BỆNH SỞ I RUBELLA

Một phần của tài liệu quyet-dinh-3822-tai-lieu-truyen-thong-phong-chong-covid-19-trong-truong-hoc_f79cb5084a (Trang 110)

II. Thông tin về SKTT học sinh:

6. BỆNH SỞ I RUBELLA

6.1. Hướng dẫn phát hiện sớm bệnh sởi - rubella ở học sinh

6.1.1. Đặc điểm - biểu hiện của bệnh

- Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra. Biểu hiện của bệnh bao gồm: sốt, phát ban và viêm long đường hô hấp, xuất hiện các hạt nhỏ màu trắng (Koplik) ở niêm mạc miệng. Bệnh sởi rất dễ lây lan và thường gây thành dịch.

- Bệnh rubella do vi rút rubella gây ra. Biểu hiện của bệnh bao gồm: sốt nhẹ, phát ban và viêm long nhẹ đường hô hấp, nổi hạch vùng cổ, chấm, sau tai.

Bệnh khó phân biệt với các bệnh sốt phát ban khác nhất là với sởi.

6.1.2. Đường lây truyn: Bệnh sởi và rubella đều lây truyền qua các hạt

nước dịch tiết mũi họng của bệnh nhân có trong không khí hoặc qua các vật dụng bị nhiễm bẩn.

6.2. Phòng, chống bệnh sởi - rubella ở học sinh

- Tuyên truyền sâu rộng trong nhà trườngvề bệnh sởi - rubella, cách nhận biết và biện pháp phòng, chống.

- Nâng cao sức đề kháng cơ thể bằng: ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung hợp lý cácvitamin và khoáng chất.

- Tiêm vắc xin phòng bệnh sởi - rubella là biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất. Có thể sử dụng vắc xin dạng đơn hoặc dạng phối hợp (sởi - rubella

hoặc sởi - quai bị - rubella).

- Đối tượng và lịch tiêm vắc xin sởi: Trẻ nhỏ: tiêm 2 mũi. Mũi thứ nhất khi trẻ 9 tháng tuổi, mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi. Đối tượng khác nếu chưa được tiêm vắc xin sởi trước đó cần tiêm 1 mũi.

- Đối tượng và lịch tiêm vắc xin rubella: Từ 9 tháng tuổi trở lên. Số liều: tiêm 1 liều vắc xin rubella.

Một phần của tài liệu quyet-dinh-3822-tai-lieu-truyen-thong-phong-chong-covid-19-trong-truong-hoc_f79cb5084a (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)