Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh sa đéc (Trang 42 - 45)

3.2.1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Phương pháp nghiên cứu định lượng với mô hình hồi Binary Logistic được vận dụng để phân tích tác động của các yếu tố đến RRTD KHDN của VietinBank – Sa Đéc. Mô hình Binary Logistic nghiên cứu sự phụ thuộc của một biến nhị phân vào các biến độc lập khác. Bên cạnh đó, mô hình Binary Logistic có thể ước lượng xác suất mặc định có RRTD là bao nhiêu trực tiếp từ mẫu.

Trong mô hình Binary Logistic, biến phụ thuộc Y chỉ có hai trạng thái 1 và 0. Muốn đổi ra biến số liên tục người ta tính xác suất của hai trạng thái này. Nếu gọi P là xác suất để một biến cố xảy ra, thì 1-P là xác suất để biến cố không xảy ra. Các biến độc lập Xi và phụ thuộc Y là biến số liên tục liên hệ qua phương trình sau:

Trong đó: Y là biến phụ thuộc, là khả năng xảy ra rủi ro của hồ sơ vay phát sinh tại chi nhánh, được đo lường bằng hai giá trị 1 và 0 (1 là có rủi ro và 0 là không có rủi ro). Trong nghiên cứu này, tác giả xác định các khoản vay có rủi ro là những khoản vay thuộc nhóm nợ từ nhóm 02 đến nhóm 05 và những khoản vay không có rủi ro là những khoản vay thuộc nhóm 01. Các khoản nợ được phân nhóm như trên là phù hợp theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014.

Bảng 3.3: Mô tả các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu

Biến số Giải thích biến

Kinh nghiệm của khách hàng đi vay (X1)

Số năm người đi vay hoạt động trong ngành nghề vay vốn tính đến thời điểm vay (đối với khách hàng cá nhân tính bằng số năm kinh nghiệm đi làm). Khả năng tài chính của khách hàng đi vay

(X2)

Vốn tự có của khách hàng tham gia trên tổng nhu cầu vốn để thực hiện phương án vay vốn

Tài sản đảm bảo (X3) Số tiền vay trên giá trị tài sản đảm bảo

Sử dụng vốn vay (X4) Khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không (có = 1, không = 0) Kinh nghiệm của cán bộ cho vay (X5) Số năm trực tiếp làm công tác tín dụng.

Kiểm tra, giám sát khoản vay (X6)

Số lần đã kiểm tra trước khi khoản vay chuyển sang nợ xấu hoặc đến 31/12/2017 chia cho tổng thời gian đã vay đến khi khoản vay phát sinh nơ xấu hoặc đến 31/12/2017 (tính theo năm)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các nghiên cứu trước 3.2.1.2 Giả thuyết nghiên cứu

Kinh nghiệm của khách hàng đi vay

Theo nghiên cứu của Trương Đông Lộc (2010) “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân ở khu vực Đồng bằng sông cửu Long”,

số năm đi vay của khách hàng càng nhiều thì sẽ làm giảm rủi ro không thu được nợ của ngân hàng hay kinh nghiệm của khách hàng vay sẽ tỷ lệ nghịch với rủi ro tín dụng.

Đây là một trong những tiêu chí cần thiết để một nhân viên tín dụng ban đầu có thể đánh giá được mức độ an toàn của khoản vay. Khi khách hàng vay càng có nhiều năm kinh nghiệm thì họ sẽ có khả năng dự đoán được những sự biến đổi bất

của công ty, qua đó có thể đưa ra những phương án sử dụng được nguồn vốn vay hiệu quả.

Khả năng tài chính của khách hàng đi vay

Đối với một doanh nghiệp, nguồn vốn tự có của họ càng lớn chứng tỏ khả năng tài chính càng ổn định, khách hàng sẽ chủ động hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay của mình, sẽ giảm bớt được rủi ro tín dụng, còn ngược lại nếu nguồn vốn tự có quá thấp, khi gặp những yếu tố ảnh hưởng bất lợi, khách hàng sẽ gặp khó khăn việc phải trả cho chính những chi phí phát sinh của mình dẫn đến việc trả nợ gặp nhiều khó khăn. Theo các nghiên cứu trước đây thì khả năng tài chính của khách hàng và rủi ro tín dụng có mối quan hệ ngược chiều.

Tỷ lệ vốn vay trên giá trị tài sản bảo đảm có mối quan hệ tỷ lệ thuận với khả

năng xảy ra rủi ro tín dụng. Kinh doanh ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt vì đối tượng kinh doanh là tiền và thu nhập chủ yếu được tạo ra từ hoạt động tín dụng. Trong đó, bất kỳ khoản vay nào cũng đều chứa đựng những rủi ro nhất định. Để hạn chế những rủi ro ngay từ đầu thì biện pháp bảo đảm tín dụng là một tiêu chuẩn bổ sung những hạn chế của nhà quản trị ngân hàng cũng như phòng ngừa những diễn biến không thuận lợi. Chính vì vậy, một khoản vay có tài sản bảo đảm luôn chứa đựng ít rủi ro và chắc chắn hơn những khoản cho vay không có tài sản bảo đảm. Vì lúc này, người đi vay buộc phải có trách nhiệm nhiều hơn trong việc hoàn trả nợ vay để tránh trường hợp ngân hàng phát mãi tài sản của mình. Theo Trương Đông Lộc (2010), tỷ lệ giữa số tiền vay vốn trên tổng giá trị tài sản bảo đảm càng thấp thì khả năng xảy ra rủi ro tín dụng càng thấp và ngược lại.

Việc sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không có mối quan hệ tỷ lệ nghịch

với khả năng xảy ra rủi ro tín dụng. Tín dụng vẫn là nguồn thu nhập lớn nhất đối với các ngân hàng nhưng bài toán rủi ro vẫn khiến các nhà quản trị bận tâm. Việc làm sao kiểm soát nguồn vốn cho vay đúng với mục đích ban đầu mà khách hàng đã cam kết là một câu hỏi khó và có ảnh hưởng rất lớn đến rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Bởi, mỗi mục đích vay vốn sẽ gắn liền với thời gian và nguồn trả nợ khác nhau. Nếu người vay sử dụng vốn sai mục đích sẽ ảnh hưởng đến khả năng

trả nợ không đúng hạn. Nghiên cứu này sử dụng biến giả, bằng 1 nếu khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích và bằng 0 nếu sử dụng sai mục đích.

Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với khả năng

xảy ra rủi ro tín dụng. Một cán bộ tín dụng có kiến thức, trình độ chuyên môn vững vàng và đã công tác lâu năm trong công việc tín dụng sẽ có khả năng nhận diện khách hàng, phân tích tình hình tài chính và dự báo khó khăn để có thể tư vấn tốt nhất cho khách hàng của mình. Vì vậy, cán bộ càng có thâm niên công tác trong nghề càng có khả năng quản lý khoản vay và hạn chế được rủi ro hơn.

Số lần kiểm tra trước khi khoản vay chuyển sang nợ xấu/ Tổng thời gian đã

vay đến khi khoản vay chuyển sang nợ xấu (tính theo năm) có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với khả năng xảy ra rủi ro tín dụng. Một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng là việc kiểm tra, giám sát sau khi cho vay không chặt chẽ. Việc định lượng biến kiểm tra, giám sát khoản vay được đo lường bằng cách lấy tổng số lần đã kiểm tra trước khi khoản vay chuyển sang nợ xấu hoặc đến 31/12/2017 chia cho tổng thời gian đã vay đến khi khoản vay phát sinh nơ xấu hoặc đến 31/12/2017 (tính theo năm) và kỳ vọng số lần kiểm tra càng nhiều thì rủi ro tín dụng càng thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh sa đéc (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)