Các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 9 (Trang 35)

Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất

2.4.2. Các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu cứu

Chính sách ngân hàng: Nhiều ngân hàng phát hành thẻ đang thực hiện hàng loạt chƣơng trình khuyến mãi để thu hút sự chú ý của khách hàng sử dụng thẻ tín dụng. Bên cạnh đó còn có các chiến lƣợc khác nhau để quản lý hoạt động tiêu dùng qua thẻ của khách hàng để đảm bảo lợi ích cho ngƣời sử dụng và an toàn tín dụng cho ngân hàng phát hành thẻ. Do đó, giả thuyết thứ nhất của mô hình nghiên cứu là mối quan hệ giữa chính sách ngân hàng và quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng đƣợc đề xuất nhƣ sau:

H1: Chính sách ngân hàng có ảnh hưởng tích cực tới quyết định sử dụng thẻ tín

dụng của khách hàng.

Thái độ tiêu dùng: Trong nghiên cứu của Suhana Mohamed và cộng sự (2016) có Chính sách ngân hàng Thái độ tiêu dùng Sự tiện lợi Chi phí sử dụng Xu hƣớng tiêu dùng không tiền mặt Quyết định sử dụng thẻ tín dụng

nghiện mua sắm và chi tiêu quá mức gây ra những khoản nợ quá khả năng chi trả. Nghiên cứu cho thấy việc dùng thẻ tín dụng mặc dù dựa trên tiêu chí cân đối giữa chi phí và lợi ích mà thẻ tín dụng mang lại, nhƣng thái độ tiêu dùng của chủ sở hữu thẻ tín dụng là yếu tố có tác động đáng kể đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng. Vì vậy, giả thuyết thứ hai là:

H2: Thái độ tiêu dùng có ảnh hưởng tích cực đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng.

Sự tiện lợi: Nghiên cứu của Arpita Khare (2011) đã xem xét lối sống và các giá trị

dự đoán cho quyết định sử dụng thẻ tín dụng ở Ấn Độ.Sự tiện lợi nổi lên nhƣ là yếu

tố dự báo chính của việc sử dụng thẻ tín dụng, sau đó là cảm giác thành đạt yếu tố

có mức tác động thứ hai đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng. Nhân tố “sự tiện lợi”

đƣợc xem là nhân tố làm tăng việc sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng. Sự tiện lợi là việc chủ thẻ có thể sử dụng thẻ tín dụng mọi lúc mọi nơi mà vẫn đảm bảo tính an toàn của giao dịch tài chính. Giả thuyết thứ ba là:

H3: Sự tiện lợi có ảnh hưởng tích cực đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng.

Chi phí sử dụng: Kalisa Alfred và cộng sự (2016) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng trong các tổ chức tài chính của Rwanda – Ngân hàng I&M và chỉ ra rằng chi phí sử dụng thẻ tín dụng ảnh hƣởng trực tiếp đến việc sử dụng thẻ tín dụng. Khi sử dụng thẻ tín dụng khách hàng phải bỏ ra những chi phí phát hành thẻ, phí thƣờng niên, phí phát sinh trong quá trình giao dịch hay phí phạt và lãi suất khi trả nợ quá hạn,…đây đƣợc coi là những nhân tố ảnh hƣởng lớn đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng. Khách hàng sẽ xem xét quyết định sử dụng thẻ tín dụng khi so sánh những chi phí mà họ bỏ ra có bù đắp đƣợc những lợi ích mà thẻ tín dụng mang lại cho khách hàng hay không. Giả thuyết thứ tƣ đƣợc đề xuất nhƣ sau:

H4: Chi phí sử dụng có ảnh hưởng tích cực đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng.

Xu hƣớng tiêu dùng không tiền mặt: Nghiên cứu của tác giả Lê Thế Giới và Lê Văn Huy (2006) “Mô hình nghiên cứu những nhân tố ảnh hƣởng đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ATM tại Việt Nam” cho rằng thói quen sử dụng phƣơng thức thanh toán không dùng tiền mặt không có ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng thẻ ATM tại Việt Nam. Tuy nhiên trong bối cảnh tiến bộ của khoa học và công nghệ thông tin hiên nay, Thủ tƣớng Chính Phủ phê duyệt đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016-2020, với mục tiêu đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phƣơng tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%. Có thể thấy rằng thanh toán không dùng tiền mặt là xu hƣớng tất yếu của sự phát triển. Thẻ tín dụng là một phƣơng tiện thanh toán giúp giảm thiểu chi phí phát hành và quản lý tiền mặt tại Việt Nam trong tƣơng lai. Giả thuyết nghiên cứu thứ năm nhƣ sau:

H5: Xu hướng tiêu dùng không tiền mặt có ảnh hưởng tích cực đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng.

Tóm tắt chương 2

Chƣơng 2 đã trình bày tổng quan về lý thuyết về thẻ tín dụng, quyết định sử dụng thẻ tín dụng cũng nhƣ một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong lĩnh vực này, từ đó xác định mô hình nghiên cứu đề xuất của luận văn. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu thể hiện mối quan hệ tác động của năm nhân tố gồm: chính sách ngân hàng, thái độ tiêu dùng, sự tiện lợi, chi phí sử dụng và xu hƣớng tiêu dùng không tiền mặt đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng. Chƣơng 3 sẽ thảo luận về phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong phân tích và kiểm định mô hình.

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chƣơng 2 đã phân tích cơ sở lý thuyết, một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu, đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Chƣơng này trình bày quy trình nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng để đánh giá và kiểm định mô hình nghiên cứu đã đề xuất trong chƣơng 2. Kết thúc chƣơng là phần trình bày kết quả nghiên cứu định tính và định lƣợng.

3.1. Quy trình nghiên cứu

Nhằm thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và đạt đƣợc các mục tiêu đã đề ra, nghiên cứu này đƣợc thực hiện theo các bƣớc sau:

Bƣớc 1: Đặt vấn đề nghiên cứu

Bƣớc 2: Xác định mục tiêu nghiên cứu Bƣớc 3: Cơ sở lý thuyết

Bƣớc 4: Nghiên cứu sơ bộ định tính Bƣớc 5: Thiết lập thang đo

Bƣớc 6: Nghiên cứu định lƣợng

Bƣớc 7: Làm sạch, mã hóa, nhập dữ liệu

Bƣớc 8: Kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA Bƣớc 9: Phân tích hồi quy, phân tích phƣơng sai ANOVA

3.2. Nghiên cứu sơ bộ định tính

Đây là giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, mục đích thực hiện nhằm để khám phá, điều chỉnh thang đo và bổ sung các biến quan sát. Tác giả đã thực hiện các buổi thảo luận tay đôi (ba buổi) cùng với góp ý của Giáo viên hƣớng dẫn để hiệu chỉnh từ ngữ, cách diễn đạt, điều chỉnh thang đo các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng nhằm chuẩn bị cho nghiên cứu mô tả ở giai đoạn tiếp theo. Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện bằng cách phỏng vấn sâu theo một số nội dung đã đƣợc chuẩn bị trƣớc.

Các thông tin cần thu thập: Xác định xem ngƣời đƣợc phỏng vấn hiểu thế nào về thẻ tín dụng? Đối với cá nhân họ thì khi nhân tố nào đƣợc cải thiện thì sẽ làm gia tăng tần suất sử dụng thẻ tín dụng? Ngƣời đƣợc phỏng vấn có hiểu đúng nội dung câu hỏi hay không? Có điều gì cần bổ sung thêm vào bảng câu hỏi? Ngôn ngữ đƣợc trình bày trong bảng câu hỏi có phù hợp hay chƣa?

Đối tƣợng phỏng vấn: Dựa vào mối quan hệ đồng nghiệp, tác giả đã tiến hành phỏng vấn 15 ngƣời gồm trƣởng/phó phòng Bán lẻ - Doanh nghiệp; trƣởng/phó Phòng giao dịch và khách hàng đến giao dịch tại quầy phục vụ thẻ đƣợc chọn ngẫu nhiên.

Kết quả nghiên cứu định tính

Tất cả các khách hàng đƣợc lựa chọn phỏng vấn tay đôi đều đồng ý các biến chính sách ngân hàng, thái độ tiêu dùng, sự tiện lợi, chi phí sử dụng, xu hƣớng tiêu dùng không tiền mặt đều có ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng thẻ.

3.3. Thiết lập thang đo

Từ kết quả nghiên cứu định tính, tác giả thiết lập thang đo chính thức bao gồm 25 câu hỏi đại diện cho 25 biến quan sát. Các câu hỏi đƣợc xây dựng dựa trên thang đo Likert 7 bậc với bậc 1 tƣơng ứng mức độ “Hoàn toàn không đồng ý” và bậc 7 tƣơng ứng mức độ “Hoàn toàn đồng ý”. Thang đo cụ thể:

Thang đo “chính sách ngân hàng”:

chinhsach1: Anh/Chị sử dụng thẻ vì tiện ích rút tiền mặt của thẻ tín dụng

chinhsach2: Anh/Chị sử dụng thẻ để tích điểm, đổi quà tặng hoặc hoàn tiền từ ngân hàng

chinhsach3: Anh/Chị sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng đƣợc giảm giá, trả góp tại các địa điểm mua sắm

chinhsach4: Anh/Chị sử dụng thẻ vì việc trả nợ thẻ khá dễ dàng bằng Internet Banking

tiền hàng tháng đã tiêu dùng

Thang đo “thái độ tiêu dùng”:

thaido1: Anh/Chị luôn thanh toán đúng hạn thẻ tín dụng

thaido2: Anh/Chị sẽ gọi lên Ngân hàng thông báo việc không nhận đƣợc sao kê tài khoản khi gần đến ngày đến hạn thanh toán

thaido3: Anh/Chị luôn để sẵn một phần thu nhập vào việc trả nợ chi tiêu thẻ tín dụng hàng tháng

thaido4: Anh/Chị luôn sử dụng thẻ tín dụng ở những nơi có máy cà thẻ (máy POS) thaido5: Anh/Chị sẽ kiểm tra hóa đơn mua hàng với sao kê tài khoản thẻ để đảm bảo đúng số tiền trả nợ thẻ tín dụng

Thang đo “sự tiện lợi”:

tienloi1: Anh/Chị dùng thẻ tín dụng để không phải mang theo nhiều tiền mặt bên ngƣời

tienloi2: Khi Anh/Chị đi du lịch nƣớc ngoài, việc dùng thẻ tín dụng dễ dàng hơn việc đổi ngoại tệ

tienloi3: Anh/Chị thanh toán bằng thẻ tín dụng an toàn hơn so với thanh toán bằng tiền mặt

tienloi4: Anh/Chị dùng thẻ tín dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu vào những thời điểm thiếu hụt ngân sách

tienloi5: Sử dụng thẻ tín dụng giúp Anh/Chị quản lý chi tiêu hàng tháng khoa học hơn bằng sao kê tài khoản thẻ tín dụng

Thang đo “chi phí sử dụng”:

chiphi1: Anh/Chị sử dụng thẻ tín dụng vì chi phí phí khi thanh toán qua thẻ bằng với tiền mặt và bằng 0

chiphi2: Anh/Chị sử dụng thẻ tín dụng vì phí thƣờng niên thƣờng đƣợc miễn phí chiphi3: Anh/Chị sử dụng thẻ tín dụng việc tăng hạn mức thẻ tín dụng ít ảnh hƣởng đến phí quản lý thẻ

chiphi4: Anh/Chị sử dụng thẻ tín dụng vì chi phí đi vay cao hơn chi phí sử dụng thẻ tín dụng

Thang đo “xu hướng tiêu dùng không tiền mặt”:

xuhuong1: Anh/Chị sử dụng thẻ tín dụng để có thể mua hàng trực tuyến dễ dàng hơn

xuhuong2: Anh/Chị sử dụng thẻ tín dụng để hƣởng ƣu đãi từ các tổ chức phát hành thẻ

xuhuong3: Anh/Chị sử dụng thẻ tín dụng vì việc thanh toán nhanh chóng thay vì dùng tiền mặt

Thang đo “quyết định sử dụng thẻ tín dụng”:

quyetdinh1: Anh/Chị sẽ sử dụng thẻ tín dụng của VietinBank một cách thƣờng xuyên?

quyetdinh2: Anh/Chị sẽ giới thiệu bạn bè/ngƣời thân sử dụng thẻ tín dụng của VietinBank?

quyetdinh3: Anh/Chị sẽ tiếp tục sử dụng thẻ tín dụng của VietinBank trong tƣơng lai?

3.4. Phƣơng pháp thu thập thông tin

Kích thƣớc mẫu: Là số phiếu khảo sát hợp lệ mà tác giả thu thập. Độ tin cậy của thông tin sẽ phụ thuộc vào kích thƣớc mẫu đƣợc chọn. Nếu kích thƣớc mẫu đƣợc chọn là nhỏ thì có lợi về mặt thời gian thực hiện, chi phí nhƣng thông tin có độ tin cậy kém, khi tăng kích thƣớc mẫu lên thì độ tin cậy của thông tin sẽ tăng lên nhƣng cùng với đó là sự tăng thêm về thời gian, chi phí và nguồn lực thực hiện.

Quá trình lấy mẫu nghiên cứu chủ yếu liên quan đến việc xác định đối tƣợng, mục tiêu, khung mẫu, xác định kích thƣớc mẫu và lựa chọn phƣơng pháp lấy mẫu (Zikmund, 2003). Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), xác định kích thƣớc mẫu là công việc công hề dễ dàng trong nghiên cứu khoa học. Kích thƣớc mẫu cần cho nghiên

cứu phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ phƣơng pháp xử lý (phân tích EFA, CFA, hồi quy, SEM …), độ tin cậy cần thiết.

Có nhiều phƣơng pháp chọn mẫu đƣợc sử dụng cho các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu thị trƣờng, và có thể đƣợc chia ra làm hai nhóm chính (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2010): (i) phƣơng pháp chọn mẫu xác suất: là phƣơng pháp chọn mẫu mà các nhà nghiên cứu biết đƣợc xác suất tham gia vào mẫu của các phần tử, (ii) phƣơng pháp chọn mẫu phi xác suất: là phƣơng pháp chọn mẫu mà trong đó nhà nghiên cứu chọn các phần tử tham gia vào mẫu không theo quy luật ngẫu nhiên. Nếu mô hình và các giả thuyết nghiên cứu đƣợc kiểm định theo phƣơng pháp chọn mẫu xác suất thì tính tổng quát của kết quả sẽ cao hơn nhƣng thời gian và chi phí cũng tăng theo. Do vậy, trong giới hạn về thời gian và ngân sách khi thực hiện đề tài nghiên cứu nên tác giả thực hiện theo phƣơng pháp chọn mẫu định mức (phi xác suất) khi phỏng vấn các đối tƣợng khảo sát. Kích thƣớc của mẫu tác giả áp dụng trong nghiên cứu này đƣợc dựa theo yêu cầu của phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) và phân tích hồi quy đa biến. Cụ thể nhƣ sau:

Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA: Dựa theo nghiên cứu của các tác giả Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thƣớc mẫu dự kiến. Theo đó kích thƣớc mẫu tối thiểu gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Trong nghiên cứu này, dự kiến có tổng cộng 25 biến quan sát, do đó kích thƣớc mẫu tối thiểu cần đạt đƣợc là 25*5 = 125 mẫu.

Đối với phân tích hồi quy đa biến: Cỡ mẫu tối thiểu cần đạt đƣợc tính theo công thức là 50 + 8*m (m: số biến độc lập) (theo Tabachnick và Fidell, 1996). Trong nghiên cứu này, dự kiến tổng số biến độc lập là 5 thì cỡ mẫu tối thiểu là 50 + 8*5 = 90 mẫu.

Ngoài ra, theo nghiên cứu về cỡ mẫu do Roger thực hiện (2006) cho thấy cỡ mẫu tối thiểu áp dụng trong các nghiên cứu thực hành nằm trong khoảng 150-200 mẫu.

Theo Hair và cộng sự (1998), kích thƣớc mẫu nghiên cứu tối thiểu phải gấp 5 lần số lƣợng biến quan sát của mô hình. Theo nghiên cứu về cỡ mẫu do Roger thực hiện (2006) cho thấy cỡ mẫu tối thiểu áp dụng trong các nghiên cứu thực hành nằm trong khoảng 150-200 mẫu. Mô hình nghiên cứu gồm 25 biến quan sát, do đó, kích thƣớc mẫu của nghiên cứu đƣợc chọn là 235.

Bảng câu hỏi đƣợc phát trực tiếp cho khách hàng có thẻ tín dụng tại VietinBank Chi nhánh 9. Tại VietinBank Chi nhánh 9 có quầy chuyên phục vụ các khách hàng liên quan đến giao dịch về thẻ. Nhờ đó, tác giả đã phát phiếu câu hỏi khảo sát cho những khách hàng giao dịch tại quầy và có sử dụng thẻ tín dụng của VietinBank. Số lƣợng phiếu khảo sát phát ra là 235 phiếu, sau khi kiểm tra có 4 phiếu bị loại ra do khách hàng chỉ ghi một mức độ đánh giá cho tất cả các phiếu. Vì vậy, thông qua phƣơng pháp này, tác giả thu thập đƣợc 231 mẫu hợp lệ. Phù hợp với cỡ mẫu nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố. Sau khi thu hồi lại bảng câu hỏi từ khách hàng, tác giả sử dụng phần mềm SPSS để thống kê mô tả, đánh giá thang đo, điều chỉnh mô hình nghiên cứu, kiểm tra độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha), phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy, phân tích phƣơng sai ANOVA.

3.5. Nghiên cứu định lƣợng 3.5.1. Thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phƣơng pháp dùng tổng hợp các phƣơng pháp đo lƣờng, mô tả, trình bày số liệu đƣợc ứng dụng vào trong lĩnh vực kinh tế. Thƣờng đƣợc sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập đƣợc từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau, trong đó tác giả biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu. Trong bài này, tác giả phân tích thống kê tần số để mô tả các thuộc tính của nhóm mẫu khảo sát bao gồm:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 9 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)