Giải pháp đối với Công tác kiểm tra, giám sát khoản vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại ngân hàng thương mại việt nam trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 76)

Đối với cấp quản lý tại các NHTM: Ban lãnh đạo các NHTM cần đưa công tác kiểm tra sau cho vay vào các văn bản quy định về cho vay của ngân hàng mình. Trong quy định phải nêu rõ cụ thể tầm quan trọng của công tác kiểm tra sau cho vay, nội dung chi tiết của biên bản kiểm tra (bao gồm báo cáo về tình hình sử dụng vốn, tình hình tài chính, kết quả kinh doanh quý gần nhất, biến động về giá trị tài sản đảm bảo…) và yêu cầu bắt buộc tất cả các cán bộ giám sát khoản vay phải nghiêm túc thực hiện. Yêu cầu Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ ngân hàng thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các cán bộ quản lý khoản vay định kỳ hàng tháng, quý thực hiện công tác kiểm tra bằng cách lập biên bản báo cáo tình hình sử dụng vốn vay, hoạt động sản xuất kinh doanh và giá trị tài sản đảm bảo của khách hàng.

Đối với các cán bộ trực tiếp quản lý khoản vay: Các cán bộ quản lý khoản vay cần ý thức được tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát khoản vay. Thường xuyên nhắc nhở khách hàng thanh toán nợ vay đúng hạn, khi cần có thể gửi văn bản thông báo để nâng cao ý thức và nghĩa vụ trả nợ của khách hàng. Trong quá trình giải ngân khoản vay, yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay, tuân thủ các quy định cho vay để đảm bảo giải ngân đúng đối tượng, đúng mục đích; Định kỳ hoặc đột xuất đến trụ sở kinh doanh của khách hàng để kiểm tra thực tế, yêu cầu khách hàng cung cấp các hợp đồng, hóa đơn, chứng từ để chứng minh sự ổn định trong quá trình hoạt động kinh doanh. Trường hợp doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh làm ăn thua lỗ, cán bộ quản lý khoản vay cần đề nghị khách hàng giải trình lý do hoạt động kém hiệu quả, yêu cầu đưa ra biện pháp khắc phục trong thời gian sớm nhất, xem xét việc ngưng cho vay hoặc đánh giá lại tài sản nếu thấy cần thiết; Trong quá trình giám sát khoản vay, các cán bộ quản lý cần phải phản ánh chính xác kết quả kiểm tra vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ngân hàng để nâng cao hiệu quả của công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng cũng như phân loại nợ theo quy định của NHNN.

5.1.5. Giải pháp đối với yếu tố Tỷ lệ tăng trƣởng tín dụng

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn và tình hình cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng, áp lực tăng trưởng tín dụng để hoàn thành các chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh đã khiến không ít các NHTM buông lỏng các điều kiện cho vay đối với khách hàng. Điều này vô tình làm cho dư nợ của các NHTM gia tăng đi kèm theo đó là những rủi ro tiềm ẩn về các khoản nợ xấu phát sinh trong tương lai. Các NHTM cần ý thức được những khó khăn và thiệt hại do nợ xấu gây ra, hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và kế hoạch kinh doanh trên cơ sở cho vay an toàn, hiệu quả, thẩm định và giải ngân đúng quy trình, đúng đối tượng cũng như kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh, tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng.

Để thực hiện tốt các mục tiêu trên cần phải có sự kết hợp chặt chẽ của rất nhiều các bộ phận khác nhau. Bộ phận Quan hệ khách hàng cần dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá khách hàng, sẵn sàng từ chối các khách hàng không đủ điều kiện

vay vốn cũng như tìm cách tiếp cận và chăm sóc các khách hàng tiềm năng. Bộ phận thẩm định phải thực hiện đánh giá chi tiết khách hàng ở nhiều khía cạnh: Phương án vay, tình hình tài chính, tài sản đảm bảo… một cách khách quan trên cơ sở an toàn nguồn vốn, phòng ngừa rủi ro. Bộ phận kế toán cho vay phải đảm bảo quy trình, thủ tục giải ngân đúng đối tượng, đúng mục đích theo phương án vay vốn ban đầu. Cán bộ quản lý khoản vay phải tích cực thực hiện đôn đốc thu hồi nợ, tiến hành kiểm tra, giám sát khoản vay một cách nghiêm túc, định kỳ hay đột xuất nhằm đánh giá tình hình thực hiện phương án vay vốn, thực trạng tài chính của khách hàng sau cho vay.

5.1.6. Giải pháp đối với yếu tố Khả năng quản lý điều hành của ngƣời đứng đầu doanh nghiệp vay vốn

Hiện nay nhiều doanh nghiệp vay vốn trên địa bàn có quy mô nhỏ, trình độ lãnh đạo hạn chế về khả năng quản lý, điều hành, mà yếu tố này lại trực tiếp quyết định sự phát triển doanh nghiệp. Chính vì những lý do trên, các NHTM cần chú trọng đặc biệt công tác thẩm định về năng lực lãnh đạo chuyên môn của những người đứng đầu các doanh nghiệp đi vay, cụ thể cần phải nêu bật và trả lời được những nội dung trong quá trình thẩm định như:

- Trình độ học vấn, chuyên môn và kinh nghiệm quản lý điều hành của ban lãnh đạo doanh nghiệp;

- Người lãnh đạo này đã điều hành doanh nghiệp được bao lâu? Trong quãng thời gian đó kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là thuận lợi hay khó khăn? Nếu có khó khăn thì xuất phát từ những nguyên nhân khách quan hay chủ quan? Ban lãnh đạo doanh nghiệp đã có những giải pháp khắc phục những khó khăn đó như thế nào?

- Ban lãnh đạo doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương hay không? Thông qua mối quan hệ đó họ có thể tận dụng cơ hội để dẫn dắt doanh nghiệp ngày càng phát triển đi lên?

- Trình độ cán bộ tại các phòng ban của doanh nghiệp, bộ máy giúp việc có được tổ chức bài bản và hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều hành của ban lãnh đạo doanh nghiệp hay không?

5.2. KẾT LUẬN CHƢƠNG 5

Chương này đã trình bày những giải pháp cụ thể để hạn chế nợ xấu dựa vào thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu và kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong luận văn. Các giải pháp trên không những mang tính xây dựng, thực tiễn mà còn có giá trị tham khảo đối với các nhà quản lý NHTM, thông qua tham khảo ý kiến các chuyên gia cũng như tình hình hoạt động thực tế tại các NHTM hiện nay.

KẾT LUẬN

Có thể nói nợ xấu và các tác động của nó là một vấn đề đã tạo nên sự quan tâm rất lớn không chỉ đối với các nhà quản trị ngân hàng mà còn đối với các nhà hoạch định chính sách và các quan chức Chính Phủ. Báo cáo về tình hình nợ xấu tại các NHTM ở Việt Nam trong vòng một năm trở lại đây đã có dấu hiệu suy giảm nhưng dường như cơn bão nợ xấu được dự báo là sẽ còn tiếp diễn khi những khó khăn chung về tình hình kinh tế vẫn chưa được khắc phục. Vì vậy có thể nói việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu để từ đó đề ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro luôn là công tác quan trọng mà các nhà quản trị ngân hàng tại Việt Nam nói chung và trên địa bàn TP.HCM nói riêng phải tập trung thực hiện. Với mục tiêu đề tài đặt ra là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng nợ xấu và đề xuất các giải pháp hạn chế nợ xấu, xử lý nợ xấu tại NHTM trên địa bàn TP. HCM, kết quả nghiên cứu đã đạt được một số vấn đề cơ bản sau:

Một là: Luận văn đã làm rõ khái niệm nợ xấu. Trên cơ sở những lý luận đó có những nhận thức mới về nợ xấu, phân loại nợ xấu.

Hai là: Luận văn tập trung phân tích, đánh giá tình hình nợ xấu trong các năm (2006-2015) của NHTM trên địa bàn TP.HCM.

Ba là: Phân tích các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến nợ xấu của NHTM Việt Nam trên địa bàn TP.HCM. Kết quả khảo sát đã cho thấy Nợ xấu của các NHTM Việt Nam trên địa bàn TP.HCM chịu tác động của các yếu tố: (1) Công tác thẩm định tín dụng, (2) Chính sách điều hành quản lý tín dụng, (3) Lãi suất cho vay, (4) Công tác kiểm tra, giám sát khoản vay, (5) Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, (6) Khả năng quản lý, điều hành của những người đứng đầu doanh nghiệp vay vốn.

Bốn là: Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế phát sinh nợ xấu tại các NHTM Việt Nam trên địa bàn TP. HCM.

Nghiên cứu chỉ được tiến hành với những yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu xuất phát từ các NHTM và khách hàng vay vốn, trong khi đó những yếu tố vĩ mô khác như: GDP, tỷ giá hối đoái, lãi suất thực… thông qua nhiều nghiên cứu trước đây

cũng đã chứng minh tác động của chúng đến nợ xấu, vì vậy đây có thể xem là một hạn chế của đề tài. Từ những phần nội dung còn khiếm khuyết này có thể mở đường cho những nghiên cứu tiếp theo về các yếu tố vĩ mô tác động đến nợ xấu tại các NHTM. Ngoài ra, nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến

Nợ xấu ngân hàng và khảo sát chung cho các NHTM Việt Nam trên địa bàn TP.HCM, trong khi đó ở từng NHTM cụ thể thì mức độ tác động của các yếu tố đến

Nợ xấu ngân hàng sẽ khác nhau. Vì vậy để hiểu rõ hơn về Nợ xấu ngân hàng tại các NHTM thì các nhà quản lý của các ngân hàng cần khảo sát một cách chi tiết, cụ thể riêng cho từng NHTM cụ thể, đây cũng là hướng cho các nghiên cứu và khảo sát trong thời gian sắp tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại ngân hàng thương mại việt nam trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)