Những diễn biến kinh tế vĩ mô chủ yếu trên thế giới và trong nước tác động

Một phần của tài liệu Tap chi so 14 (Trang 60 - 61)

I Tình hình hoạt động

1. Những diễn biến kinh tế vĩ mô chủ yếu trên thế giới và trong nước tác động

yếu trên thế giới và trong nước tác động đến điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối của Việt Nam

Những biến động về kinh tế vĩ mô nói chung, về đại dịch COVID-19, về thiên tai, về các vấn đề chính trị khác đã làm cho rất khó dự đoán trên thị trường tài chính quốc tế cũng như trong khu vực. Chỉ tính riêng trong năm 2019, Nhân dân tệ của Trung Quốc (CNY) nhiều lần lao dốc vì căng thẳng thương mại với Mỹ. Đến tháng 8/2019, Nhân dân tệ lần đầu tiên đạt mốc hơn 7 CNY đổi một USD, mức giảm giá lớn nhất trong 11 năm qua của đồng tiền này, mặc dù đến cuối tháng 12/2019 đã hồi phục nhẹ, ở mức gần 7 CNY/USD. Tính chung trong năm 2019, Nhân dân tệ mất giá mạnh kỷ lục, tới 4%. Một số đồng tiền khác mất giá tới 8-11%, như: KWR, SEK; ngược lại nhiều đồng tiền lên giá 5-7%, như: RUB, THB so với USD. Trong 8 tháng đầu năm 2020 diễn biến của CNY và nhiều loại ngoại tệ chủ chốt khác, giá vàng thị trường quốc tế và thị trường trong nước cũng có những thay đổi bất thường bởi đại dịch Covid-19, biến động chính trị tại Đặc khu hành chính Hongkong.

Giá dầu thô trên thị trường quốc tế trong những tháng đầu năm 2020 giảm mạnh nhất

trong hàng chục năm qua. Có thời điểm, giá dầu đã giảm xuống dưới 15 USD/thùng, xuống còn 14,47 USD/thùng, xảy ra vào ngày 20/4/2020. Đây là mức giảm kỷ lục đánh dấu một chuỗi ngày giá dầu rớt thê thảm kể từ khi bùng phát đại dịch COVID-19 trên toàn cầu, đặc biệt là thời điểm dịch tràn sang các nước châu Âu khiến cả nền sản xuất lẫn tiêu thụ sản phẩm đều đình đốn. Mức giảm này được ghi nhận là thấp nhất trong hơn hai thập niên năm qua, kể từ lần giá dầu chạm đáy vào cuối năm 1999.

Do tác động của dịch COVID-19 diễn ra trên toàn cầu từ đầu năm 2020 đến nay, nhất là tại các nền kinh tế lớn như: Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Ấn độ, Brazil…. Đại dịch này cũng diễn ra tại Việt Nam từ đầu tháng 2/2020 và trở lại ở Việt Nam từ cuối tháng 7/2020. Đại dịch Covid-19 gây ra nhiều khó khăn, thách thức cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá, quản lý ngoại hối nói riêng. Do đó, kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang tiếp tục còn nhiều tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, giá dầu thô biến động mạnh theo hướng giảm sâu và kéo dài ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước và cân đối ngoại tệ từ xuất khẩu dầu. Giá thịt lợn tiếp tục còn ở mức cao trong thời gian dài. Giải ngân vốn đầu tư công chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, nhất là giải ngân vốn ODA rất thấp. Sản xuất kinh doanh nhiều ngành, lĩnh vực rất khó khăn; khu vực dịch vụ chịu tác động rất lớn, nhất là hàng không, du lịch; số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động và số lao động mất việc làm tăng...

Đến đầu tháng tháng 8/2020, trên thế giới, đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến khó lường, tiếp tục lây lan với tốc độ cao. Kinh tế và thương mại toàn cầu thời gian tới được dự báo không mấy khả quan, rơi vào suy thoái, tiếp tục ảnh hướng lớn đến kinh tế vĩ mô, đến điều hành chính sách tài chính, chính sách tiền tệ của Việt Nam. Mặc dù vậy, các tổ chức quốc tế, những định chế tài chính lớn

61

TẠP CHÍ KHOA HỌC

QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ

đều đánh giá khá lạc quan về Việt Nam. Ngân hàng Thế giới nhận định, kinh tế Việt Nam dù ảnh hưởng nghiêm trọng bởi COVID-19 nhưng vẫn chịu đựng tốt. Việt Nam sẽ là quốc gia có tăng trưởng đứng thứ 5 trên thế giới trong năm 2020 với mức tăng 2,8% và lên 6,8% trong năm 2021. Tạp chí The Economist nhận định Việt Nam là nơi “trú ẩn” ưa thích của nhiều nhà đầu tư thế giới, đang trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu.

Một phần của tài liệu Tap chi so 14 (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)