CÁC BỆNH RĂNG MIỆNG THƯỜNG GẶP Ở HỌC SINH

Một phần của tài liệu quyet-dinh-3822-tai-lieu-truyen-thong-phong-chong-covid-19-trong-truong-hoc_f79cb5084a (Trang 103 - 104)

- Học sinh từ 6 tuổi đến 18 tuổi: ít nhất 02 lần/năm học

3. CÁC BỆNH RĂNG MIỆNG THƯỜNG GẶP Ở HỌC SINH

3.1. Hướng dẫn phát hiện các bệnh răng miệng thường gặp ở học sinh

3.1.1. Sâu răng:

- Ban đầu, răng đổi màu, lỗsâu răng chưa có và sự ê buốt do ăn thức ăn

nóng hoặc lạnh chưa xảy ra. Sau một thời gian, răng bắt đầu chuyển màu sang nâu rồi đen. Lỗ sâu xuất hiện khiến trẻ cảm thấy khó chịu khi thức ăn mắc vào lỗ sâu, cảm thấy ê buốt răng khi ăn đồ nóng, lạnh và đau khi thức ăn mắc vào.

33

- Nếu không được điều trị kịp thời, mức độ đau răng sẽ ngày càng gia

tăng, lúc này tủy răng đã bị viêm. Ngoài ra, răng bị sâu thường hôi miệng dù trẻ vẫn súc miệng thường xuyên.

3.1.2. Viêm li và viêm quanh răng:

Bệnh gặp ở cả hàm răng sữa và răng vĩnh viễn với tỷ lệ rất cao, gồm 2 bệnh chính là viêm lợi và viêm quanh răng.

Những dấu hiệu thường gặp của viêm lợi và viêm quanh răng: Lợi sưng đỏ, dễ chảy máu. Đau răng, đau lợi. Hơi thở có mùi khó chịu. Đau răng khi nhai thức ăn. Răng bị lung lay. Có cao răng tích tụ lại ở gần chân răng.

Bệnh viêm lợi và viêm quanh răng diễn biến từ nhẹ tới nặng. Ởgiai đoạn

đầu, bệnh tiến triển lặng lẽ, người nhiễm bệnh hầu như không xuất hiện triệu chứng, chỉ tới giai đoạn cuối, khi viêm lợi và viêm quanh răng gây nên những tổn thương khó có thể được phục hồi, người bệnh mới cảm thấy những triệu chứng rõ rệt.

3.2. Phòng, chống các bệnh răng miệng thường gặp ở học sinh

3.2.1. Phòng, chng bnh sâu răng

- Giáo dục vệ sinh răng miệng: Giáo dục cho trẻ ngay từ lứa tuổi mẫu giáo tạo thành thói quen chải răng sau khi ăn và chải răng đúng cách. Chải răng

ít nhất ngày 2 lần, buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, dùng chỉtơ nha hoa

làm sạch các kẽ răng.

- Hạn chế ăn đường, ăn vặt giữa các bữa ăn.

- Phòng chống sâu răng bằng Fluor: Sử dụng nước uống, muối ăn, kem đánh răng hay nước súc miệng có chứa Fluor. Phối hợp với y tế cơ sở thường xuyên kiểm tra nguồn nước ăn, nước uống nếu độ tập trung Fluor thấp thì bổ sung Fluor để làm men răng chắc khoẻ như dùng muối có chứa Fluor, Fluor

hoá nước ăn…

- Theo dõi, phát hiện sớm các yếu tốnguy cơ, tổn thương răng miệng và có biện pháp dự phòng bệnh sâu răng phù hợp.

3.2.2. Phòng, chng bnh viêm lợi và viêm quanh răng

- Chải răng đúng cách để loại bỏ mảng bám.

- Phối hợp cơ sở y tếchuyên khoa răng: tổ chức khám răng cho học sinh, xửtrí và điều trị sớm các trường hợp viêm lợi, tránh biến chứng gây viêm quanh

răng và gây mất răng.

4. CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN Ở HỌC SINH 4.1. Hướng dẫn phát hiện các vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh

Một phần của tài liệu quyet-dinh-3822-tai-lieu-truyen-thong-phong-chong-covid-19-trong-truong-hoc_f79cb5084a (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)