nghề luật sư tại Học viện Tư pháp, giai đoạn 2020 - 2030
Cĩ thể nĩi những điểm neo chốt cơ bản nhất cho hành động mang tính đột phá, trọng tâm, chiến lược và lâu dài của Học viện Tư pháp giai đoạn 2020 - 2030 đều liên quan và phải bắt đầu từ yếu tố nguồn nhân lực đào tạo (bao gồm cả nguồn nhân lực tham gia đào tạo và nguồn nhân lực được đào tạo). Khơng cịn nghi ngờ, thực tế phát triển thị trường đào tạo trong những năm qua đã cho các cấp quản lý đào tạo của Học viện một nhận thức khá sâu sắc, đĩ là cạnh tranh quyết liệt giữa các cơ sở đào tạo là cạnh tranh về chất lượng giáo dục đào tạo, mà chất lượng của các sản phẩm đào tạo đều phụ thuộc cơ bản vào chất lượng đội ngũ giảng viên. Cho nên, phát triển giảng viên phải được xem hành động mang tính chiến lược, trọng tâm và lâu dài trong tổng thể chiến lược phát triển Học viện Tư pháp giai đoạn 2020-2030.
Một triết lý khơng mới về giáo dục đào tạo cần được tái khẳng định trong tư duy phát triển giảng viên, đĩ là căn dặn của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Thầy ra thầy, trị ra trị, trường ra trường, lớp ra lớp”. Triết lý “thầy ra thầy” đối với phát triển giảng viên trực tiếp liên quan đến vấn đề chất lượng người thầy, văn hĩa, kỷ cương, đạo đức nhà giáo, vì “Giáo dục một người thầy được cả một thế hệ”4. Nội dung phát triển giảng viên trong giai đoạn tới tập trung vào một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, phải đầu tư nguồn lực cho đào tạo, bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy đại học nĩi
chung, phương pháp giảng dạy nghề nghiệp luật sư nĩi riêng đối với tồn hệ thống giảng viên hiện hữu tại Học viện. Tại sao phải chú trọng điều này? Hê-Gen từng nhấn mạnh, tồn bộ tri thức mà nhân loại đạt được kết tinh trong lịch sử tư tưởng triết học về thực chất là tri thức về phương pháp. Nắm vững về phương pháp, người thầy mới chủ động trong thiết kế ý tưởng, xây dựng và tổ chức thực hiện kịch bản giảng dạy, mới biết đưa học viên từ nhận thức sơ khai đến tự do sáng tạo. Trong mơi trường học thuật và khoa học pháp lý ứng dụng như Học viện Tư pháp, giáo dục về phương pháp cho giảng viên thực tế là giáo dục nhân cách người thầy, bởi với nghề nghiệp luật sư, phương pháp tư duy, phương pháp nhận biết, giải quyết vấn đề của khách hàng chịu sự chi phối mạnh mẽ từ ngay chính phương pháp giảng dạy, tổ chức giảng dạy và thực hành nghề nghiệp theo sự hướng đạo của giảng viên, qua đĩ năng lực, trí tuệ, ý chí, nghị lực, tình yêu với nghề nghiệp, với cơng lý, phẩm chất trung thực, sáng tạo trong học tập và nghề nghiệp mới cĩ cơ hội để trau dồi và rèn dũa.
Học viên tham gia các khĩa đào tạo nghề luật sư vốn là những cơng dân đã trưởng thành và cĩ phương pháp học tập của người lớn, vì vậy, những điều mà giảng viên mang lại cho họ phải là kết quả của phương pháp giảng dạy khoa học, hiện đại và hiệu quả nghề nghiệp cao. Nếu giảng viên được đào tạo, bồi dưỡng để làm chủ phương pháp giảng dạy hiện đại, dân chủ, thân thiện, cởi mở, hợp tác và thúc đẩy phát triển cá tính sáng tạo của người học thì chất lượng của người học mới thực sự là sản phẩm đáng mơ ước của thương hiệu đào tạo nghề luật sư.
Thứ hai, phải đầu tư để “thay đổi về chất” năng lực giảng dạy của giảng viên, tức giảng viên tham gia tư vấn, hướng dẫn, huấn luyện, giảng dạy cho học viên phải trên cả ba tư cách: “Nhà giáo, Nhà khoa học, Người làm thực tiễn”. Đây là điều khĩ nhất cần đạt được dù phải vượt qua những thách thức, khĩ khăn, rào cản nào, nếu muốn đạt được thành tựu đích thực về tầm nhìn phát triển giảng viên đào tạo nghề luật sư giai