Cơ sở lựa chọn mô hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 9 (Trang 33 - 35)

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu trƣớc đây và những nghiên cứu phát triển thời gian gần đây, mô hình nghiên cứu sẽ khảo sát về một quyết định lựa chọn bắt nguồn từ việc cá nhân đã có nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu sẽ lƣợc qua giai đoạn nhận thức nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng.

Trong một nghiên cứu của Taylor và Todd (1995) nhận thấy rằng, khả năng của TAM (Mô hình chấp nhận công nghệ) để dự đoán quyết định hành vi của ngƣời sử dụng - công nghệ mới và việc sử dụng thực tế đã đƣợc hỗ trợ bởi rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm nhƣng mô hình này không có hai nhân tố (nhân tố xã hội và kiểm soát hành vi) đã đƣợc chứng minh bởi nhiều nghiên cứu để có khả năng đáng kể ảnh hƣởng đến việc sử dụng thực tế của ngƣời sử dụng trong việc sử dụng công nghệ mới. Taylor và Todd (1995) đã đề xuất một mô hình C-TAM-TPB bằng cách kết hợp mô hình TPB (Mô hình lý thuyết hành vi hoạch định) và TAM đƣợc thể hiện qua hình 2.4:

Tuy nhiên, các tác giả cũng cho rằng, ngoài những nhân tố có trong các mô hình này còn có các nhân tố khác ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của ngƣời tiêu dùng. Vì vậy, nhiều nghiên cứu đã mở rộng kết hợp và phát triển các mô hình trên bằng cách bổ sung thêm các nhân tố vào trong các mô hình này. Nghiên cứu của Suhana Mohamed và cộng sự (2016) đã kết luận ra rằng “chính sách ngân hàng” và “thái độ tiêu dùng” không tác động tích cực đến quyết định sử dụng thẻ. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, nghiên cứu của Suhana Mohamed và cộng sự đƣợc thực hiện tại quốc gia Malaysia, nơi mà thẻ tín dụng đƣợc phát hành lần đầu tiên vào giữa thập niên 70, sau đó đƣợc sử dụng phổ biến cho mọi ngƣời dân. Do đó, hai nhân tố này sẽ không phải là những nhân tố có ý nghĩa thống kê đối với quốc gia Malaysia. Tại Việt Nam, khi thẻ tín dụng lần đầu tiên đƣợc phát hành vào năm 1996 thì “thái độ tiêu dùng” và “chính sách ngân hàng” có tác động không nhỏ đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng. Vì vậy, tác giả đề xuất đƣa hai nhân tố trên vào mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu của Arpita Khare (2011) đã cho kết luận về “sự tiện lợi” là yếu tố mang tính dự báo chính về quyết định sử dụng thẻ tín dụng, đây cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng. Kalisa Alfred và cộng sự (2016) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng trong các tổ chức tài chính của Rwanda – Ngân hàng I&M và đƣa ra kết luận “chi phí sử dụng thẻ tín dụng” có ảnh hƣởng trực tiếp đến việc sử dụng thẻ tín dụng, đây cũng là tiền đề để tác giả thêm nhân tố này vào mô hình nghiên cứu đề xuất. Tại Việt Nam có nghiên cứu của Lê Thế Giới và Lê Văn Huy (2006) cho rằng “thói quen sử dụng phƣơng thức thanh toán không dùng tiền mặt” không tồn tại trong “Mô hình nghiên cứu những nhân tố ảnh hƣởng đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ATM tại Việt Nam”. Đây là nghiên cứu đƣợc thực hiện cách đây khá lâu, trong thời đại công nghệ phát triển nhƣ hiện nay, tác giả nhận thấy xu hƣớng tiêu dùng không tiền mặt sẽ là một xu hƣớng tất yếu của tƣơng lai. Do đó, tác giả quyết định đƣa nhân tố “xu hƣớng tiêu dùng không tiền mặt” vào mô hình nghiên cứu đề xuất để đánh giá lại mức độ tác động của nhân

tố này đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cho phù hợp với bối cảnh hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 9 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)