Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh sa đéc (Trang 37 - 39)

Nghiên cứu của Phan Đình Khôi và Nguyễn Việt Thành (2017):“Các yếu tố vi mô ảnh hưởng đến RRTD: Trường hợp các Ngân hàng TMCP sở hữu nhà nước ở

Hậu Giang”. Dựa trên số liệu thu thập được từ 316 quan sát của 5 ngân hàng, kết

hợp mô hình Binary Logistic và mô hình logit đa thức, nghiên cứu đã ước lượng được ảnh hưởng của các yếu tố vi mô đến RRTD của ngân hàng. Kết quả phân tích cho thấy mô hình logit đa thức cho phép giải thích tốt hơn mô hình Binary Logistic. Ở mức độ rủi ro 1, các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của các ngân hàng bao gồm: tài sản đảm bảo; mục đích sử dụng vốn vay; lịch sử vay vốn của khách hàng; ngành nghề chính tạo ra thu nhập; và kiểm tra, giám sát vốn vay. Ở mức độ rủi ro 2, các yếu tố có ý nghĩa bao gồm: 5 yếu tố ở mức độ rủi ro 1; và thêm 2 yếu tố: khả năng tài chính của khách hàng; kinh nghiệm của cán bộ tín dụng.

trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và

Phát triển Việt Nam ở Đồng bằng sông Cửu Long”. Dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập

từ 454 doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Đồng bằng sông Cửu Long, kết quả ước lượng cho thấy các yếu tố như: quy mô, nợ phải trả, ROA, xếp hạng doanh nghiệp, lịch sử vay, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng và cạnh tranh có ảnh hưởng đến RRTD của các doanh nghiệp trong mẫu quan sát.

Nguyễn Thùy Dương và Nguyễn Thanh Tùng (2012), trong một nghiên cứu về rủi ro tín dụng của các tập đoàn kinh tế Nhà nước tại ngân hàng thương mại Việt Nam cho rằng những yếu tố như: bảo đảm tiền vay, tiêu chí xếp hạng tín dụng, mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, mục đích các khoản vay và quy mô khoản vay đều là những yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011): “Các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam: Chi nhánh

Cần Thơ”. Với dữ liệu thu thập từ 438 khách hàng của Ngân hàng, áp dụng mô hình

Probit, kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD của Ngân hàng bao gồm: Khả năng tài chính của khách hàng đi vay; Việc sử dụng vốn vay; Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng; Số lần kiểm tra, giám sát khoản vay của cán bộ tín dụng; Việc đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của khách hàng vay.

Trương Đông Lộc (2010), trong bài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân ở khu vực Đồng bằng sông cửu Long” đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng với biến phụ thuộc rủi ro được xác định dựa theo đặc điểm hồ sơ khách hàng: có rủi ro và không có rủi ro. Bài nghiên cứu chỉ ra rằng khi tăng tỷ lệ số tiền vay trên giá trị tài sản bảo đảm thì rủi ro tín dụng sẽ tăng lên, trong khi đó các yếu tố như kinh nghiệm của khách hàng, kinh nghiệm của nhân viên tín dụng, quá trình kiểm tra giám sát vốn vay lại có mối quan hệ nghịch biến với rủi ro tín dụng. Tuy nhiên bài nghiên cứu chỉ kiểm định ở phạm vi hẹp nên chưa mang tính khái quát cao.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dựa trên nền tảng cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng, đồng thời lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến chủ đề, tác giả tiến hành xây dựng mô hình để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu ban đầu.

Phương pháp nghiên cứu định lượng với mô hình hồi quy Binary Logistic được vận dụng trong đề tài để phân tích tác động của các yếu tố đến RRTD KHDN của VietinBank – Sa Đéc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh sa đéc (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)