Thực trạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại VietinBank Sa Đéc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh sa đéc (Trang 39 - 41)

Tình hình dư nợ tín dụng

Ngân hàng huy động vốn để phục vụ cho mục tiêu cuối cùng của mình là đầu tư và cho vay nhằm thu về lợi nhuận. Cùng với việc huy động tăng cao thì kết quả sử dụng vốn của VietinBank Sa Đéc đều có sự tăng trưởng khá tốt qua các năm. Việc sử dụng vốn đầu tư cho vay phải đảm bảo được mức độ an toàn và sinh lời. Trong những năm qua, VietinBank Sa Đéc đã thận trọng trong việc phân tích, đánh giá và lựa chọn khách hàng để cho vay, tuân thủ đúng các bước của quy trình cho vay. Bên cạnh việc đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng của những khách hàng truyền thống, VietinBank Sa Đéc đã tăng cường tiếp thị các khách hàng mới nhằm đem lại cho khách hàng nguồn vốn với chi phí hợp lý cùng chất lượng phục vụ tốt nhất.

Bảng 3.1: Cơ cấu dư nợ tín dụng tại VietinBank Sa Đéc giai đoạn 2013–2017

(đvt: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 1.932 100 2.273 100 3.087 100 3.685 100 3.906 100 Theo kỳ hạn - Ngắn hạn 1.155 59,8 1.345 59,1 1.992 64,5 2.440 66,2 2.499 64,0 - Trung hạn 216 11,2 270 11,9 348 11,3 443 12,0 518 13,3 - Dài hạn 561 39,0 628 29,0 747 24,2 802 21,8 889 22,7

- VND 1.411 73,0 1.642 72,2 2.326 75,3 2.998 81,4 3.248 83,2 -Ngoại tệ quy VND 521 27,0 631 27,8 761 24,7 687 18,6 658 16,8 Theo khách hàng - KHDN lớn 1.098 56,8 1.252 55,1 1.631 52,8 1.929 52,3 1.654 42,3 - KHDN VVN 376 19,5 504 22,1 673 21,8 724 19,6 853 21,8 - KHCN 458 23,7 517 22,8 783 25,4 1.032 28,1 1.399 35,9 Tăng trưởng 341 17,7 814 35,8 598 19,4 221 6,0

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của VietinBank Sa Đéc)

Bảng số liệu trên cho thấy hoạt động tín dụng của VietinBank Sa Đéc liên tục tăng trưởng qua các năm với tốc độ tăng trưởng cao. Dư nợ đến cuối năm 2015 tăng 814 tỷ đồng so với năm 2014, năm 2016 tăng 598 tỷ đồng so với năm 2015, năm 2017 tăng 221 tỷ đồng so với năm 2016. Tuy tốc độ tăng trưởng qua các năm không ổn định nhưng nhìn chung dư nợ của chi nhánh luôn có sự tăng trưởng hợp lý và an toàn theo từng thời điểm, đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế thế giới cũng như trong nước gặp nhiều khó khăn.

Xét về cơ cấu tín dụng có một số đặc điểm như sau:

- Theo kỳ hạn: Cơ cấu dư nợ phân theo kỳ hạn biến động qua các năm nhưng vẫn theo xu hướng tỷ trọng nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao (trên 60%). Tuy nhiên so với các ngân hàng khác trên địa bàn, tỷ lệ cho vay trung dài hạn của Chi nhánh chiếm tỷ lệ khá cao nhờ VietinBank Sa Đéc luôn chủ động được nguồn vốn trung dài hạn để cho vay, điều nay giúp khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích và dòng tiền trả nợ khá an toàn. Ngoài ra, cơ cấu vay trung dài hạn lớn sẽ giúp gia tăng lợi nhuận cho Chi nhánh từ hoạt động cho vay.

- Theo đồng tiền cho vay: Tỷ trọng cho vay VND có xu hướng tăng dần trong những năm gần đây và đạt 83,2%, đây cũng là điều phù hợp với chủ trương của Chính phủ và NHNN nhằm giảm sự phụ thuộc vào vốn vay ngoại tệ.

- Theo loại hình khách hàng: Tỷ trọng dư nợ của KHDN lớn có xu hướng giảm dần cùng với việc tỷ trọng của khách hàng bán lẻ (bao gồm KHDN VVN và KHCN) tăng, đây là điều phù hợp với xu thế phát triển chung của ngành ngân hàng

nói chung và VietinBank Sa Đéc nói riêng.

Chất lượng tín dụng

Bảng 3.2: Tình hình nợ quá hạn tại VietinBank Sa Đéc giai đoạn 2013 – 2017

(đvt: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Dư nợ 1.702 2.273 3.087 3.685 3.906 Nợ quá hạn, trong đó: 128 144 258 115 217 - Nhóm 2 101 124 204 44 133 - Nhóm 3 3 7 23 1 13 - Nhóm 4 2 5 1 9 13 - Nhóm 5 22 9 30 60 58 % nợ quá hạn 7,5% 6,3% 8,4% 3,1% 5,6%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của VietinBank Sa Đéc)

Trong những năm gần đây, chất lượng tín dụng của Chi nhánh có chiều hướng sụt giảm, các khoản nợ quá hạn và nợ xấu có xu hướng tăng cao tuy đã có nhiều biện pháp nhằm kiểm soát chất lượng tín dụng, xử lý nợ bên cạnh việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng. Đây cũng là tình hình chung của các chi nhánh NHTM trong cả nước do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế kéo dài trong những năm qua. Nguyên nhân chủ quan là do những yếu kém nội tại của nền kinh tế với mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư kém hiệu quả tích tụ từ nhiều năm nhưng chậm được khắc phục; và do những hạn chế, yếu kém trong lãnh đạo, quản lý, nhất là quản lý kinh tế vĩ mô…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh sa đéc (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)