Kiến nghị một số giải pháp chủ yếu thu hút vốn FDI vào các KCN trên địa bàn

Một phần của tài liệu Tap chi so 14 (Trang 41 - 43)

I Tình hình hoạt động

3. Kiến nghị một số giải pháp chủ yếu thu hút vốn FDI vào các KCN trên địa bàn

tỉnh Bình Định

Từ thực trạng nêu trên, một số giải pháp cần thực hiện nhằm thu hút FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Định trong thời gian tới. Cụ thể:

- Thứ nhất, về ngành nghề thu hút đầu tư: Tỉnh cần ưu tiên thu hút các dự án then chốt vào các lĩnh vực mũi nhọn như du lịch - dịch vụ, hạ tầng giao thông, giáo dục, y tế, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, cảng biển, nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất phần mềm... Ưu tiên thu hút các dự án có công nghệ hiện đại, có hàm lượng tri thức cao, thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, có sản phẩm mang lợi thế cạnh tranh cao. Đây cần được coi là một trong những tiêu chí yêu cầu bắt buộc trong quá trình xây dựng các chương trình, kế hoạch kêu gọi vốn FDI của tỉnh Bình Định. Việc thu hút các dự án vốn FDI phải đảm bảo tính bền vững, góp phần vào việc phát triển kinh tế, nhằm thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ đã ban hành.

-Thứ hai, đổi mới chính sách thu hút vốn FDI nhằm cải thiện môi trường đầu tư: Cần định hướng thay đổi chính sách thu hút vốn FDI theo hướng chuyển từ thế bị động sang thế chủ động. Thay vì đợi nhà đầu tư tới, đặt quan hệ đầu tư, cần phải chủ động đi tìm nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực mà tỉnh đang định hướng, chủ động chuẩn bị quỹ đất sạch và hệ thống hạ tầng đầy đủ, thủ tục hành chính, lao động, thị trường... để thu hút và sử dụng được nguồn vốn FDI một cách hiệu quả nhất. Chính sách khuyến khích các dự án FDI của các nhà đầu tư lớn có khả năng lôi kéo, thúc đẩy các dự án phụ trợ.

- Thứ ba, tăng cường xúc tiến đầu tư

thông qua các biện pháp như xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và danh mục các dự án mời gọi đầu tư trung và dài hạn; Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư như các bài thuyết trình, bản tin, tập san nội bộ, các USB bằng các ngôn ngữ khác nhau như Việt, Anh, Nhật, Hàn, phục vụ công tác xúc tiến đầu tư; Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội và kết nối đầu tư; Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc tìm hiểu về pháp luật, chính sách, thủ tục đầu tư; tiềm năng, thị trường, đối tác và cơ hội đầu tư; triển khai dự án sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư...

- Thứ tư, cần rà soát, ban hành đồng bộ và minh bạch các cơ chế chính sách. Trên cơ sở các quy định của Chính phủ, tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung một số chính sách khuyến khích thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư trên địa bàn tỉnh nói chung, cũng như trên địa bàn các KCN nói riêng, như: hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật tại các KCN; hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải; hỗ trợ chi phí đào tạo tay nghề cho công nhân... Cũng như xây dựng tiêu chí về tiến bộ khoa học công nghệ của dự án, nhằm

thu hút được các dự án có hàm lượng giá trị gia tăng cao.

- Thứ năm, thu hút nguồn nhân lực cho các dự án FDI thông qua viêc tiếp tục triển khai thực hiện chính sách về đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn về khoa học, có trình độ công nghệ cao cho các ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian đến. Ưu tiên đào tạo ở nước ngoài đối với những ngành trong nước chưa có khả năng đào tạo hoặc chất lượng đào tạo còn hạn chế; Quan tâm, tuyển chọn và kiện toàn đội ngũ công chức, viên chức làm công tác quản lý dự án vốn FDI, công tác xúc tiến đầu tư... có tinh thần trách nhiệm, có năng lực và kinh nghiệm, phong cách làm việc và trình độ tương thích với yêu cầu hội nhập; Hợp tác đào tạo các trường đại học, cao đẳng nghề, trung cấp nghề... trên địa bàn tỉnh để xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn được xem là một trong những trụ cột của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của các quốc gia nói chung và Bình Định nói riêng. Do vậy, thu hút vốn FDI trên địa bàn các KCN tỉnh Bình Định để mang lại giá trị công nghiệp cao, hiệu quả lớn là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu nhằm hoạt định các chính sách, các giải pháp có tính lâu dài, để tận dụng được lợi thế, tiềm năng của tỉnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Văn bản số 1975/TTg- KTN ngày 29/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ V/v điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch các KCN tỉnh Bình Định.

2. Chính phủ (2014), Quyết định số 1874/ QĐ-TTg ngày 13/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

3. Báo cáo số 208/BC-BQL ngày 31/12/2019 của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định về việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2019 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2020.

43

TẠP CHÍ KHOA HỌC

QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ

QUẢN LÝ - KINH TẾ

Nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quyết định việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, đồng thời, quyết định quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm nhanh chóng đưa nền kinh tế nước ta hội nhập với khu vực và quốc tế. Chính vì vậy, Đảng ta đã khẳng định: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh và bền vững đất nước” ; phải “Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho đất nước, cho từng ngành, từng lĩnh vực, với những giải pháp đồng bộ” .

Sau hơn 30 năm đổi mới, nước ta đã đạt

Một phần của tài liệu Tap chi so 14 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)