Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thiện quyền nhân thân của lao động

Một phần của tài liệu Tap chi so 14 (Trang 34 - 37)

thực thiện quyền nhân thân của lao động nữ tại các doanh nghiệp DN khai thác than trên địa bàn tỉnh quảng ninh

Thứ nhất, tăng cường chăm sóc sức khỏe cho lao động nữ

Tăng cường tập huấn và tuyên truyền về ý nghĩa và vai trò của công tác khám sức khỏe định kỳ để LĐN hiểu rõ hơn và thực hiện tốt hơn quyền của mình trong việc chăm sóc sức khỏe thông qua khám sức khỏe định kỳ. Mặt khác, cần nâng cao chất lượng công tác khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp thông qua việc lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh, quy trình và cách thức tổ chức khám chữa bệnh…, nhằm một mặt phát hiện sớm các bệnh nghề nghiệp để có phương hướng điều trị, dự phòng và giám định đền bù mất khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp, mặt khác, để LĐN nhận thấy lợi ích thiết thực của việc khám sức khỏe định kỳ, từ đó cải thiện tính hợp tác của LĐN trong công tác này.

Tăng cường cải thiện cơ sở vật chất tại nơi làm việc, đặc biệt là đầu tư đổi mới công nghệ nhằm cải thiện môi trường làm việc, đảm bảo các trang bị về bảo hộ lao động, giảm thiểu tác hại của các yếu tố nguy cơ và bảo vệ sức khỏe cho LĐN. Hoạch định và thực thi phương án lắp đặt phòng vắt, trữ sữa cho LĐN trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng, tạo điều kiện cho LĐN đang làm việc ở các khu vực sản xuất có điều kiện để có thể vắt và trữ sữa.

Thứ hai, tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động

Để tiếp tục chủ động phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất số vụ TNLĐ, thực hiện nghiệm túc các quy định về an toàn vệ sinh lao động, đặc biệt là công tác đào tạo về an toàn, khiểm tra chặt chẽ và đảm bảo người LĐN phải có kiến thức thực sự về an toàn, vệ sinh lao động. Ngoài ra, cần quan tâm đến công tác quản lý, đánh giá, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất để chủ động phòng ngừa TNLĐ; công tác tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện ATVSLĐ nâng cao nhận thức, ý thức, kỹ năng về an toàn lao động cho cán bộ chỉ huy sản xuất và người lao động; công tác thanh, kiểm tra, chú trong công tác tự kiểm tra; công tác khai báo, điều tra, báo cáo TNLĐ.

Tăng cường triển khai phong trào Tháng hành động về ATVSLĐ với chủ đề “Chủ động phòng ngừa và kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc để hạn chế TNLĐ, bệnh nghề nghiệp”. Thông qua đó, tập trung nâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ về ATVSLĐ; thông tin tuyên truyền đến tổ chức, cá nhân người lao động các biện pháp phòng ngừa, các mối nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc, loại bỏ các nguy cơ mất an toàn trong sản xuất.

Tăng cường công tác tuyên truyền về tự chủ an toàn tới NLĐ để nâng cao ý thức chấp hành đúng quy trình, quy định an toàn trong sản xuất; nâng cao kỹ năng nhận biết và xử lý các nguy cơ mất an toàn cho cán bộ chỉ đạo trực tiếp công trường, phân xưởng và NLĐ; tăng cường kiểm tra, kiểm soát các đơn vị, nhất là các vị trí có nguy cơ cao để phát hiện và có giải pháp ngăn ngừa tai nạn, sự cố…

Thứ ba, tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền của lao động nữ

Khi có thông tin và sự hiểu biết pháp luật về quyền của LĐN thì LĐN mới có ý thức chấp hành và có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, từ đó giúp cho việc nảy sinh những tranh chấp cá nhân về lao động, đảm

35

TẠP CHÍ KHOA HỌC

QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ

bảo hiệu quả thực thi pháp luật về quyền của LĐN. Kết quả điều tra cho thấy, 86,7% số LĐN được hỏi chưa nắm rõ về những quy định của pháp luật lao động nói chung và pháp luật về quyền của LĐN như quyền về đào tạo nghề dự phòng, quyền về đảm bảo việc làm và thu nhập, chăm sóc sức khỏe, ATVSLĐ… Chình vì vậy, trong quá trình lao động, LĐN có thể có những sai phạm không đáng có hoặc quyền lợi chính đáng của mình bị vi phạm nhưng không biết và không hiểu những cách thức để tự bảo về các quyền lợi chính đáng đó. Trong thời gian tới, để LĐN có nhận thức về pháp luật lao động, chấp hành và thực hiện đúng pháp luật lao động, mạnh dạn và chủ động hơn trong việc trao đổi, đối thoại với NSDLĐ tại các buổi đối thoại trực tiếp, các DN khai thác than cần thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua hoạt động của tổ chức công đoàn, hội phụ nữ, tổ chức cuộc thi viết hoặc Hội thi cho người lao động trong các doanh nghiệp tìm hiểu về pháp luật lao động và các pháp luật khác có liên quan...

SUMMARY

IMPROVING THE IMPLEMENTATION OF FEMALE LABOURS' PERSONAL RIGHTS IN COAL MINING ENTERPRISES IN QUANG NINH PROVINCE

The personal rights of female labours are not only concerned by international organizations and developed countries, but all countries are interested in setting up and ensuring the realization of the personal rights of female labours. The article analyzed the provisions of the labor law on the personal rights of female employees, analyzes the sistuation of implementation the personal rights of female workers in coal mining enterprises in Quang Ninh, and proposes recommendations to improve the effectiveness of implementing their personal rights.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2020), Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH ngày, ngày 12 tháng 11 năm 2020: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con.

2. Chính phủ (2020), Nghị định 28/2020/ NĐ-CP: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội

3. Chính phủ, (2020), Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2020: Quy định tuổi nghỉ hưu.

4. Chính phủ, (2020), Nghị định số 145/2020/NĐ-CP 14 tháng 12 năm 2020: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

5. Quốc Hội (2019), Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019

6. Quốc Hội (2013), Bộ luật Dận sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015

7. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Nhà xuất bản Công an Nhân dân.

8. Hoàng Thị Tuấn Tú (2018), Quyền của lao động nữ trong Pháp luật Lao động, qua thực tiễn áp dụng trong các khu công nghiệp tại tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sỹ Luật kinh tế, trường ĐH Luật, ĐH Huế

9. International Labour Organization (2000), ABC of women workers’ rights and gender equality, International Labour Office.

10. International Labour Organization and Asian Development Bank (2011), Women and labour markets in Asia Rebalancing for gender equality, International

Labour Office.

11. International Labour Organization (1981), International Labour Standards on Occupational Safety and Health, http://www. oit.org/global/standards/subjects-covered-by- international-labour-standards/occupational- safety-and-health 12. https://iuscogens-vie.org/2019 13. https://thuvienphapluat.vn/ 14. https://vinacomin.vn/tin-tuc- hoat-dong 15. https://www.ilo.org/hanoi

37

TẠP CHÍ KHOA HỌC

QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ

QUẢN LÝ - KINH TẾ

Bình Định là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng khu vực Nam Trung bộ, Tây Nguyên và là cửa ngõ sang Lào, Campuchia, Thái Lan và nhiều nước khác. Trong thời gian qua, tình hình thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Bình Định đã đạt nhiều kết quả tích cực góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình thu hút vốn đầu tư FDI vào các KCN của tỉnh vẫn

Một phần của tài liệu Tap chi so 14 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)