi rõ tên, địa chỉ, ngày lấy mẫu, đất trồng loại cây gì …

Thời điểm lấy mẫu, sau thu hoạch mùa vụ hoặc sau khi bón phân 20 - 30 ngày (Không lấy mẫu đất nơi thường xuyên bón phân).

Các mẫu ban đầu được thu gom lại thành một h n hợp chung có khối lượng ít nhất 1 kg. Từ mẫu h n hợp chung, chọn thành mẫu h n hợp trung bình bằng cách băm nhỏ đất trộn đều và loại bỏ bớt mẫu theo nguyên tắc đường chéo góc. Mẫu h n hợp trung bình có khối lượng khoảng 0,5 kg. Các mẫu

đất được cho vào túi nhựa ghi ký hiệu mẫu và có phiếu ghi mẫu, độ sâu, địa điểm, ngày và người lấy mẫu.

Bảng 2.1. Tọa độ và vị trí lấy mẫu đất khu vực nghiên cứu

TT Số

mẫu

Địa điểm

(xã) LHSDĐ Kinh độ Vĩ độ

1 TD 1 Tân Mỹ Lúa - Lúa - Ngô 106º 38’ 31" 21º 41' 28" 2 TD 2 Tân Mỹ Lúa - Lúa - Đậu tương 106º 37' 44" 21º 34' 51" 3 TD 3 Tân Mỹ Ngô - Đậu tương - Lạc 106º 36' 19" 21º 48' 11" 4 TD 4 Tân Mỹ Ngô - Đậu tương - Lạc 106º 35' 16" 21º 37' 49" 5 TD 5 Tân Mỹ Chuyên lúa 106º 36' 44" 21º 24' 10" 6 TD 6 Na Sầm Lạc - Lạc - Khoai Tây 106º 35' 03" 22º 5' 01" 7 TD 7 Na Sầm Lạc - Lạc - Khoai Tây 106º 24' 52" 22º 7' 57" 8 TD 8 Na Sầm Chuyên lúa 106º 14' 16" 22º 4' 49" 9 TD 9 Na Sầm Lạc - Lạc - Khoai Tây 106º 54' 44" 22º 14 10" 10 TD 10 Na Sầm Lạc - Ngô - Khoai tây 106º 45' 17" 22º 6' 43" 11 TD 11 Na Sầm Lúa - Lúa - Khoai lang 106º 25' 46" 22º 6' 54" 12 TD 12 Na Sầm Lạc - Lạc - Khoai Tây 106º 16' 04" 22º 9' 23" 13 TD 13 Na Sầm Chuyên lúa 106º 39' 48" 22º 4' 34" 14 TD 14 Trùng Quán Chuyên lúa 106º 34' 26" 22º 16' 03" 15 TD 15 Trùng Quán Chuyên lúa 106º 24' 28" 22º 7' 09" 16 TD 16 Trùng Quán Rau-Hành-Đậu tương 106º 46' 26" 22º 27' 16" 17 TD 17 Trùng Quán Lúa - Lúa - Bắp cải 106º 33' 32" 22º 35' 32" 18 TD 18 Trùng Quán Lúa - Lúa - Khoai lang 106º 52' 13" 22º 8' 58" 19 TD 19 Tân Lang Chuyên Lúa 106º 33' 29" 22º 6' 14" 20 TD 20 Tân Lang Chuyên Lúa 106º 35' 43" 22º 3' 36" 21 TD 21 Tân Lang Chuyên Lúa 106º 39' 23" 22º 9' 48" 22 TD 22 Tân Lang Chuyên Lúa 106º 32' 16" 22º 12' 27" 23 TD 23 Tân Lang Lúa - Lúa - Khoai Tây 106º 48' 19" 22º 16' 13" 24 TD 24 Tân Lang Chuyên Lúa 106º 21' 19" 22º 24' 35"

TT Số mẫu

Địa điểm

(xã) LHSDĐ Kinh độ Vĩ độ

25 TD 25 Trùng Quán Chuyên Lúa 106º 41' 21" 22º 5' 51" 26 TD 26 Trùng Quán Chuyên Lúa 106º 19' 04" 22º 4' 59" 27 TD 27 Trùng Quán Chuyên Lúa 106º 31' 09" 22º 6' 08" 28 TD 28 Tân Mỹ Chuyên Lúa 106º 39' 46" 21º 58' 50" 29 TD 29 Tân Mỹ Chuyên Lúa 106º 38' 40" 21º 43' 18" 30 TD 30 Tân Mỹ Ngô - Đậu tương - Lạc 106º 38' 46" 21º 35' 48" 31 TD 31 Tân Lang Ngô - Đậu tương - Lạc 106º 2' 29" 22º 5' 27" 32 TD 32 Tân Lang Lúa - Lúa - Bắp cải 106º 2' 25" 22º 5' 42" 33 TD 33 Tân Lang Lạc - Ngô 105º 2' 38" 22º 5' 48"

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Văn Lãng, 2018

- Phương pháp phân tích: Các phương pháp này được sử dụng để phân tích các chỉ tiêu phục vụ cho việc đánh giá chất lượng môi trường đất, các phương pháp này bao gồm:

+ pHH2O: Tỷ lệ đất/ H2O: 1/2,5; xác định bằng pH met, điện cực thủy tinh trong huyền phù;

+ pHKCl: Tỷ lệ đất/ KCl (1N): 1/2,5; xác định bằng pH met điện cực thủy tinh trong huyền phù;

+ OM (%): Phương pháp Walklay - Black, tác động chất hữu cơ với dung dịch K2Cr2O7 1N tại nhiệt độ hoà tan H2SO2 đậm đặc vào dung dịch K2Cr2O7 1N, chuẩn độ lượng dư K2Cr2O7 bằng dung dịch muối Mhor 0,5 M với chỉ thị màu Acid Nphenylantranilic (0,1 g và 0,1 g Na2CO3 trong 100 ml nước); + Đạm tổng số (N%): Phương pháp Kjeldhal, phá huỷ mẫu bằng H2SO4 đậm đặc với h n hợp xúc tác (K2SO4: CuSO4: Se = 100: 10: 1), chuyển N hữu cơ về dạng (NH4)2SO4, cho kiềm 40% tác động chuyển về dạng NH3 và được thu vào dung dịch H3BO3, chuẩn độ với Acid tiêu chuẩn (HCl 0,01 M, hoặc H2SO4 0,01 N);

+ Lân tổng số (P2O5%): Sử dụng H2SO4 và HClO4 đậm đặc phân huỷ và hoà tan các hợp chất phôtpho trong đất, xác định hàm lượng Lân bằng

phương pháp trắc quang với h n hợp khử tạo màu (sử dụng Antimoan Tartrrat);

+ Kali tổng số (K2O%): Phân hủy hoà tan mẫu bằng H2SO4 và HClO4

đậm đặc, xác định hàm lượng kali bằng quang kế ngọn lửa.

+ Lân dễ tiêu (P2O5 mg/100 g): Phương pháp Bray II, Lân được chiết bằng h n hợp HCl 0,1 M và NH4F 0,03 M với tỷ lệ đất/dung môi là 1/7. Lân trong dung dịch được xác định bằng so màu xanh Molipden khi cho tác dụng với AmonMolipdat và AcidAscorbic làm chất khử;

+ Kali dễ tiêu (K2O mg/100 g): Sử dụng dung dịch chiết AmonAcetat 1 M (pH = 7) với tỷ lệ đất/dung dịch bằng 1/10, xác định hàm lượng kali trong dung dịch bằng quang kế ngọn lửa;

+ Ca, Mg trao đổi (ldl/100 g): Sử dụng trao đổi AcetatAmon 1 M (pH = 7) với tỷ lệ đất/dung dịch bằng 1/10, bằng quang phổ hấp phụ nguyên tử;

+ Na trao đổi (ldl/100 g): Sử dụng trao đổi AcetatAmon 1 M (pH = 7) với tỷ lệ đất/dung dịch bằng 1/10, xác định Na bằng quang phổ hấp phụ nguyên tử;

+ CEC (ldl/100 g, dung tích hấp thu hay khả năng trao đổi Cation): Được xác định theo phương pháp Amonniacetat. Dùng Amonniacetat 1 M làm bão hoà dung tích hấp thụ trao đổi Cation của đất, sau đó cation NH4 đã hấp phụ được trao đổi bằng cation K+ (KCl 0,1 N), xác định NH4+ bằng phương pháp Kjeldhal;

+ BS (độ no Bazơ %): Tính từ tổng cation kiềm trao đổi và CEC, BS (%) = (Ca + Mg + K + Na)*100/CEC;

+ Các kim loại (Cu, Zn, Pb, Cd tổng số): Công phá bằng HNO3, HCl, xác định bằng Quang phổ hấp phụ nguyên tử.

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm khi thu hồi đất nông nghiệp tại huyện văn lãng, tỉnh lạng sơn (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)