Cho vay theo chỉ định
Hiện nay, VietinBank đang hoạt động dưới hình thức Ngân hàng thương mại cổ phần. Tuy nhiên, VietinBank nói chung cũng như VietinBank - Sa Đéc nói riêng vẫn là một trong 3 ngân hàng có vốn của Nhà nước. Vì thế, VietinBank phải thực hiện cho vay theo đúng chỉ đạo của Nhà nước đối với một số dự án lớn, trọng điểm như các dự án về nông nghiệp, nông thôn, các chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất, cho vay thực hiện chính sách để phát triển các vùng kinh tế,…Điều này làm gia tăng rủi ro tín dụng của chi nhánh vì phải áp dụng các chính sách ưu đãi như kéo dài thời gian ân hạn vốn, giãn các kỳ trả nợ, hỗ trợ lãi,..dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động tín dụng giảm cũng như rủi ro vì thế mà cũng tăng thêm.
Rủi ro từ cho vay tập trung và không đa dạng hoa sản phẩm tín dụng
Ở một số thời điểm, VietinBank - Sa Đéc cấp tín dụng cho doanh nghiệp để thực hiện nhiều dự án vay cùng một lúc. Theo đó, khách hàng sẽ dùng nguồn tiền thu được của dự án này để bù đắp cho dự án kia. Điều này hết sức nguy hiểm, có thể dẫn đến rủi ro cao đối với những ngành nghề xây dựng và kinh doanh bất động sản. Một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong tình hình kinh doanh dẫn đến việc không bán được hàng hóa do chưa có kinh nghiệm đánh giá thị trường, dẫn đến việc không trả được nợ.
Địa bàn Thành phố Sa Đéc có rất nhiều khách hàng tiềm năng với nhiều ngành nghề khác nhau, tuy nhiên VietinBank - Sa Đéc hiện chưa có nhiều gói sản phẩm đa dạng, vẫn chủ yếu là các sản phẩm tín dụng truyền thống. Trong tương lai, để có thể giữ vững vị trí của mình và phát triển bền vững, các chính sách tín dụng cần được VietinBank - Sa Đéc có những sự điều chỉnh một cách hợp lý đa dạng hơn đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Trong hoạt động kinh doanh của mình, VietinBank - Sa Đéc thực hiện cho vay các khách hàng với nhiều ngành nghề khác nhau, tuy nhiên quy trình tín dụng chưa phân loại ngành nghề nào có rủi ro cao, ngành nghề nào có rủi ro thấp để thuận tiện trong việc cấp tín dụng. Đối với những khách hàng có nhu cầu vay vốn cao trong điều kiện tình hình kinh tế vĩ mô biến động khá phức tạp hiện nay, việc cho vay đồng tài trợ như là một phương án giảm bớt rủi ro vẫn chưa được VietinBank - Sa Đéc cân nhắc quan tâm nhiều.
Rủi ro từ tài sản đảm bảo
Bên cạnh đó các biện pháp bảo đảm tiền vay được xác định làm tăng khả năng thu hồi vốn vay, chứ không phải điều kiện đầu tiên và bắt buộc khi xem xét quyết định cho vay. Vấn đề quyết định là khả năng tự trả nợ của phương án, dự án vốn vay.
Trong các văn bản quy chế về việc bảo đảm tiền vay, VietinBank - Sa Đéc vẫn chưa có những chỉ đạo một cách cụ thể về việc nhận TSĐB của bên thứ ba khi người đó không có mối quan hệ huyết thống như cha mẹ, anh chị em ruột đối với khách hàng cá nhân, còn với khách hàng doanh nghiệp, bên thứ ba khi không có sự liên quan trực tiếp với khách hàng vay; bên cạnh đó hình thức nhận TSBĐ của bên thứ ba nhưng khi ký hợp đồng thế chấp, chủ tài sản không ký trực tiếp mà ủy quyền cho người đi vay cũng mang lại rất nhiều rủi ro.
Đối với một số doanh nghiệp lâu năm, có hệ số trả nợ cao, khi chưa có đủ nguồn vốn tự có đối ứng, việc VietinBank - Sa Đéc cấp tín dụng vượt mức cũng dẫn đến nhiều rủi ro.
Rủi ro từ lơ là trong công tác thẩm định
Trong công tác thẩm định, cho vay khách hàng, một số Phòng giao dịch chưa có sự kiểm soát chặt chẻ giai đoạn trong và sau khi cho vay mà chỉ tập trung đánh giá khách hàng trong giai đoạn trước khi cho vay dẫn đến việc khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không đánh giá đúng về tình trạng tài chính của
kịp thời.
Thiếu thông tin khi ra quyết định cho vay
Việc ra các quyết định kinh tế căn bản phải dựa trên những thông tin có độ tin cậy thì các quyết định mới đi vào cuộc sống và đem lại hiệu quả tích cực. Đối với hoạt động tín dụng thì càng đòi hỏi thông tin phải có độ tin cậy cao thì các phán quyết tín dụng mới chính xác và đảm bảo được yêu cầu về chất lượng và hiệu quả. Thực tế, trong những năm qua cho thấy chất lượng thông tin kinh tế hiện nay rất kém về cả độ tin cậy, độ chính xác và cả tính cập nhật.
Năng lực cán bộ tín dụng
Về năng lực cán bộ tín dụng, công tác tuyển dụng cán bộ tín dụng tại VietinBank - Sa Đéc được thực hiện đúng quy trình, đạt yêu cầu về chất lượng. Tuy nhiên do số năm thực tế công tác chưa nhiều, chưa được đào tạo bài bản từ những lớp tập huấn mà chủ yếu chỉ từ sự truyền đạt từ những nhân viên đi trước nên cũng chưa có được nhiều kinh nghiệm trong công tác đánh giá khách hàng
Một số chưa nắm vững quy định quy chế tín dụng nên còn mắc nhiều sai sót dẫn đến việc thẩm định chưa chính xác ngân hàng không thu được nợ vay. Trong điều kiện như vậy, nếu như đội ngũ cán bộ tín dụng có sự hạn chế về năng lực, kiến thức, thiếu kỹ năng nắm bắt và nhạy cảm với các diễn biến kinh tế - xã hội thì việc đưa ra các phán quyết tín dụng sẽ có xu hướng xa rời thực tiễn và đặt các NHTM phải đối diện với các rủi ro tín dụng tiềm ẩn. Hiện nay, các phán quyết tín dụng căn bản vẫn còn phải bám sát các quy định lãi suất của NHNN thì vấn đề RRTD vẫn có thể coi là được đánh giá nhưng chưa toàn diện.
Tuy nhiên, nếu các NHTM hoạt động thực sự mang tính chất thị trường thì với hệ thống thông tin tín dụng kém độ tin cậy khiến các NHTM không thể định ra các mức lãi suất tín dụng chính xác trên cơ sở đánh giá đúng mức độ rủi ro. Bên cạnh đó, việc thu thập thông tin từ các cơ quan chức năng như cơ quan thuế, chi cục thống kê, hay các cơ quan liên quan khác vẫn còn nhiều hạn chế.
Nguyên nhân chủ quan từ nội tại là các cán bộ tín dụng đang công tác tại chi nhánh lệ thuộc khá nhiều vào các số liệu của khách hàng cung cấp mà chưa chủ
động tìm kiếm thông tin hay nói cách khác có tình trạng thông tin bất cân xứng giữa cán bộ khách hàng (ngân hàng) và khách hàng vay.
VietinBank - Sa Đéc hiện nay chưa ban hành quy định cụ thể về chuẩn mực đạo đức đối với cán bộ, đặc biệt là các cán bộ làm việc trong lĩnh vực tín dụng để hạn chế các rủi ro đạo đức phát sinh. Cán bộ khách hàng vừa làm công tác tiếp xúc khách hàng, thu thập thông tin, thẩm định, đề xuất và hoàn thiện hồ sơ tín dụng đồng thời có trách nhiệm quản lý RRTD. Điều nay ảnh hưởng đến tính khách quan trong công tác thẩm định và cho vay. Chưa có các cẩm nang, hướng dẫn bài học kinh nghiệm về phương thức nhận diện và quản lý rủi ro đối với những nhóm khách hàng không có mối liên quan trực tiếp về sở hữu nhưng có những dấu hiệu liên quan như: chuyển tiền qua lại, sử dụng chung TSBĐ, mua bán qua lại lẫn nhau, công ty của các thành viên trong gia đình,…
Công tác kiểm tra, giám sát nội bộ chưa phát huy hiệu quả, chưa phát hiện kịp thời nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng để cảnh báo sớm. Vấn đề về nguồn nhân lực chưa được quan tâm đúng mức: trình độ, năng lực của cán bộ làm công tác tín dụng, quản lý RRTD chưa đáp ứng yêu cầu ảnh hưởng đến chất lượng công tác tín dụng và quản lý RRTD.
Rủi ro từ chủ quan trong việc khai thác thông tin tín dụng
Việc thu thập thông tin của mỗi ngân hàng về khách hàng, về ngành nghề, về môi trường kinh tế mà khách hàng đang hoạt động, về các văn bản mới được ban hành, về tình hình diễn biến giá cả thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là những cảnh báo về các ngành hàng mà ngân hàng đang và sẽ đầu tư chưa được thực hiện một cách thường xuyên và mang tính hệ thống. Cách nắm thông tin về chủ yếu của cán bộ khách hàng hiện nay tại chi nhánh chủ yếu là qua hệ thống hỏi tin. Nguồn thông tin này được cung cấp bởi CIC (trung tâm thông tin tín dụng). Việc hỏi tin này mất rất nhiều thời gian, có khi kéo dài một hoặc hai ngày mới có thông tin về tình hình tín dụng, tài sản bảo đảm của khách hàng. Vấn đề đáng lưu ý ở đây là nguồn thông tin CIC cung cấp cho các ngân hàng lại phụ thuộc rất lớn từ việc báo
thông tin báo cáo chưa chất lượng thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công tác thẩm định ra quyết định cho vay. Các thông tin mà cán bộ khách hàng thu thập về ngành hàng, đặc điểm hoạt động kinh doanh, diễn biến thị trường chủ yếu dựa vào internet. Trong khi đó, các thông tin này thường có độ trễ về thời gian và chưa phản ánh kịp thời diễn biến của thị trường. Chính điều này đã làm ảnh hưởng rất nhiều đối với công tác thẩm định khách hàng.