I Tình hình hoạt động
TRONG ASEAN CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH CÔNG THƯƠNG
VIÊN CHỨC NGÀNH CÔNG THƯƠNG
Trần Thị Phương Thảo
Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương
Email: thaotran213@gmail.com
Ngày tòa soạn nhận được bài báo:13/09/2020 Ngày phản biện đánh giá:20/09/2020 Ngày bài báo được duyệt đăng:19/09/2020
Tóm tắt: Thông qua cơ chế một cửa quốc gia, các cơ quan nhà nước làm quen và dần chuyển đổi sang thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử; các giao dịch hành chính được ghi nhận trên hệ thống giúp cơ quan nhà nước đo lường thời gian, tính toán hiệu quả thực hiện TTHC, góp phần cải cách thủ tục để phục vụ doanh nghiệp và người dân được tốt hơn. Việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia giúp Việt Nam sẵn sàng về mặt kỹ thuật cũng như pháp lý để đàm phán các thoả thuận song phương, đa phương trong việc công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn kỹ thuật, giấy phép/giấy chứng nhận điện tử nhằm đơn giản hoá TTHC tại nước nhập khẩu; giảm thời gian thông quan và tạo thuận lợi cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam ra các thị trường quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Từ khoá: Cơ chế một cửa quốc gia, TTHC trên môi trường điện tử, cải cách thủ tục.
Ngày 11-12-2005, tại Kuala Lumpur (Malaysia) lãnh đạo các nước thành viên đã ký kết Hiệp định về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN. Trên cơ sở Hiệp định, các nhóm làm việc về kỹ thuật và pháp lý của ASEAN đã xây dựng các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về việc thực hiện ASW và NSW cũng
77
TẠP CHÍ KHOA HỌC
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
như kế hoạch hành động ASW và các tài liệu kỹ thuật khác.
Như vậy, ASW sẽ là một môi trường kết nối bảo mật. Nhưng thay vì kết nối thương nhân, cộng đồng vận tải với các cơ quan chính phủ như NSW tại từng quốc gia, ASW sẽ kết nối tất cả các hệ thống NSW của các nước thành viên. Theo đó, thông tin về thương nhân, đơn vị vận tải, hàng hóa, tình trạng quản lý của các cơ quan Chính phủ sẽ dễ dàng được chia sẻ, tham khảo, đối chiếu tại tất cả các nước thành viên.
Để triển khai Cơ chế một cửa quốc gia theo Nghị quyết 19/NQ-CP về các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia và Nghị quyết 36a/2015/NQ-CP về chính phủ điện tử với mục tiêu chủ yếu là đưa toàn bộ các dịch vụ công chủ yếu tác động đến doanh nghiệp, tổ chức tham gia hoạt động xuất khẩu/nhập khẩu, xuất cảnh/nhập cảnh và quá cảnh lên thực hiện trên Cơ chế một cửa quốc gia, Bộ tài chính (Tổng cục Hải quan) sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành đã xây dựng Kế hoạch tổng thể triển khai Cơ chế một cửa quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 với từng mục tiêu tương ứng với mỗi giai đoạn:
Thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, các cơ quan nhà nước làm quen và dần chuyển đổi sang thực hiện TTHC trên môi trường điện tử; các giao dịch hành chính được ghi nhận trên hệ thống giúp cơ quan nhà nước đo lường thời gian, tính toán hiệu quả thực hiện TTHC, góp phần cải cách thủ tục để phục vụ doanh nghiệp và người dân được tốt hơn. Việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia giúp Việt Nam sẵn sàng về mặt kỹ thuật cũng như pháp lý để đàm phán các thoả thuận song phương, đa phương trong việc công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn kỹ thuật, giấy phép/giấy chứng nhận điện tử nhằm đơn giản hoá TTHC tại nước nhập khẩu; giảm thời gian thông quan và tạo thuận lợi cho hàng hoá xuất khẩu của Việt
Nam ra các thị trường quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia…..
Từ phân tích trên, có thể thấy việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các nội dung bồi dưỡng kiến thức về Cơ chế một cửa quốc gia trong ASEAN cho cán bộ, công chức, viên chức ngành Công Thương” là rất cần thiết.