Đối với NHNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 76 - 77)

NHNN cần xây dựng chính sách tiền tệ kiềm chế được lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô mà kinh tế vẫn tăng trưởng ở mức hợp lý tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Cụ thể là điều hành linh hoạt các công cụ: lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn và dự trữ bắt buộc để điều tiết lượng cung tiền, giúp DN tháo gỡ khó khăn, tiếp cận nguồn vốn để phát triển sản xuất, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.

NHNN nên tích cực thanh tra, rà soát hoạt động tín dụng, việc trích lập dự phòng của các NHTM nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro, giữ khả năng thanh khoản cho ngân hàng. Đồng thời trong quá trình theo dõi nếu có vấn đề bất hợp lý, NHNN nên kịp thời ban hành các thông tư bổ sung nhằm tháo gỡ các vấn đề này.

NHNN cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình chuẩn của ngành để làm cơ sở tham chiếu để đánh giá hoạt động của ngân hàng thương mại đồng thời là căn cứ để đặt chỉ tiêu phấn đấu hay khắc phục hạn chế của các NHTM Việt Nam.

Hệ thống trung tâm tín dụng tuy có những thành công nhất định trong việc quản lý các văn bản pháp luật, đảm bảo an toàn và bí mật thông tin nhưng thông tin của khách hàng vẫn chưa hoàn thiện vì thế cần tăng cường liên kết, hợp tác trong và ngoài nước để dễ dàng chuyển giao công nghệ tiên tiến của các nước phát triển nhằm hoàn thiện hệ thống. Bên cạnh đó việc tăng cường liên kết còn giúp ngân hàng có cơ hội gia nhập cùng các nước trong khu vực và thế giới, quảng bá thương hiệu, mở rộng mạng lưới, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển kinh doanh có quy mô toàn cầu.

Một số tổ chức tín dụng sau khi tái cơ cấu, tình trạng sở hữu chéo thậm chí không giảm mà còn tăng lên làm tăng nợ xấu ngân hàng. Do đó NHNN cần phải

kiên quyết xử lý vấn đề sở hữu chéo, lợi ích nhóm, đồng thời phải thanh tra, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ quy định giới hạn sở hữu cổ phần.

NHNN cần có biện pháp truyền thông và chỉ đạo kịp thời đối với hiệu ứng số đông về việc đột ngột rút tiền của người dân tại các NHTM khi có các tin đồn không hay nhằm hạn chế ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động cho hoạt động tín dụng, khả năng thanh khoản của ngân hàng.

Mục tiêu đến năm 2020 phát triển hệ thống tín dụng đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn hiệu quả với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô loại hình cạnh tranh hơn và dựa vào nền tảng quản trị phù hợp với thông lệ quốc tế. Do đó NHNN nên gấp rút hoàn tất việc chọn ra các ngân hàng yếu kém với khoản nợ xấu cao, thanh khoản yếu và quản trị kém để thực hiện việc sáp nhập với ngân hàng mạnh hơn có thể là ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài nhằm giúp ngân hàng cải thiện được khả năng quản trị, nâng cao năng lực tài chính và tăng năng lực cạnh tranh.

Thứ nhất, nghiên cứu chỉ tập trung vào một số yếu tố định lượng được, phổ

biến, dễ thu thập dữ liệu nghiên cứu nên không khỏi bỏ sót những yếu tố khác có thể tác động đến rủi ro phá sản của các NHTM.

Thứ hai, do khó khăn trong việc thu thập số liệu nên mẫu nghiên cứu của mô

hình chỉ có 28 ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam làm cho số quan sát chỉ đạt được 166 quan sát. Thêm vào đó khoảng thời gian nghiên cứu chỉ từ năm 2013-2018 nên kết quả của bài nghiên cứu chỉ giới hạn trong giai đoạn này.

Hướng nghiên cứu tương lai: bổ sung thêm một số yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản, mở rộng mẫu nghiên cứu và kéo dài thời gian nghiên cứu để giúp cho kết quả hồi quy chính xác hơn để có những đề xuất tốt hơn cho các NHTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)