Hướng dẫn về phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe cho học sinh

Một phần của tài liệu quyet-dinh-3822-tai-lieu-truyen-thong-phong-chong-covid-19-trong-truong-hoc_f79cb5084a (Trang 84 - 85)

I. Tình hình chung

2. Hướng dẫn về phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe cho học sinh

học sinh

Nội dung truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) phải xuất phát từ thực tiễn và phù hợp với lứa tuổi và những kiến thức mà các emđã được học.

1.1. Giáo dục vệ sinh cá nhân

Vệ sinh cá nhân bao gồm vệ sinh thân thể, trang phục, học tập, lao động,

nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí và rèn luyện thể lực.

1.2. Vệ sinh môi trường

Vệ sinh môi trường bao gồm vệ sinh gia đình, vệ sinh trường học, vệ sinh trong học tập, vệ sinh trong lao động, luyện tập thể dục thể thao phù hợp với lứa tuổi, giới tính... để phòng tránh bệnh tật, tai nạn thương tích thường gặp và nâng cao sức khoẻ cho mỗi cá nhân.

1.3. Vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh dinh dưỡng

- Chế độ dinh dưỡng hợp lý, cải tiến bữa ăn. Đảm bảo vệ sinh an toàn lương thực thực phẩm, vệ sinh ăn uống.

- Phòng tránh ngộ độc thức ăn và các bệnh do rối loạn dinh dưỡng như suy dinh dưỡng, béo phì, bướu cổ, thiếu máu.

1.4. Phòng chống dịch bệnh, tai nạn thương tích và các tệ nạn xã hội

- Có những hiểu biết về các bệnh lây truyền thành dịch, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.

- Phòng, chống tai nạn thương tích ở trẻ em và xây dựng môi trường an toàn ở nhà, ở trường học và cộng đồng

- Phòng, chống các tệ nạn xã hội như mại dâm, ma tuý, rượu bia...

- Phát hiện các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ theo từng lứa tuổi, giới tính, cấp, bậc học.

1.5. Rèn luyện lối sống

- Rèn luyện thân thể, thể dục thể thao.

- Xây dựng các thói quen lành mạnh, biết vận dụng kỹ năng sống để ứng phó với những thử thách hàng ngày của cuộc sống nhằm bảo vệ và nâng cao sức

khoẻ cho cá nhân và cộng đồng.

2. Hướng dẫn về phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe cho học sinh học sinh

Có hai phương pháp chính: truyền thông gián tiếp và truyền thông trực tiếp:

2.1. Phương pháp truyền thông gián tiếp

Phương pháp truyền thông gián tiếp được thực hiện thông qua các phương

tiện truyền thông đại chúng như vô tuyến truyền hình, phát thanh, sách, báo viết, tạp chí, áp phích, tờ rơi…

14

+ Nội dung thống nhất, tin cậy, có khả năng truyền tin nhanh, đến được với nhiều người và nhiều nhóm đối tượng.

+ Các nội dung có thể phát đi, phát lại nhiều lần.

+ Tạo được dư luận xã hội và môi trường thuận lợi cho việc thay đổi hành vi của đối tượng.

- Nhược điểm:

+ Nội dung không đặc thù với từng nhóm đối tượng.

+ Khó thu được thông tin phản hồi nên khó đánh giá được hiệu quả. + Phụ thuộc nhiều vào các phương tiện truyền thông.

+ Ít hiệu quả trong việc giúp đối tượng thay đổi hành vi.

2.2. Phương pháp truyền thông trực tiếp

Phương pháp truyền thông trực tiếp chuyển tải được thông tin, thông điệp trực tiếp giữa người truyền và người nhận như nói chuyện trước đám đông, thảo luận nhóm, tư vấn sức khỏe..

- Ưu điểm: giúp chúng ta hiểu rõ vềđối tượng và phản ứng của họ với vấn

đề chúng ta muốn truyền thông, từ đó có các biện pháp thích hợp làm thay đổi hành vi của đối tượng, làm cho họ chủđộng tìm ra các giải pháp cho vấn đề mà bản thân và cộng đồng quan tâm. Do đó đánh giá được hiệu quả của truyền thông. - Nhược điểm: tốn kém về nhân lực và kinh phí; người truyền thông phải có kiến thức, kỹnăng; hiệu quả phụ thuộc vào năng lực của người truyền thông.

Để đạt được hiệu quả cao trong truyền thông, người ta thường dùng kết hợp các phương pháp.

Một phần của tài liệu quyet-dinh-3822-tai-lieu-truyen-thong-phong-chong-covid-19-trong-truong-hoc_f79cb5084a (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)