NHÌN LẠI VÀ HƯỚNG TỚI
Lê Lan Chi1
Tĩm tắt: Hợp tác quốc tế là kênh huy động nguồn lực bên ngồi quan trọng để nâng cao năng lực đào tạo nghề luật sư. Bài viết đánh giá các hình thức, quá trình và kết quả hợp tác quốc tế về đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam trong 20 năm qua và xác định bối cảnh, định hướng hợp tác quốc tế về đào tạo luật sư trong thời gian tới để gĩp phần giúp cơ sở đào tạo và các cơ quan, tổ chức hữu quan cĩ những dự liệu và chuẩn bị cho một giai đoạn mới về đào tạo loại hình nghề luật quan trọng này trước thềm thời điểm cột mốc năm 2020 đang tới rất gần.
Từ khố:Hợp tác quốc tế, đào tạo nghề luật sư, nguồn lực, chương trình đào tạo, cơ sở đào tạo, yếu tố nước ngồi.
Nhận bài: 14/5/2019; Hồn thành biên tập: 26/8/2019; Duyệt đăng: 13/9/2019.
Abstract: International cooperation is an important tool to mobilze external resource for improving capacity of lawyer training. The paper assesses form, process and acheivements of international cooperation in the cause of lawyer training within the past 20 years in Vietnam and identifies context and orientation of the upcoming International cooperation; thus, the paper contributes to support training institue and relevants agencies and organisations to anticipate and prepare for the next phase of training the pivotal judicial title on the threshold of 2020.
Keywords:International cooperation, lawyer training, resource, cirriculum, training institue, foreign elements.
Date of receipt: 14/5/2019; Date of revision: 26/8/2019; Date of approval: 13/9/2019.
1. Đặt vấn đề
“Bên cạnh các thẩm phán, cơng tố viên độc lập và cơng bằng, luật sư là trụ cột thứ ba để duy trì nền pháp quyền trong một xã hội dân chủ nhằm bảo vệ cĩ hiệu quả quyền con người”2. Vai trị trụ cột của luật sư trong nền pháp quyền của một xã hội dân chủ địi hỏi đặc biệt cao về cả số lượng và chất lượng của đội ngũ luật sư. Địi hỏi này trước hết đặt ra đối với các cơ sở đào tạo nghề luật sư với tư cách là chủ thể đào tạo ban đầu, sau đĩ là các tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư, các tổ chức hành nghề luật sư và cá nhân mỗi luật sư trong hoạt động đào tạo thực tế, đào tạo tiếp tục (continuing training/bồi dưỡng).
Đối với Việt Nam, nghề luật sư cịn khá non trẻ so nhiều quốc gia khác trên thế giới. Điều này xuất phát từ truyền thống pháp luật, truyền thống tư pháp cũng như hồn cảnh đặc thù của đất nước. Mặt khác, vị trí và vai trị của luật sư chỉ thực sự
được khẳng định trong một nền tố tụng coi trọng yếu tố tranh tụng và một nền kinh tế thị trường, hai điều kiện này mới bắt đầu hiện hữu một cách đáng kể trong quá trình cải cách hệ thống tư pháp và pháp luật, quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường trong những năm gần đây. Do đĩ, hoạt động đào tạo nghề luật sư cũng cịn tương đối mới mẻ. Mặt khác, nghề luật sư được quan niệm là một loại hình nghề luật cĩ tính tự do và tính độc lập rất cao. Tính tự do thể hiện ở việc luật sư khơng phải là một cơng chức, khơng phải là một chức vụ được đề cử hoặc đề bạt, mà là những người hội đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và được cấp phép hành nghề luật sư. Dù phải chịu sự quản lý nhà nước ở mức độ nhất định, nhưng hoạt động nghề nghiệp của luật sư mang tính độc lập cao và bản chất là hoạt động trên cơ sở quy luật cung cầu của thị trường về dịch vụ pháp lý. Khơng đơn giản để 1Tiến sỹ, Giảng viên Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2Cao uỷ Liên hợp quốc về quyền con người “Quyền con người trong thi hành cơng lý: Sổ tay về quyền con người dành choThẩm phán, Cơng tố viên và Luật sư” Bản dịch của Vụ Hợp tác quốc tế, Tồ án nhân dân tối cao, Nxb Lao động-xã hội, 2010, Thẩm phán, Cơng tố viên và Luật sư” Bản dịch của Vụ Hợp tác quốc tế, Tồ án nhân dân tối cao, Nxb Lao động-xã hội, 2010, trang 125.
thiết lập một mơ hình đào tạo luật sư như đào tạo những chức danh nghề nghiệp khác thực hiện các hoạt động tư pháp, hành pháp, thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành chính – tư pháp của Tịa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành trung ương... Trong bối cảnh đĩ, việc xác định một triết lý giáo dục về đào tạo luật sư phù hợp với đặc tính nghề nghiệp luật sư và nhu cầu đào tạo tại Việt Nam là khơng đơn giản, địi hỏi tư duy đào tạo mang tính sáng tạo, đột phá, sự đầu tư ban đầu của Nhà nước, sự chung tay của giới luật sư và phải cĩ sự kết nối, hỗ trợ đắc lực của quốc tế để cĩ thể “đi tắt đĩn đầu” – tiếp thu, điều chỉnh các cơng nghệ đào tạo ở những quốc gia đã cĩ bề dày đào tạo để vừa hội nhập với thế giới, đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn Việt Nam, bối cảnh Việt Nam.