Đánh giá ảnh hưởng hoạt động sản xuất nông nghiệp đến môi trường đất

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm khi thu hồi đất nông nghiệp tại huyện văn lãng, tỉnh lạng sơn (Trang 34)

- Hiện trạng môi trường đất của một số loại hình sử dụng đất chính. - Hoạt động quản lý sử dụng đất cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.

2.3.2. Đánh giá thực trạng hoạt động sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật vật

- Thực trạng sử dụng phân bón trên một số mô hình sản xuất nông nghiệp.

- Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên một số mô hình sản xuất nông nghiệp.

2.3.3. Đánh giá ảnh hưởng hoạt động sản xuất nông nghiệp đến môi trường đất đất

Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất nông nghiệp đến môi trường đất.

2.3.4. Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp

- Giải pháp thể chế, chính sách. - Giải pháp kỹ thuật canh tác. - Giải pháp kinh tế xã hội.

Nguồn cung cấp phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện Văn Lãng:

Tại địa bàn huyện Văn Lãng có Trung tâm dịch vụ nông nghiệp trực thuộc Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, là nguồn cung cấp chính về phân bón, hóa chất BVTV cho nhân dân trong địa bàn, thông qua các cửa hàng, chi nhánh tại thị trấn Na Sầm, Chợ xã Hội Hoan, Chợ xã Hoàng Văn Thụ, Chợ Na Hình xã Thụy Hùng, Cửa hàng Lũng Vài xã Trùng Quán,… Ngoài ra còn nguồn cung ứng của các Cửa hàng tư nhân như: Cửa hàng dịch vụ nông nghiệp Tám Xuyên, Toàn Kim, Dũng Dim, Minh Hường, Vũ Việt, … nằm rải rác trên địa bàn các xã trong huyện.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Nghiên cứu kế thừa các số liệu thứ cấp để phân tích, đánh giá từ đó đưa ra kết quả sát với thực tế nghiên cứu. Cụ thể, nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu thứ cấp từ các công trình nghiên cứu, các báo cáo, bài báo khoa học và các số liệu thống kê sẵn có từ các cơ quan chức năng như từ Chi cục Thống kê huyện Văn Lãng, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn, UBND huyện Văn Lãng...

Ngoài ra, các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Văn Lãng, tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của khu vực nghiên cứu, các báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện của các ngành, lĩnh vực chuyên môn gần đây cấp xã và huyện được thu thập.

2.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Để thực hiện các nội dung nghiên cứu đưa ra, đề tài sử dụng một số các phương pháp sau:

- Phương pháp điều tra tra xã hội học: Nghiên cứu đã lập bảng phiếu điều tra và tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân theo bảng câu hỏi nhằm thu thập các thông tin liên quan tới tình hình sản xuất, phương thức chăm sóc (làm đất, bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phương thức khai thác hoặc thu hoạch...). Nội dung phỏng vấn được thể hiện trong Phụ lục 2.

Lựa chọn số phiếu điều tra: Phương pháp phân lớp ngẫu nhiên, theo công thức tính cỡ mẫu nghiên cứu của Yamane (1973): n = N/(1 + N.e2

). Trong đó: n là cỡ mẫu, N là tổng thể mẫu, e là sai số tiêu chuẩn. Lựa chọn độ tin cậy 90% (e = 0,1).

Từ kết quả thu thập số liệu sơ cấp xác định diện tích các loại hình sử dụng đất chính và phân bố của chúng. Kết hợp kết quả điều tra và công thức tính mẫu cửa Yamane, nghiên cứu đã chọn ra 40 hộ gia đình (tương ứng với 40 phiếu điều tra), các hộ gia đình được lựa chọn đại diện cho từng khu vực

nghiên cứu, các phiếu điều tra gắn liền với mẫu đất phân tích. Với số lượng là 40 hộ, nghiên cứu đã lấy số mẫu đất đại diện để phân tích là 33 mẫu. Số lượng mẫu trong m i loại hình sử dụng đất (LHSDĐ) dựa trên quy mô diện tích và đặc điểm canh tác của từng khu vực.

+ Nhóm 1: Đất 2 vụ lúa (15 mẫu).

+ Nhóm 2: Đất 2 vụ lúa - 1 vụ màu (8 mẫu). + Nhóm 3: Đất chuyên rau màu (10 mẫu);

- Điều tra khảo sát thực địa: Điều tra khảo sát các khu vực lấy mẫu, khoảng cách đến nguồn tác động... thu thập các thông tin liên quan tới đề tài nghiên cứu. Đây là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng nhằm phát hiện những đặc điểm về mặt định tính và định lượng của các đối tượng cần nghiên cứu. Các tài liệu điều tra được là những thông tin quan trọng về đối tượng cần nghiên cứu và là căn cứ quan trọng để đề xuất những giải pháp khoa học hay giải pháp thực tiễn. Là phương pháp sử dụng bảng hỏi gồm nhiều câu hỏi thường dùng để khảo sát thực địa. Người ta thường áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp trong điều tra. Ở Việt Nam cũng có thể khảo sát thực địa bằng phỏng vấn qua điện thoại và điều tra qua thư, nhưng tỉ lệ hồi âm thường thấp;

- Phương pháp tham vấn chuyên gia: Đây là phương pháp nghiên cứu dựa vào sự tham khảo ý kiến của những người có hiểu biết hay có kinh nghiệm về vấn đề nghiên cứu. Trong phạm vi của đề tài này, phương pháp này đươc sử dụng để trình bày những ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất nông nghiệp đến môi trường tại huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng sơn;

- Phương pháp tổng hợp phân tích: Phân tích và tổng hợp tài liệu các công trình nghiên cứu trước đó; kết nối các thông tin để làm sáng tỏ những nội dung nghiên cứu. Việc tổng hợp chỉ được thực hiện trên những phân tích khoa học đối với những tài liệu có nguồn trích dẫn đáng tin cậy, các số liệu

khảo sát thực tế về KT-XH ảnh hưởng đến môi trường.

2.4.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích

Nghiên cứu tiến hành lấy mẫu đất tại khu vực nghiên cứu với số lượng từ 02 mẫu trở lên trên địa bàn một xã, thực hiện tại 03 xã trở lên. Sau đó tiến hành các bước phân tích mẫu, thu thập số liệu làm cơ sở đánh giá mức độ ảnh hưởng thông qua kết quả của các chỉ tiêu được phân tích.

- Phương pháp lấy mẫu: Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu theo TCVN 4046:1985 và TCVN 5297:1995 về chất lượng đất - lấy mẫu - yêu cầu chung. Lấy mẫu h n hợp, tầng mặt. Mẫu h n hợp: Mẫu được lấy h n hợp từ nhiều mẫu riêng biệt ban đầu thành mẫu chung đại diện cho một phạm vi đất được khảo sát.

Tùy theo hình dáng và địa hình mảnh đất lấy ít nhất 5 điểm phân bố đều trên toàn diện tích theo quy tắc lấy theo đường chéo, đường vuông góc hay đường dích dắc. Cần tránh lấy mẫu ở các vị trí đặc thù như nơi đổ phân, vôi hay những vị trí gần bờ và các vị trí quá trũng hay quá cao.

Cách lấy mẫu đất để phân tích:

Trên thửa đất chọn 5 điểm (4 góc và giữa thửa) để lấy mẫu đất, cào nhẹ loại bỏ lớp đất mặt, đào hố hình chữ nhật hoặc hình tròn sâu 30 cm, dùng dao sắn nhẹ đồng đều từ trên xuống (độ sâu 0 - 30cm), m i điểm lấy 0,2kg, trộn đều thành mẫu 1kg bỏ vào túi nilon. Có ghi rõ tên, địa chỉ, ngày lấy mẫu, đất trồng loại cây gì …

Thời điểm lấy mẫu, sau thu hoạch mùa vụ hoặc sau khi bón phân 20 - 30 ngày (Không lấy mẫu đất nơi thường xuyên bón phân).

Các mẫu ban đầu được thu gom lại thành một h n hợp chung có khối lượng ít nhất 1 kg. Từ mẫu h n hợp chung, chọn thành mẫu h n hợp trung bình bằng cách băm nhỏ đất trộn đều và loại bỏ bớt mẫu theo nguyên tắc đường chéo góc. Mẫu h n hợp trung bình có khối lượng khoảng 0,5 kg. Các mẫu

đất được cho vào túi nhựa ghi ký hiệu mẫu và có phiếu ghi mẫu, độ sâu, địa điểm, ngày và người lấy mẫu.

Bảng 2.1. Tọa độ và vị trí lấy mẫu đất khu vực nghiên cứu

TT Số

mẫu

Địa điểm

(xã) LHSDĐ Kinh độ Vĩ độ

1 TD 1 Tân Mỹ Lúa - Lúa - Ngô 106º 38’ 31" 21º 41' 28" 2 TD 2 Tân Mỹ Lúa - Lúa - Đậu tương 106º 37' 44" 21º 34' 51" 3 TD 3 Tân Mỹ Ngô - Đậu tương - Lạc 106º 36' 19" 21º 48' 11" 4 TD 4 Tân Mỹ Ngô - Đậu tương - Lạc 106º 35' 16" 21º 37' 49" 5 TD 5 Tân Mỹ Chuyên lúa 106º 36' 44" 21º 24' 10" 6 TD 6 Na Sầm Lạc - Lạc - Khoai Tây 106º 35' 03" 22º 5' 01" 7 TD 7 Na Sầm Lạc - Lạc - Khoai Tây 106º 24' 52" 22º 7' 57" 8 TD 8 Na Sầm Chuyên lúa 106º 14' 16" 22º 4' 49" 9 TD 9 Na Sầm Lạc - Lạc - Khoai Tây 106º 54' 44" 22º 14 10" 10 TD 10 Na Sầm Lạc - Ngô - Khoai tây 106º 45' 17" 22º 6' 43" 11 TD 11 Na Sầm Lúa - Lúa - Khoai lang 106º 25' 46" 22º 6' 54" 12 TD 12 Na Sầm Lạc - Lạc - Khoai Tây 106º 16' 04" 22º 9' 23" 13 TD 13 Na Sầm Chuyên lúa 106º 39' 48" 22º 4' 34" 14 TD 14 Trùng Quán Chuyên lúa 106º 34' 26" 22º 16' 03" 15 TD 15 Trùng Quán Chuyên lúa 106º 24' 28" 22º 7' 09" 16 TD 16 Trùng Quán Rau-Hành-Đậu tương 106º 46' 26" 22º 27' 16" 17 TD 17 Trùng Quán Lúa - Lúa - Bắp cải 106º 33' 32" 22º 35' 32" 18 TD 18 Trùng Quán Lúa - Lúa - Khoai lang 106º 52' 13" 22º 8' 58" 19 TD 19 Tân Lang Chuyên Lúa 106º 33' 29" 22º 6' 14" 20 TD 20 Tân Lang Chuyên Lúa 106º 35' 43" 22º 3' 36" 21 TD 21 Tân Lang Chuyên Lúa 106º 39' 23" 22º 9' 48" 22 TD 22 Tân Lang Chuyên Lúa 106º 32' 16" 22º 12' 27" 23 TD 23 Tân Lang Lúa - Lúa - Khoai Tây 106º 48' 19" 22º 16' 13" 24 TD 24 Tân Lang Chuyên Lúa 106º 21' 19" 22º 24' 35"

TT Số mẫu

Địa điểm

(xã) LHSDĐ Kinh độ Vĩ độ

25 TD 25 Trùng Quán Chuyên Lúa 106º 41' 21" 22º 5' 51" 26 TD 26 Trùng Quán Chuyên Lúa 106º 19' 04" 22º 4' 59" 27 TD 27 Trùng Quán Chuyên Lúa 106º 31' 09" 22º 6' 08" 28 TD 28 Tân Mỹ Chuyên Lúa 106º 39' 46" 21º 58' 50" 29 TD 29 Tân Mỹ Chuyên Lúa 106º 38' 40" 21º 43' 18" 30 TD 30 Tân Mỹ Ngô - Đậu tương - Lạc 106º 38' 46" 21º 35' 48" 31 TD 31 Tân Lang Ngô - Đậu tương - Lạc 106º 2' 29" 22º 5' 27" 32 TD 32 Tân Lang Lúa - Lúa - Bắp cải 106º 2' 25" 22º 5' 42" 33 TD 33 Tân Lang Lạc - Ngô 105º 2' 38" 22º 5' 48"

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Văn Lãng, 2018

- Phương pháp phân tích: Các phương pháp này được sử dụng để phân tích các chỉ tiêu phục vụ cho việc đánh giá chất lượng môi trường đất, các phương pháp này bao gồm:

+ pHH2O: Tỷ lệ đất/ H2O: 1/2,5; xác định bằng pH met, điện cực thủy tinh trong huyền phù;

+ pHKCl: Tỷ lệ đất/ KCl (1N): 1/2,5; xác định bằng pH met điện cực thủy tinh trong huyền phù;

+ OM (%): Phương pháp Walklay - Black, tác động chất hữu cơ với dung dịch K2Cr2O7 1N tại nhiệt độ hoà tan H2SO2 đậm đặc vào dung dịch K2Cr2O7 1N, chuẩn độ lượng dư K2Cr2O7 bằng dung dịch muối Mhor 0,5 M với chỉ thị màu Acid Nphenylantranilic (0,1 g và 0,1 g Na2CO3 trong 100 ml nước); + Đạm tổng số (N%): Phương pháp Kjeldhal, phá huỷ mẫu bằng H2SO4 đậm đặc với h n hợp xúc tác (K2SO4: CuSO4: Se = 100: 10: 1), chuyển N hữu cơ về dạng (NH4)2SO4, cho kiềm 40% tác động chuyển về dạng NH3 và được thu vào dung dịch H3BO3, chuẩn độ với Acid tiêu chuẩn (HCl 0,01 M, hoặc H2SO4 0,01 N);

+ Lân tổng số (P2O5%): Sử dụng H2SO4 và HClO4 đậm đặc phân huỷ và hoà tan các hợp chất phôtpho trong đất, xác định hàm lượng Lân bằng

phương pháp trắc quang với h n hợp khử tạo màu (sử dụng Antimoan Tartrrat);

+ Kali tổng số (K2O%): Phân hủy hoà tan mẫu bằng H2SO4 và HClO4

đậm đặc, xác định hàm lượng kali bằng quang kế ngọn lửa.

+ Lân dễ tiêu (P2O5 mg/100 g): Phương pháp Bray II, Lân được chiết bằng h n hợp HCl 0,1 M và NH4F 0,03 M với tỷ lệ đất/dung môi là 1/7. Lân trong dung dịch được xác định bằng so màu xanh Molipden khi cho tác dụng với AmonMolipdat và AcidAscorbic làm chất khử;

+ Kali dễ tiêu (K2O mg/100 g): Sử dụng dung dịch chiết AmonAcetat 1 M (pH = 7) với tỷ lệ đất/dung dịch bằng 1/10, xác định hàm lượng kali trong dung dịch bằng quang kế ngọn lửa;

+ Ca, Mg trao đổi (ldl/100 g): Sử dụng trao đổi AcetatAmon 1 M (pH = 7) với tỷ lệ đất/dung dịch bằng 1/10, bằng quang phổ hấp phụ nguyên tử;

+ Na trao đổi (ldl/100 g): Sử dụng trao đổi AcetatAmon 1 M (pH = 7) với tỷ lệ đất/dung dịch bằng 1/10, xác định Na bằng quang phổ hấp phụ nguyên tử;

+ CEC (ldl/100 g, dung tích hấp thu hay khả năng trao đổi Cation): Được xác định theo phương pháp Amonniacetat. Dùng Amonniacetat 1 M làm bão hoà dung tích hấp thụ trao đổi Cation của đất, sau đó cation NH4 đã hấp phụ được trao đổi bằng cation K+ (KCl 0,1 N), xác định NH4+ bằng phương pháp Kjeldhal;

+ BS (độ no Bazơ %): Tính từ tổng cation kiềm trao đổi và CEC, BS (%) = (Ca + Mg + K + Na)*100/CEC;

+ Các kim loại (Cu, Zn, Pb, Cd tổng số): Công phá bằng HNO3, HCl, xác định bằng Quang phổ hấp phụ nguyên tử.

2.4.4. Phương pháp so sánh

- Các kết quả sẽ so sánh với QCVN 03 : 2015/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.

- Tiến hành so sánh một số chỉ tiêu dinh dưỡng đất theo Phụ lục 1: Thang đánh giá một số chỉ tiêu dinh dưỡng đất.

mặt của một số loại đất được quy định tại Bảng 3.2.

Bảng 2.2. Giới hạn hàm lƣợng tổng số của một số kim loại nặng trong một số loại đất QCVN 03: 2015/BTNMT Đơn vị tính: mg/kg đất khô Thông số Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất dân sinh Đất thƣơng mại Đất công nghiệp Asen 15 20 15 25 20 Cadimi (Cd) 1,5 3 2 10 5 Đồng (Cu) 100 150 100 300 200 Chì (Pb) 70 100 70 300 300 Kẽm (Zn) 200 200 200 300 300 Nguồn: QCVN 03: 2015/BTNMT 2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu

- Các số liệu điều tra, thu thập được tổng hợp và xử lý thống kê bằng phần mềm Excel 2010. Kết quả được trình bày bằng bảng số liệu, biểu đồ. Khi đã có các dữ liệu trên, sẽ tiến hành sử dụng phương pháp sử lý số liệu, được tổng hợp và xử lý thống kê bằng phần mềm Excel 2010.

Chƣơng 3

ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI 3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Hình 3.1. Vị trí địa lý huyện Văn Lãng

Văn Lãng là huyện miền núi biên giới nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Lạng Sơn, cách Thành phố Lạng Sơn 30 km. Huyện có 01 thị trấn là Na Sầm và 19 xã gồm: An Hùng, Bắc La, Gia Miễn, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Việt, Hội Hoan, Hồng Thái, Nam La, Nhạc Kỳ, Tân Lang, Tân Mỹ, Tân Tác, Tân Thanh, Tân Việt, Thành Hòa, Thanh Long, Thụy Hùng, Trùng Khánh, Trùng Quán. Với vị trí địa lý của huyện như sau:

- Phía Nam giáp với huyện Cao Lộc và huyện Văn Quan; - Phía Đông giáp với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa; - Phía Tây giáp với huyện Bình Gia.

Huyện Văn Lãng có tổng diện tích tự nhiên là 56.741,34 ha. Huyện Văn Lãng có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trong công tác bảo vệ an ninh quốc phòng Quốc gia với đường biên giới với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trải dài 36 km qua 5 xã trên địa bàn huyện (Trùng Khánh, Thụy Hùng, Thanh Long, Tân Thanh và Tân Mỹ). Ngoài ra, có nhiều đường bộ, đường mòn thông thương với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đặc biệt có các cửa khẩu như Cửa khẩu Tân Thanh (xã Tân Thanh), Cửa khẩu Cốc Nam (xã Tân Mỹ), cặp chợ khu vực Nà Hình (xã Thụy Hùng).

Với vị trí địa lý như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Văn Lãng trong

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm khi thu hồi đất nông nghiệp tại huyện văn lãng, tỉnh lạng sơn (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)