BỆNH TAY CHÂN MIỆNG 1 Hướng dẫn phát hiện bệnh

Một phần của tài liệu quyet-dinh-3822-tai-lieu-truyen-thong-phong-chong-covid-19-trong-truong-hoc_f79cb5084a (Trang 114 - 116)

II. Thông tin về SKTT học sinh:

9. BỆNH TAY CHÂN MIỆNG 1 Hướng dẫn phát hiện bệnh

9.1. Hướng dẫn phát hiện bệnh

9.1.1. Đặc điểm chung ca bnh

Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền theo đường

tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khảnăng gây thành dịch lớn. Dấu hiệu đặc

trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở

dạng phỏng nước thường thấy ởlòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông…

9.1.2. Biu hiu ca bệnh qua các giai đoạn như sau:

- Giai đoạn ủ bệnh: khoảng 3 - 7 ngày.

- Giai đoạn khởi phát: Từ 1 - 2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

- Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3 - 10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh:

+ Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2 - 3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏăn, bỏbú, tăng tiết nước bọt.

+ Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thểđể lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.

+ Sốt nhẹ và nôn: Nếu trẻ xuất hiện sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ

biến chứng.

+ Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày

2 đến ngày 5 của bệnh.

9.2. Phòng, chống bệnh tay chân miệng ở học sinh

- Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt).

- Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà.

- Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.

- Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10 - 14 ngày đầu của bệnh.

10. BỆNH CÚM

10.1. Hướng dẫn phát hiện bệnh cúm mùa và cúm gia cầm

10.1.1. Đặc điểm của bệnh cúm mùa:

- Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây nên. - Bệnh xảy ra hằng năm, thường vào mùa đông xuân.

- Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi.

- Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch

44

- Bệnh nhân có sốt (thường trên 38oC), đau nhức cơ toàn thân, có thể có đau họng, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, khó thở. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.

101.2. Đặc điểm của bệnh cúm gia cầm lây sang người A(H5N1)

- Bệnh cúm gia cầm lây sang người A(H5N1) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút cúm A(H5N1) gây ra.

- Bệnh lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm mầm bệnh, tiếp xúc và sử dụng gia cầm ốm, chết do nhiễm cúm A(H5N1), ăn thịt gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa nấu chín kỹ.

- Bệnh có biểu hiện: sốt, ho, mệt mỏi, đau người, đau cơ, đau họng.

- Bệnh diễn biến nhanh và có thể dẫn đến tử vong, hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh cho người.

10.2. Hướng dẫn phát hiện bệnh cúm gia cầm lây sang người A(H5N1) A(H5N1)

10.2.1. Phòng, chống bệnh cúm mùa và cúm gia cầm lây sang người

* Đối với cá nhân

- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi: Tốt nhất nên che miệng và mũi

bằng khăn vải hoặc khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, sau đó hủy hoặc giặt sạch khăn ngay.

- Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Súc miệng, họng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn.

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch theo quy trình 6

bước trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; sau khi dùng khăn giấy để che miệng khi bản thân hắt hơi, ho, dù có bệnh hay không.

- Tăng cường thông khí nhà ở, lớp học bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa. Tránh tiếp xúc nơi tập trung đông người.

- Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao.

- Nếu bản thân thấy có biểu hiện của hội chứng cúm (sốt, ho hoặc đau

họng...) thì hãy: ởnhà, không đi làm hoặc đi học để tránh lan truyền bệnh. Chỉ

trở lại làm việc hoặc học tập sau 2 ngày từ khi các triệu chứng đã giảm bớt. - Thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất đểđược tư vấn, cách ly và điều trị sớm.

- Tiêm phòng vắc xin cúm hằng năm cho trẻ em, học sinh theo hướng dẫn của ngành Y tế.

* Đối với trường học:

- Dựa vào mức độ nghiêm trọng của dịch cúm trong cộng đồng và khả năng của dịch vụ y tế địa phương, các trường học cần xem xét đến việc sàng lọc, cách ly, theo dõi học sinh và các thành viên nhà trường.

- Để hạn chế độ lây lan của dịch cúm, yêu cầu người bệnh ở nhà trong thời gian ốm.

45

- Khuyến khích thực hiện tốt thực hành vệ sinh cá nhân. Nếu nhà trường

có người bị bệnh cúm gia cầm thì cần phải:

+ Giữ sạch môi trường bằng cách thường xuyên làm sạch và tẩy uế các vật dụng và mọi nơi trong nhà trường, đặc biệt là các vật dụng trung gian có

nguy cơ lây lan cao như điện thoại, máy tính hay tay nắm cửa... bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng, nước Javel, cồn Ethanol 700.

+ Làm thông thoáng khí trong phòng, lớp học bằng cách mở cửa ra vào, cửa sổ.

+ Hạn chế tiếp xúc nhiều người như hủy bỏ các cuộc họp hay các hoạt

động mang tính chất tập thể; tăng khoảng cách giữa các bàn học và tránh tiếp xúc trực tiếp.

+ Những người tiếp xúc trực tiếp với các trường hợp có triệu chứng cúm

đều phải đeo ngay khẩu trang và đưa vào phòng cách ly để theo dõi.

- Các thành viên trong nhà trường tự phát hiện triệu chứng nghi cúm, nếu có thì chủ động nghỉ học và thông báo ngay cho nhà trường và cơ sở y tế trên

địa bàn để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Một phần của tài liệu quyet-dinh-3822-tai-lieu-truyen-thong-phong-chong-covid-19-trong-truong-hoc_f79cb5084a (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)