5.2.1.1. Các NHTM cần tập trung nâng cao quản trị quy mô tài sản
Quy mô, cơ cấu và chất lượng tài sản có sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của NHTM. Chất lượng tài sản là một chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về tài chính, năng lực quản lý của một NHTM. Đánh giá quy mô, chất lượng tài sản được thể hiện qua các chỉ tiêu: tăng trưởng tổng tài sản, tỷ lệ cho vay.
Tỷ lệ cho vay của ngân hàng phản ánh việc sử dụng tài sản để đầu tư cho vay của các ngân hàng. Thực tế về cơ cấu tài sản, các khoản cho vay chiếm phần nhiều trong tổng tài sản của ngân hàng. Chất lượng tín dụng thể hiện thông qua tỷ lệ nợ xấu: Những món nợ xấu hay còn được gọi là những món nợ không hiệu quả, ngay sau khi giải ngân đã cho thấy những dấu hiệu có khả năng gặp phải rủi ro như khách hàng gặp phải rủi ro hoặc sử dụng vốn sai mục đích, chậm trễ hoặc không thể thực hiện những điều kiện giải ngân, v.v… Không phải tất cả những món nợ xấu đều dẫn đến rủi ro tín dụng, song thông thường nợ xấu là “cơ hội” phát sinh rủi ro tín dụng như nợ quá hạn, nợ khó đòi, mất vốn và NHTM phải thực hiện xóa nợ. Quy định và tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng tín dụng của một NHTM là tốt và NHTM có thể phát triển bền vững khi tỷ lệ nợ xấu dưới mức 5% tổng dư nợ. Nguyên nhân của sự gia tăng tỷ lệ nợ xấu là do các NHTM đã không chủ động giới hạn cho vay vào các lĩnh vực có mức độ rủi ro cao như cho vay kinh doanh bất động sản, đầu tư chứng khoán,... trong khi vẫn phải tiếp tục phải thực hiện mục tiêu tăng vốn với tốc độ cao. Muốn tăng trưởng tổng tài sản bền vững đòi hỏi phải nghiên cứu mối tương quan giữa cơ cấu tài sản và nguồn vốn. Qua mối tương quan này sẽ đánh giá được tính tối ưu trong cơ cấu tài sản - nguồn vốn, khả năng phản ứng của ngân hàng trước những hiện tượng bất thường của môi trường kinh doanh và đáp ứng yêu cầu
rút tiền của công chúng. Sự phối hợp hiệu quả sẽ giúp ngân hàng tối đa hoá thu nhập đồng thời kiểm soát chặt chẽ các rủi ro.
Chất lượng tài sản của NHTM Việt Nam được nâng cao thể hiện qua cơ cấu tài sản ngày càng chuyển biến hợp lý và hiệu quả hơn: Tài sản có tính thanh khoản cao tăng nhẹ do yêu cầu tăng dự trữ bắt buộc theo quy định mới của NHNN; cơ cấu khách hàng cũng được chuyển dịch phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay, đó là ưu tiên phát triển tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn và giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn.
5.2.1.2. Các NHTM cần tăng trưởng tín dụng phù hợp
Theo kết quả nghiên cứu, tăng trưởng tín dụng có mối quan hệ đồng biến rủi ro phá sản, điều này đồng nghĩa với việc tín dụng tăng trưởng càng cao thì rủi ro càng cao. Vậy thì mục tiêu của các nhà nhà quản trị ngân hàng là phải tăng trưởng tín dụng có kiểm soát theo đúng định hướng chung của NHNN, tín dụng phải tăng trưởng tích cực ngay từ đầu năm, cơ cấu tín dụng tiếp tục hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ, còn tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được tăng cường kiểm soát theo (Nghị quyết số 55/2017/QH14).
Bên cạnh tăng trưởng thì vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng cũng quan trọng không kém, các NHTM cần xây dựng riêng cho mình một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng chặt chẽ hơn, cụ thể: Xác lập mục tiêu tín dụng, trong đó mức độ rủi ro từ hoạt động tín dụng phải đo lường được; đồng thời, chất lượng của dư nợ tín dụng không chỉ được quan tâm ở tài sản có nội bảng, mà còn được chú ý ở các khoản mục tài sản ngoại bảng; xây dựng, cập nhật chiến lược và chính sách quản lý rủi ro tín dụng, phù hợp với các quy định mới pháp luật Việt Nam và với các chuẩn mực quản trị rủi ro quốc tế.
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh doanh cũng như sự phát triển bền vững của một ngân hàng. Hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với khả năng thanh toán và triển vọng phát triển trong tương lai của ngân hàng.
Do đó, câu hỏi đặt ra cho các nhà quản trị ngân hàng là: ngân hàng phải chấp nhận mức độ rủi ro là bao nhiêu để tăng lợi nhuận? Câu trả lời cho câu hỏi này thực sự rất khó và không chính xác. Ngân hàng có thể nhìn vào tình hình hoạt động trong quá khứ và xác định lợi nhuận đạt được của ngân hàng mình một cách thích hợp với rủi ro gánh chịu. Ngân hàng có thể so sánh lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng mình với những ngân hàng khác cùng quy mô hoạt động trên các chỉ tiêu đo lường. Và ba bước sau đây các ngân hàng nên thực hiện:
Bước thứ nhất cho nhà quản trị ngân hàng là đánh giá ngân hàng đã thực hiện quyết định lợi nhuận và rủi ro như thế nào?
Bước thứ hai là so sánh tình hình kết quả hoạt động của ngân hàng thông qua
các tỷ số đo lường rủi ro và lợi nhuận của ngân hàng với các ngân hàng khác.
Bước cuối cùng là các nhà quản trị ngân hàng đề ra mục tiêu thích hợp cho
hoạt động của ngân hàng, trên cơ sở hoạt động đã qua của ngân hàng và của các ngân hàng khác cùng quy mô và trong môi trường hoạt động.
5.2.1.4. Các NHTM cần nâng cao hiệu quả quản lý chi phí
Để nâng cao hiệu quả quản lý chi phí, các NHTM cần thực hiện một số nội dung sau:
Thứ nhất là, thực hiện phân giao chỉ tiêu thu chi tới từng Phòng ban Chi nhánh và các Phòng giao dịch: Thực hiện tốt cơ chế khoán trong quản lý doanh thu và chi phí trong đó chú trọng một số chỉ tiêu quan trọng như khoán quỹ lương, chi phí quản lý kinh doanh (như vật liệu văn phòng, điện, nước, điện thoại, chi quảng cáo, tiếp thị…), dư nợ cho vay, số dư huy động vốn...
Thứ hai là, đào tạo cho cán bộ nâng cao trình độ về quản trị ngân hàng.
Thứ ba là, xây dựng ý thức tiết kiệm chi phí cho nhân viên: Điểm mấu chốt
chứ không phải thông qua những thao tác kế toán. Vấn đề tiết kiệm chỉ thực sự hiệu quả khi mà thuyết phục được đội ngũ nhân viên cùng thực hiện dựa trên:
Thứ tư là, xây dựng mối liên hệ giữa nhà quản lý và nhân viên: Muốn làm
được điều đó có thể thông qua các công cụ khác nhau, như mối liên hệ gián tiếp từ những văn bản hoặc những cuộc trao đổi trực tiếp. Thông thường các văn bản không dễ hiểu và dễ nản lòng do đó các cuộc gặp mặt sẽ hiệu quả hơn, ở đó các nhà quản lý sẽ thực hiện được một quá trình: tham gia, trao đổi và phản hồi, ba điểm mấu chốt cần có trong xây dựng các mối quan hệ. Những thông tin mà cả nhà quản lý và nhân viên thu được sẽ thực tế hơn, đáng tin cậy và thực dụng hơn. Và mối quan hệ này sẽ hiệu quả hơn nếu thường xuyên có sự giám sát lẫn nhau.
Thứ năm là, khuyến khích nhân viên tham gia quản lý chi phí: Khuyến khích
nhân viên đưa ra các đề xuất, sáng kiến giảm chi phí và tôn trọng những đề xuất của nhân viên. Cần có chế độ khen thưởng thỏa đáng với những đề xuất hiệu quả, và ngay cả những đề xuất thiếu tính hiệu quả nhà quản lý cũng cần có thông tin phản hồi để nhân viên thấy rằng ý kiến của họ được quan tâm, tôn trọng.
5.2.2. Một số gợi ý cho Chính phủ và NHNN 5.2.2.1. Đối với Chính phủ 5.2.2.1. Đối với Chính phủ
Chính phủ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý để đảm bảo một môi trường cạnh tranh công bằng minh bạch, an toàn và hiệu quả cho hệ thống ngân hàng. Cụ thể là triển khai đầy đủ và đồng bộ các văn bản pháp luật với những hướng dẫn cần thiết và chi tiết cho việc thực hiện tốt luật NHNN và luật TCTD. Đồng thời cần phải quán triệt chủ trương và chỉ đạo mạnh mẽ NHNN trong việc phối hợp thực hiện kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.
Chính phủ cần quản lý hệ thống ngân hàng một cách hợp lý thông qua việc triển khai đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Chính phủ cần có những biện pháp khuyến khích các ngân hàng yếu kém sáp nhập vào ngân hàng có khả năng tài chính mạnh và quản trị tốt để tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Với quá trình hội nhập kinh tế thế giới và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) cho phép tự do hóa lưu chuyển lao động, vốn và hàng hóa, phát triển thị trường giúp thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhanh chóng. Trên cơ sở đó Chính phủ cần hỗ trợ hơn cho các NHTM để có cơ hội mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng hóa dịch vụ và tăng hiệu quả kinh doanh.
5.2.2.2. Đối với NHNN
NHNN cần xây dựng chính sách tiền tệ kiềm chế được lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô mà kinh tế vẫn tăng trưởng ở mức hợp lý tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Cụ thể là điều hành linh hoạt các công cụ: lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn và dự trữ bắt buộc để điều tiết lượng cung tiền, giúp DN tháo gỡ khó khăn, tiếp cận nguồn vốn để phát triển sản xuất, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.
NHNN nên tích cực thanh tra, rà soát hoạt động tín dụng, việc trích lập dự phòng của các NHTM nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro, giữ khả năng thanh khoản cho ngân hàng. Đồng thời trong quá trình theo dõi nếu có vấn đề bất hợp lý, NHNN nên kịp thời ban hành các thông tư bổ sung nhằm tháo gỡ các vấn đề này.
NHNN cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình chuẩn của ngành để làm cơ sở tham chiếu để đánh giá hoạt động của ngân hàng thương mại đồng thời là căn cứ để đặt chỉ tiêu phấn đấu hay khắc phục hạn chế của các NHTM Việt Nam.
Hệ thống trung tâm tín dụng tuy có những thành công nhất định trong việc quản lý các văn bản pháp luật, đảm bảo an toàn và bí mật thông tin nhưng thông tin của khách hàng vẫn chưa hoàn thiện vì thế cần tăng cường liên kết, hợp tác trong và ngoài nước để dễ dàng chuyển giao công nghệ tiên tiến của các nước phát triển nhằm hoàn thiện hệ thống. Bên cạnh đó việc tăng cường liên kết còn giúp ngân hàng có cơ hội gia nhập cùng các nước trong khu vực và thế giới, quảng bá thương hiệu, mở rộng mạng lưới, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển kinh doanh có quy mô toàn cầu.
Một số tổ chức tín dụng sau khi tái cơ cấu, tình trạng sở hữu chéo thậm chí không giảm mà còn tăng lên làm tăng nợ xấu ngân hàng. Do đó NHNN cần phải
kiên quyết xử lý vấn đề sở hữu chéo, lợi ích nhóm, đồng thời phải thanh tra, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ quy định giới hạn sở hữu cổ phần.
NHNN cần có biện pháp truyền thông và chỉ đạo kịp thời đối với hiệu ứng số đông về việc đột ngột rút tiền của người dân tại các NHTM khi có các tin đồn không hay nhằm hạn chế ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động cho hoạt động tín dụng, khả năng thanh khoản của ngân hàng.
Mục tiêu đến năm 2020 phát triển hệ thống tín dụng đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn hiệu quả với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô loại hình cạnh tranh hơn và dựa vào nền tảng quản trị phù hợp với thông lệ quốc tế. Do đó NHNN nên gấp rút hoàn tất việc chọn ra các ngân hàng yếu kém với khoản nợ xấu cao, thanh khoản yếu và quản trị kém để thực hiện việc sáp nhập với ngân hàng mạnh hơn có thể là ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài nhằm giúp ngân hàng cải thiện được khả năng quản trị, nâng cao năng lực tài chính và tăng năng lực cạnh tranh.
Thứ nhất, nghiên cứu chỉ tập trung vào một số yếu tố định lượng được, phổ
biến, dễ thu thập dữ liệu nghiên cứu nên không khỏi bỏ sót những yếu tố khác có thể tác động đến rủi ro phá sản của các NHTM.
Thứ hai, do khó khăn trong việc thu thập số liệu nên mẫu nghiên cứu của mô
hình chỉ có 28 ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam làm cho số quan sát chỉ đạt được 166 quan sát. Thêm vào đó khoảng thời gian nghiên cứu chỉ từ năm 2013-2018 nên kết quả của bài nghiên cứu chỉ giới hạn trong giai đoạn này.
Hướng nghiên cứu tương lai: bổ sung thêm một số yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản, mở rộng mẫu nghiên cứu và kéo dài thời gian nghiên cứu để giúp cho kết quả hồi quy chính xác hơn để có những đề xuất tốt hơn cho các NHTM.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
[1] Báo cáo tài chính của 25 NHTM từ năm 2013-2018.
[2] Chỉ thị 04/CT – NHNN ngày 02/08/2018. Chỉ thị tiếp tục triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành ngân hàng trong 6 tháng cuối năm 2018.
[3] PHS ngày 19/4/2019, Báo cáo ngành Ngân hàng.
[4] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS, Tập 2. NXB Hồng Đức, chương 10, trang 1-11.
[5] Luật số 17/2017/QH14 ngày 20/11/2017, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng.
[6] Luật số 51/2014/QH13 ngày 19/6/2014, Luật phá sản.
[7] Nguyễn Thanh Dương (2013), Phân tích rủi ro trong hoạt động ngân hàng, Tạp chí phát triển và hội nhập, 9(19), 29-39.
[8] Nguyễn Minh Hà, Nguyễn Bá Hướng (2016), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản ngân hàng bằng phương pháp Z-score, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, 229, 17-25.
[9] Trần Tiến Khai (2014). Phương pháp nghiên cứu kinh tế. NXB Lao động xã hội, chương 6, trang 188.
Tài liệu tiếng Anh
[1] Agusman, A., Monroe, G., Gasborro, D. & Zumwalt, J. (2008), ‘Accounting and capital market measures of risk: evi- dence from Asian banks during 1998- 2003’, Journal Banking and Finance, 32, 480-488.
years Foos, D., Norden L. and Weber, M. (2010), Loan Growth and Riskiness of Banks, Journal of Banking and Finance, Vol. 34(12), pp. 2929-2940.
[3] Altman E.I., (1983), Corporate Financial Distress: A Complete Guide to Predicting, Avoiding and Dealing with Bankruptcy. Toronto: Wiley & Sons.
[4] Altman, E.I., (2005). An Emerging Market Credit Scoring System for Corporate Bonds. Emerging Markets Review.
[5] Angbazo, L. (1997), ‘Commercial Bank Net Interest Margins, Default Risk, Interest Rate Risk, and Off-balance Sheet Banking’, Journal of Banking and Finance, 21, 55-87.
[6] Beck, T., Hesse, H., Kick, T. & Westernhagen, N. (2009) ‘Bank Ownership and Stability: Evidence from Germany’, Bundesbank Working Paper Series, April, 2009.
[7] Berger, A. & DeYoung, R. (1997), ‘Problem loans and cost efficiency in commercial banks’, Journal of Banking and Finance, 21, 849-870.
[8] Bonin, J.P., Hasan, I. & Wachtel, P. (2005), ‘Bank performance, efficiency and ownership in transition countries’, Journal of Banking & Finance, 29, 31- 53.
[9] Boyd, J. H., & Graham, S. L. (1988), The profitability and risk effects of allowing bank holding companies to merge with other financial firms: a simulation study, Federal Reserve Bank of Minneapolis Quarterly Review 2,3-20.
[10] Cihák, M. M., & Hesse, H. (2008). Islamic banks and financial stability: An empirical analysis (No. 8-16). International Monetary Fund.
[11] Cole, R. A., & White, L. J. (2012). Déjà vu all over again: The causes of US commercial bank failures this time around. Journal of Financial Services
Research, 42(1-2), 5-29.
[12] Cooper, D. R., & Schindler, P. S. (2008). International Edition: Business
Research Methods.