Một số tồn tại, bất cập trong thuhút vốn FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh Bình

Một phần của tài liệu Tap chi so 14 (Trang 39 - 41)

I Tình hình hoạt động

2. Một số tồn tại, bất cập trong thuhút vốn FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh Bình

vốn FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Định

Có thể khẳng định nguồn vốn FDI đã tạo cú hích phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm cho người lao động và tăng thu ngân sách của

tỉnh Bình Định trong thời gian qua. Tuy nhiên, so với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, kết quả thu hút vốn FDI chưa tương xứng. Cụ thể:

- Về chất lượng FDI và công tác xúc tiến đầu tư: Hầu hết các dự án FDI tại tỉnh có quy mô vừa và nhỏ, thiếu những dự án lớn có tính động lực, làm đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh. Khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài hiện chỉ chiếm khoảng 1,2% tổng sản phẩm toàn tỉnh, đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 7,5%. Trong các dự án đầu tư chỉ có 02 dự án có tổng vốn đầu tư tương đối lớn (trên 20 triệu USD), đó là Chi nhánh Công ty TNHH Cargill Việt Nam tại Bình Định và Công ty TNHH De Heus (đều là dự án nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm), còn lại các dự án có quy mô nhỏ.

Hàm lượng chất xám, hàm lượng công nghệ trong các sản phẩm của doanh nghiệp FDI chưa cao, cá biệt một số dây chuyền sản xuất chỉ dưới dạng gia công sản phẩm cho khách hàng. Nhiều dự án chỉ dừng ở bước sản xuất thô, sơ chế, công nghệ lạc hậu, dựa nhiều vào nguồn tài nguyên, nguồn lao động giá rẻ (nhà máy chế biến hạt dẻ và hạt óc chó...), hoặc tận dụng các lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, vị trí đắc địa, chính sách ưu đãi chung, mà chưa có các dự án chế biến sâu, công nghệ hiện đại để tạo giá trị gia tăng của sản phẩm; chưa thực sự khai thác được hết các lợi thế, tiềm năng đặc biệt là các dự án du lịch, trung tâm thương mại và khu công nghiệp.

+ Về quản lý nhà nước trong thu hút vốn FDI: Việc phân cấp toàn bộ cho Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định trong quản lý đầu tư là chủ trương đúng đắn, tạo thế chủ động và nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý địa phương trong công tác quản lý hoạt động của đầu tư nước ngoài, tuy nhiên trong điều kiện hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, quy hoạch chưa hoàn chỉnh, việc phân cấp đã dẫn đến một số khó khăn cho các cán bộ quản lý.

Bên cạnh đó, nhận thức về thu hút FDI tại các KCN tỉnh Bình Định còn nhiều nóng vội, chạy theo số lượng và lợi ích trước mắt mà chưa tính đến chiến lược lâu dài cũng như định hướng cụ thể để thu hút nguồn FDI chất lượng cao. Điều này thể hiện ở chất lượng các dự án FDI tại KCN Phú Tài, rất ít dự án có hàm lượng chất xám cao, có dây chuyền công nghệ hiện đại.

Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ nhà nước trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài còn hạn chế, chưa được đào tạo cơ bản, đặc biệt là việc tiếp cận với luật và điều ước quốc tế trong thời kỳ mới. Đồng thời công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của nhà đầu tư về việc triển khai dự án, huy động vốn, xây dựng, chuyên giao công nghệ, môi trường, chế độ đãi ngộ đối với công nhân... chưa được chủ động do lực lượng mỏng.

+ Về quỹ đất sạch và nhà ở xã hội: Công tác giải phóng mặt bằng chậm là rào cản trong việc thu hút vốn đầu tư FDI. Trong quá trình giải phóng mặt bằng còn gặp các trường hợp khiếu kiện, dẫn đến việc chậm giao đất cho các doanh nghiệp thứ cấp trong các KCN tỉnh Bình Định, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Ngoài ra một số doanh nghiệp FDI đã đi vào hoạt động kinh doanh lại chưa có quỹ đất để xây dựng nhà ở cho người lao động khiến đời sống công nhân gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến việc tạo được nguồn nhân công ổn định cho doanh nghiệp.

+ Về hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật còn nhiều bất cập, gây tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư, đặc biệt là hệ thống cấp điện, nước, đường giao thông..., cũng như hệ thống logistics chưa được phát triển, dẫn đến các dịch vụ bổ trợ cho hoạt động đầu tư kém hiệu quả. Hệ thống đường giao thông nội bộ trong một vài KCN đã xuống cấp tuy nhiên chưa được đầu tư sửa chữa, công tác bảo vệ an ninh, an toàn, kiểm soát người ra vào KCN chưa được quan tâm, thực

41

TẠP CHÍ KHOA HỌC

QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ

hiện. Do vị trí địa lý, Bình Định nằm ở xa 2 trung tâm kinh tế lớn của cả nước là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, điều kiện hạ tầng giao thông chưa được đầu tư đồng bộ, chưa kết nối liên hoàn giữa các vùng, miền, chi phí vận tải hàng hóa còn cao, dịch vụ logistics chưa được quan tâm đúng mức, các khu vực kho bãi còn yếu kém, quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu...

+Về nguồn nhân lực chất lượng cao: Hiện nay chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh hiện còn nhiều hạn chế, thiếu hụt lao động tay nghề cao, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động; khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động ngày càng lớn. Nhiều công ty phải mất 1-2 năm đào tạo lại lực lượng lao động…

3. Kiến nghị một số giải pháp chủ yếu thu hút vốn FDI vào các KCN trên địa bàn

Một phần của tài liệu Tap chi so 14 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)