ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH TS.Nguyễn Thị Hồng Loan

Một phần của tài liệu Tap chi so 14 (Trang 27 - 28)

TS.Nguyễn Thị Hồng Loan

Trường đại học Mỏ - Địa chất Email: loanhumg@gmai.com

Ngày tòa soạn nhận được bài báo:13/09/2020 Ngày phản biện đánh giá:20/09/2020 Ngày bài báo được duyệt đăng:19/09/2020

Tóm tắt: Quyền nhân thân của lao động nữ không chỉ được quan tâm bởi các tổ chức quốc tế, các quốc gia phát triển mà tất cả các quốc gia đều quan tâm đến việc mang lại và đảm bảo thực hiện quyền nhân thân của lao động nữ. Bài báo phân tích các quy định của pháp luật lao động về quyền nhân thân của lao động nữ, phân tích thực trạng thực thi quyền nhân thân của lao động nữ tại các doanh nghiệp khai thác than trên địa bàn Quảng ninh, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi quyền của lao động nữ tại các daonh nghiệp này.

Từ khóa: Quyền nhân thân lao động nữ, người lao động, quyền bình đẳng

liên quan quy định khác”. Khi tham gia vào quan hệ lao động, quyền nhân thân của lao động nữ (LĐN) như danh dự, nhân phẩm, uy tín,sức khỏe, tính mạng,… của họ cũng bị tác động, vì vậy, quyền nhân thân cho LĐN là một trong những đối tượng quan trọng cần được bảo vệ [7]. Liên quan đến lĩnh vực lao động, quyền nhân thân của LĐN được xác định bao gồm: quyền được đảm bảo an toàn tính mạng và sức khỏe; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; quyền được lao động sáng

tạo, tự do, liên kết và phát triển… [7]. Cho tới nay, pháp luật lao động về quyền của LĐN nói chung và quyền nhân của LĐN nói riêng đang có xu hướng ngày càng hoàn thiện, đảm bảo phù hợp với điều thiện thực tiễn quan hệ lao động ở nước ta và ngày càng đảm bảo quyền bình đẳng cho LĐN. Sự ra đời của Bộ luật Lao động số số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 (BLLĐ năm 2019) và hệ thống văn bản dưới luật đã thể hiện sự tiến bộ về tư tưởng pháp luật về quyền nhân thân của LĐN so với hệ thống pháp luật lao động trước đó, đảm bảo tính phù hợp và phát triển so với những quy định trong hệ thống Công ước về quyền nhân thân của LĐN của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và Đại hội đồng Liên hiệp quốc. Cùng với sự hoàn thiện của pháp luật lao động, sự cố gắng nỗ lực của các doanh nghiệp (DN) khai thác than và người lao động (NLĐ) nói chung, trong đó có LĐN, quyền nhân thân của LĐN tại các DN khai thác than ngày càng được đảm bảo. Một số khía cạnh về quyền nhân thân của LĐN tại các DN này đã được thực hiện tương đối tốt như quyền được chăm sóc sức khỏe, những quy định về thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi, điều kiện làm việc, bảo hộ lao động… Tuy nhiên, cho tới nay, một số khía cạnh về quyền nhân thân của LĐN chưa được thực hiện hiệu quả tại các doanh nghiệp này: một tỷ lệ lớn LĐN đang làm phải làm việc trong điều kiện ô nhiễm, độ bụi, độ ồn vượt nhiều lần so với mức cho phép, điều kiện phòng vắt, trữ sữa mẹ trong thời gian nuôi con nhỏ, thời gian nghỉ giữa giờ của lao động nữ trong thời gian hành kinh hoặc nuôi con nhỏ… chưa được thực hiện một cách hiệu quả theo quy định… [14]. Bài báo phân tích thực trạng thực hiện những quyền nhân thân cơ bản của LĐN tại các DN khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh như quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền được làm việc với thời gian giới hạn và nghỉ ngơi, quyền được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ)… từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện

quyền nhân thân của LĐN tại các DN này.

Một phần của tài liệu Tap chi so 14 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)