Thực trạng về công tác thẩm định tín dụng và nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại ngân hàng thương mại việt nam trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 31)

Đối với các NHTM thì nghiệp vụ thẩm định tín dụng là bước tiền đề đầu tiên và khá quan trọng trong việc đánh giá và đưa ra quyết định cấp tín dụng. Nghiệp vụ tín dụng là một giải pháp khá tốt cho việc quản lý rủi ro cho ngân hàng. Nhưng trên thực tế nghiệp vụ thẩm định tín dụng tại các NHTM chưa phát huy được hết chức năng của nó, việc thẩm định còn khá sơ xài, chưa đi xâu đi sát vào thực tế mang tính lý thuyết cao, bên cạnh đó nó còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan từ phía người thẩm định dẫn đến nhiều rủi ro cho ngân hàng, cụ thể:

- Thẩm định tư cách pháp lý: Hệ thống văn bản của Việt Nam có khá nhiều văn bản chồng chéo lên nhau, nếu cán bộ ngân hàng không tìm hiểu đầy đủ về các vấn đề pháp luật quy định mà chỉ căn cứ trên các hồ sơ do khách hàng cung cấp có thể dẫn đến rủi ro các giao dịch phát sinh không với ngân hàng không phù hợp với quy định pháp luật không đảm bảo an toàn nguồn vốn cho ngân hàng.

- Thẩm định phương án vay vốn: Các số liệu, thông tin, tính hiệu quả do khách hàng cung cấp về phương án, dự án vay vốn thường được kê khống lên không phù hợp với quy mô kinh doanh thực tế của khách hàng. Trong khi các cán bộ ngân hàng lại không sâu sát trong quá trình đánh giá, không thu thập đầy đủ các thông tin hoặc thu thập thông tin không chính xác về năng lực điều hành, khả năng sản xuất, quá trình hoạt động, thị trường kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp… dẫn đến những báo cáo thẩm định có nội dung sai lệch, thiếu thực tế và mang nặng tính chủ quan làm ảnh hưởng đến quyết định cho vay và gây nên những rủi ro rất lớn cho ngân hàng.

- Thẩm định kết quả kinh doanh và tình hình tài chính: Nhiều doanh nghiệp cung cấp báo cáo tài chính sai lệch, các chỉ số về lợi nhuận, hiệu quả hoạt động bị chỉnh sửa rất nhiều. Trong khi nhiều cán bộ thẩm định vì muốn tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn đã cố tình hướng dẫn khách hàng chỉnh sửa các số liệu của báo

cáo tài chính để đáp ứng các tiêu chuẩn cho vay, gây nên những hậu quả khó lường về khả năng trả nợ của khách hàng và rủi ro nợ xấu xảy ra là rất lớn.

- Thẩm định tài sản đảm bảo: Hầu hết các NHTM khi quyết định cho vay đều khá quan tâm đến vấn đề tài sản bảo đảm, vì đây được coi là một phương án xử lý khi rủi ro xảy ra. Nhưng vì xem đó là phương án xử lý rủi ro nên nhiều ngân hàng cũng đã cố tình đẩy giá trị tài sản lên cao nhằm giảm bớt việc trích lập rủi ro theo quy định tránh ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên các NHTM thường chú trọng việc định giá tài sản mà không quan tâm đến tính thanh khoản và tình trạng pháp lý của tài sản, điều này đã tạo nên một thực trạng là nhiều tài sản có giá trị cao nhưng tính thanh khoản không cao, hồ sơ pháp lý của tài sản không rõ ràng, minh bạch không phù hợp với quy định của pháp luật khiến cho các ngân hàng mất rất nhiều thời gian trong công tác xử lý, phát mãi tài sản để thu hồi nợ vay.

Ngoài những thiếu sót nêu trên còn có những sai phạm liên quan đến cá nhân cán bộ ngân hàng như: đạo đức, kiến thức và năng lực chuyên môn. Nhiều cán bộ ngân hàng không am hiểu về pháp luật, lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề kinh doanh do đó không thể đánh giá được chính xác quy mô hoạt động, kết quả kinh doanh, tình hình tài chính và phương án vay vốn của khách hàng dẫn đến việc co vay không phù hợp với quy mô hoạt động kinh doanh của khách hàng, cho vay sai mục đích và không có khả năng thu hồi.

Bên cạnh đó, cũng không tránh những trường hợp cán bộ ngân hàng vì tư lợi cá nhân đã tiến hành cấu kết, thông đồng với khách hàng để che dấu sự thật, làm giả hồ sơ, chứng từ, cố ý làm trái các quy định cho vay gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc cũng có những trường hợp vì áp lực chỉ tiêu mà các cán bộ ngân hàng đành bỏ qua các rủi ro trước mắt mà mà quyết định cho vay. Tuy chưa có số liệu thống kê cụ thể về dư nợ xấu phát sinh từ yếu tố trên nhưng có thể khẳng định một tỷ lệ nợ xấu không nhỏ là hậu quả từ sự thiếu trách nhiệm của cán bộ ngân hàng, gây thất thoát nguồn vốn lớn và làm suy giảm không nhỏ uy tín của các ngân hàng trong thời gian vừa qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại ngân hàng thương mại việt nam trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)