Nói chuyện sức khỏe

Một phần của tài liệu quyet-dinh-3822-tai-lieu-truyen-thong-phong-chong-covid-19-trong-truong-hoc_f79cb5084a (Trang 88 - 89)

I. Tình hình chung

2. Nói chuyện sức khỏe

2.1. Chọn đối tượng cho buổi nói chuyện

- Buổi nói chuyện có thể trình bày trước một đám đông, một cuộc họp sinh hoạt câu lạc bộ, trong buổi mít tinh, chào cờ đầu tuần,...

- Người nghe có thể cùng một đối tượng (học sinh) hoặc nhiều đối tượng (học sinh, giáo viên, cha mẹ học sinh).

- Tùy theo đối tượng mà chọn chủ đề hoặc tùy theo chủ đề mà mọi đối tượng cho thích hợp, thiết thực.

2.2. Chuẩn bị cho buổi nói chuyện.

- Người nói chuyện cần tìm hiểu rõ chủ đề định trình bày.

- Chuẩn bị sẵn sàng đề cương của buổi nói chuyện (lúc nào thuyết trình, lúc nào hỏi đáp hoặc yêu cầu thảo luận, trao đổi ý kiến...).

- Sưu tầm các phương tiện truyền thông phù hợp như áp phích, tranh ảnh, vật mẫu, băng hình minh hoạ...

- Chuẩn bị địa điểm, thời gian và thông báo trước cho người nghe.

2.3. Cách tiến hành buổi nói chuyện.

- Chào hỏi và giới thiệu.

- Giới thiệu chủ đề nói rõ lợi ích, tầm quan trọng và sự cần thiết.

- Tìm hiểu xem mọi người đã biết và làm gì về vấn đề này. Khen ngợi động viên những điều tốt và những việc đã làm được. Nêu lên những điều chưa làm đúng và tác hại của nó. Tìm hiểu lý do chưa làm được tốt.

- Mô tả những điều nên làm, sử dụng tranh ảnh, vật mẫu để minh hoạ nếu cần.Thảo luận về những khó khăn khi thực hiện những hành vi mới và tìm cách giải quyết. Đưa ra những ví dụ gần gũi cụ thể với đối tượng, với nhà trường và cộng đồng.

- Sử dụng từ ngữ, câu hỏi đơn giản, dễ hiểu. Nói rõ ràng đủ to dễ nghe. - Kiểm tra xem mọi người có hiểu đúng những điều bạn nói không và giải đáp thắc mắc nếu có.

18

PHẦN II

CHĂM SÓC, GIÁO DỤC SỨC KHỎE HỌC SINH

Chuyên đề 6

DINH DƯỠNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM

Một phần của tài liệu quyet-dinh-3822-tai-lieu-truyen-thong-phong-chong-covid-19-trong-truong-hoc_f79cb5084a (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)