Tổng dư nợ cho vay 4,344 4,985 5,687 6,688 7,831 Dư nợ ngắn hạn 2,986 3,240 3,819 4,532 5,246
Tỷ lệ trên tổng dư nợ 68.7% 65.0% 67.2% 67.8% 67.0%
Dư nợ trung dài hạn 1,358 1,745 1,868 2,156 2,585
Tỷ lệ trên tổng dư nợ 31.3% 35.0% 32.8% 32.2% 33.0% Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm của BIDV - Chi nhánh Sài Gòn
Bảng số 3.2 cho thấy rằng: Chi nhánh chủ yếu đang cho vay ngắn hạn và dư nợ tăng trưởng hàng năm cũng ở các kỳ hạn ngắn. Cơ cấu dư nợ ngắn hạn của chi nhánh đang ở mức xấp xỉ 2/3 trên tổng dư nợ.
Bảng 3.3. Tình hình nợ quá hạn Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng NQH 397 436 502 614 725 Tỷ lệ nợ quá hạn 9.14% 8.75% 8.83% 9.18% 9.26% Mức tăng trưởng 39 66 112 111 Tốc độ tăng trưởng 9.82% 15.14% 22.31% 18.08% NQH KHCN 42 54 71 85 102 Mức tăng trưởng 12 17 14 17 Tốc độ tăng trưởng 28.57% 31.48% 19.72% 20.00% NQH KH TCKT 355 382 431 529 623 Mức tăng trưởng 27 49 98 94 Tốc độ tăng trưởng 7.61% 12.83% 22.74% 17.77% Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm của BIDV - Chi nhánh Sài Gịn
Từ bảng 3.3 thơng tin về tình hình nợ q hạn trên tại chi nhánh, ta thấy rằng số dư nợ quá hạn đang tăng cao hàng năm. Năm 2015, dư nợ quá hạn tăng 39 tỷ đồng so với năm 2014. Từ năm 2016 đến năm 2018, mức tăng truởng và tốc độ tăng
trưởng nợ quá hạn lại có xu hướng tăng cao hơn. Cụ thể, năm 2016 nợ quá hạn tăng 66 tỷ đồng và tăng 15.14% so với năm 2015. Năm 2017, mức tăng là 112 tỷ đồng, tương ứng tăng 22.31% so với năm 2016. Năm 2018, mức tăng nợ quá hạn là 111 tỷ đồng, tương ứng là 18.08%. Tỷ lệ này có giảm so với năm 2017.
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ năm 2015 có xu hướng giảm, từ 9.14% ở năm 2014 giảm xuống còn 8.75% ở năm 2015. Trong các năm từ 2016 đến 2018, tỷ lê này tăng dần từ 8.75% năm 2016 đến 9.26% năm 2018. Mặt khác, tỷ lệ nợ quá hạn này vẫn ở mức cao, đòi hỏi chi nhánh phải xem xét lại chất lượng các khoản vay và có phương pháp nhằm hạn chế tỷ lệ này tăng cao.
Xem xét nợ quá hạn theo dự nợ cho vay đối với KHCN và khách hàng là TCKT, ta thấy rằng: Tốc tăng trưởng nợ quá hạn của cả hai phân khúc khách hàng này ở mức tương đương nhau. Tuy nhiên, do dư nợ cho vay chủ yếu của chi nhánh là cho vay khách hàng TCKT, nên chỉ tiêu nợ quá hạn của chi nhánh cũng nằm phần lớn là ở dự nợ khách hàng TCKT.
Như vậy, chi nhánh cần tìm hiểu, làm rõ nguyên nhân dư nợ quá hạn và tốc độ gia tăng nợ quá hạn đang tăng cao trong thời gian vừa qua để có các biện pháp cụ thể nhằm hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn này. Đặc biệt là ở phân khúc khách hàng là TCKT.
3.2.2 Phân tích các yếu tổ ảnh hưởng đến nợ quá hạn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sài Gòn TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sài Gòn
Qua khảo sát hồ sơ cho vay của các khách hàng doanh nghiệp tại BIDV chi nhánh Sài Gòn và khảo sát một số cán bộ quản lý khách hàng tại BIDV chi nhánh Sài Gòn cho thấy, nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn tại chi nhánh do một số nguyên nhân sau:
Khả năng tài chính của khách hàng: khi tỷ lệ vốn tự có của khách hàng so với tổng vốn của dự án thấp, khách hàng thường sẽ cố tình trì hỗn việc trả nợ vay cho ngân hàng để có vốn tiếp tục kinh doanh, vì nếu trả nợ, có khả năng doanh nghiệp sẽ bị thiếu vốn.
Tài sản đảm bảo: Khi các tài sản đảm bảo được định giá với giá quá cao, hoặc khi cho vay với tỷ lệ giá trị tài sản đảm bảo quá cao cũng là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nợ quá hạn.
Mục đích vay vốn: Trong q trình sử dụng vốn vay, khách hàng sử dụng sai mục đích, dẫn đến nguồn tiền trả nợ cho ngân hàng không đúng kỳ hạn nợ như: Vay bổ sung vốn lưu động nhưng lại đầu tư tài sản cố định, sử dụng vốn vay sang kinh doanh bất động sản…
Kinh nghiệm của khách hàng: Khảo sát cho thấy, tỷ lệ các khách hàng mới, có số năm kinh nghiệm trong ngành thấp thì khả năng trả nợ đúng hạn thấp. Ngành kinh doanh: thực tế tại chi nhánh, một số ngành kinh doanh như nhựa,
nuôi trồng thủy sản, bất động sản có tỷ lệ nợ quá hạn cao hơn các ngành khác.
Kỳ hạn nợ: Ngân hàng cho vay với kỳ hạn vay khơng đúng với dịng tiền của dự án.
Kinh nghiệm cán bộ quản lý khách hàng: Tại chi nhánh, nợ quá hạn chủ yếu do các cán bộ có số năm kinh nghiệm trong ngành ít, hoặc do cán bộ có kinh nghiệm lâu năm nhưng cố tình che dấu thông tin trong hồ sơ cho vay.
Kiểm tra, giám sát vốn vay: Việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng của một số khoản vay không được thực hiện theo đúng quy định, dẫn đến việc kiểm sốt mục đích sử dụng vốn của khách hàng khơng được chính xác.
3.2.3 Đề xuất mơ hình nghiên cứu
Dựa trên các nghiên cứu trước đây đề tài đề xuất mơ hình nghiên cứu như trong hình 3.2:
Hình 3.2. Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Từ mơ hình đề xuất như trên, tác giả thiết lập phương trình nghiên cứu như sau:
Gọi P là xác suất khoản vay thuộc nhóm nợ quá hạn (nợ nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5).
1 − 𝑃 là xác suất khoản vay khơng thuộc nhóm nợ quá hạn Khi đó Odds = ( 𝑃
1−𝑃) (Odds là tỷ lệ giữa xác suất khoản vay thuộc nhóm nợ quá hạn và xác suất khoản vay khơng thuộc nhóm nợ q hạn).
Mơ hình Probit nhị phân được thể hiện như sau:
Probit(Odds) = 0 + 1*Kntc + 2*Knkh + 3*Mucdich + 4*Tsdb +
5*Nganh + 6*Kyhan + 7*Kncb + 8*Giamsat +
Hay
Probit( 𝑷
𝟏−𝑷) = 0 + 1*Kntc + 2*Knkh + 3*Mucdich+ 4*Tsdb +
5*Nganh + 6*Kyhan + 7*Kncb + 8*Giamsat +
Nợ quá hạn
Năng lực tài chính của khách hàng
Trình độ quản lý của doanh nghiệp
Mục đích sử dụng vốn vay
Ngành nghề kinh doanh
Kinh nghiệm của cán bộ quản lý
khách hàng Kiểm tra, giám
sát vốn vay Thời hạn vay
vốn Tài sản
Mơ hình trên giả định rằng sai số tuân theo phân phối chuẩn với trung bình khơng đổi và phương sai khơng đổi.
Trong đó:
1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 là các thơng số cần ước tính từ dữ liệu.
Mơ hình sử dụng các biến độc lập gồm: khả năng tài chính của khách hàng (Kntc), kinh nghiệm của khách hàng (Knkh), mục đích sử dụng vốn vay (Mucdich), tài sản đảm bảo (Tsdb), ngành nghề kinh doanh (Nganh), kỳ hạn khoản vay (Kyhan), kinh nghiệm của cán bộ quản lý khách hàng (Kncb) và kiểm tra giám sát khoản vay (Giamsat), được định nghĩa chi tiết ở Bảng 3.4.
Biến phụ thuộc là nợ quá hạn (Nqh) là mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng và được đo lường bởi biến giả bằng 01 nếu khoản vay của khách hàng thuộc nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 và ngược lại bằng 0.
Bảng 3.4. Mơ tả đo lường các biến trong mơ hình nghiên cứu
Biến Ký hiệu Phân loại Đo lường
Nợ quá hạn Nqh Biến phụ thuộc
Biến giả bằng 01 nếu khoản vay của khách hàng thuộc nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 và ngược lại bằng 0 Khả năng tài chính của khách hàng Kntc Bỉến độc lập Tỷ số giữa vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án trên tổng vốn đầu tư của dự án vay vốn
Tài sản đảm bảo Tsdb Bỉến độc lập Tỷ lệ giá trị tài sản đảm bảo trên giá trị khoản vay
Mục đích sử dụng
vốn Mucdich Bỉến độc lập
Biến giả bằng 01 nếu khách hàng sử dụng vốn vay đúng như mục đích đã cam kết ban đầu và ngược lại bằng 0
Kinh nghiệm
khách hàng Knkh Bỉến độc lập
Số năm người vay làm việc trong ngành nghề vay vốn hoặc ngành nghề mang lại thu nhập chính tính đến thời điểm vay
Ngành nghề kinh
doanh Nganh Bỉến độc lập
Biến giả bằng 01 nếu khách hàng vay đang hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực có tiềm tàng rủi ro cao
Kỳ hạn khoản vay Kyhan Bỉến độc lập
Biến giả bằng 01 nếu khoản vay có kỳ hạn ngắn hạn, bằng 02 nếu khoản vày có kỳ hạn trung hạn và ngược lại bằng 03
Kinh nghiệm cán bộ quản lý khách hàng
Kncb Bỉến độc lập Số năm trực tiếp làm cơng tác tín dụng tính đến thời điểm hiện tại
Kiểm tra và giám
sát Giamsat Bỉến độc lập
Tổng số lần kiểm tra của nhân viên quan hệ khách hàng trước khi chuyển sang nợ quá hạn
3.3 Giả thuyết nghiên cứu
Đề tài thiết lập các giả thuyết nghiên cứu tương ứng với các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu xác định nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn.
Khả năng tài chính của người vay:
Giả thuyết 1: Kỳ vọng khả năng tài chính của khách hàng có tác động ngược
chiều đến nợ quá hạn tại ngân hàng.
Tiềm lực tài chính của khách hàng càng mạnh sẽ làm cho khả năng chịu đựng rủi ro càng cao. Nói cách khác, nếu vốn tự có của khách hàng trong dự án
càng lớn thì dự án dễ thành công hơn, khả năng xảy ra nợ quá hạn càng thấp và ngược lại. Bên cạnh đó, khi nguồn vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án kinh doanh càng cao có thể làm cho các khách hàng vay cẩn thận hơn trong việc sử dụng nguồn vốn kinh doanh, ngồi ra khi có rủi ro xảy ra, khách hàng vẫn có thể trụ vững và xử lý được nhờ nguồn vốn này. Đây cũng là một yếu tố được nhiều Ngân hàng xem xét khi cho vay. Chỉ số khả năng tài chính của khách hàng được đo lường bằng tỷ số giữa vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án trên tổng vốn đầu tư của dự án vay vốn.
Tài sản đảm bảo:
Giả thuyết 2: Kỳ vọng tỷ lệ giá trị tài sản đảm bảo trên giá trị khoản vay có tác động ngược chiều đến nợ quá hạn của ngân hàng.
Tài sản đảm bảo mà khách hàng dùng để cầm cố cho khoản vay được xem như là một trong những yếu tố quan trọng để phân tích nợ quá hạn, khi mà trong trường hợp xấu nhất thì có thể xử lý để thu nợ. Khi giá trị tài sản đảm bảo tương đối cao, dư nợ của khoản vay chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong giá trị tài sản đảm bảo thì các khách hàng có tâm lý sợ mất tài sản, cho nên trong trường hợp các khách hàng gặp nhiều vấn đề trong kinh doanh thì các khách hàng sẽ cố gắng thanh toán lãi vay và nợ trả như đã cam kết, không để ngân hàng phải tiến hành nhắc nhỏ thu hồi nợ. Đồng thời, việc có tài sản đảm bảo có giá trị cao thì dường như phản ánh được rằng khách hàng có tiềm lực tài chính và q trình tích lũy tài chính của khách hàng cũng đã đạt được mức nhất định nào đó. Nói cách khác, khi đó khả năng trả nợ của các khách hàng này dường như cao hơn, rủi ro tín dụng sẽ thấp hơn.
Mục đích sử dụng vốn của khách hàng:
Giả thuyết 3: Kỳ vọng mục đích sử dụng vốn vay có tác động ngược chiều đến nợ quá hạn tại ngân hàng.
Yếu tố này giúp đo lường yếu tố sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích hay khơng. Khi xem xét một khoản vay, ngân hàng đánh giá mục đích sử dụng vốn tương ứng với thời gian ấy và nguồn trả nợ cho phù hợp cũng như mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng. Cho nên nếu khách hàng sử dụng vốn vay
khơng đúng mục đích thì có khả năng xảy ra khơng thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng như đã cam kết và gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng vì khách hàng khơng có thiện chí thực hiện đúng cam kết với Ngân hàng hoặc có thể khách hàng đã sử dụng vốn vay vào mục đích cá nhân khác không sinh lợi nhuận.
Kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng vay:
Giả thuyết 4: Kỳ vọng kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng vay có tác động ngược chiều đến nợ quá hạn của ngân hàng.
Yếu tố kinh nghiệm phần nào thể hiện được năng lực quản trị, kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng vay. Vì vậy biến kinh nghiệm được lựa chọn để đo lường sự tác động của các yếu tố năng lực, kinh nghiệm kinh doanh đến nợ quá hạn khi cho vay. Ta thấy rằng những người có kinh nghiệm thường đạt kết quả tốt hơn những người ít kinh nghiệm dù là thực hiện cơng việc gì. Hơn thế nữa, các khách hàng có kinh nghiệm càng nhiều thì thường có nhiều mối quan hệ sâu sắc trong giới kinh doanh. Dựa vào các mối quan hệ có sẵn đó, q trình hoạt động kinh doanh của các khách hàng sẽ ổn định hơn, đồng thời khách hàng có thể dự đốn được tình hình thị trường của ngành nghề đó, từ đó có những tính tốn cho hoạt động kinh doanh. Ngồi ra, khi đã kinh doanh lâu năm trong ngành, khách hàng sẽ có lượng đối tác ổn định và uy tín khách hàng đã có, thuận lợi trong hoạt động tín dụng thương mại.
Yếu tố ngành nghề kinh doanh:
Giả thuyết 5: Kỳ vọng các khách hàng kinh doanh ngành nghề có rủi ro tiềm tàng cao, thì nợ q hạn sẽ càng cao, tức là có tác động cùng chiều với chỉ tiêu nợ quá hạn của ngân hàng.
Đây là yếu tố đại diện cho các yếu tố vĩ mơ có ảnh hưởng đến nợ q hạn của ngân hàng. Yếu tố vĩ mơ có mức độ ảnh hưởng khác nhau đối với từng ngành nghề, mỗi ngành nghề kinh doanh sẽ có mức độ rủi ro khác nhau. Rủi ro mỗi ngành nghề sẽ tác động đến rủi ro tín dụng đối với khoản vay của khách hàng. Theo đó các khách hàng hoạt động kinh doanh trong các ngành có rủi ro tiềm tàng tương đối cao chẳng hạn như bất động sản, ni trồng hải sản… thì sẽ có độ nhạy cảm tương đối
cao với các biến động của yếu tố vĩ mô cũng như các yếu tố liên quan đến thiên tai… Trong trường hợp này có thể tác động tiêu cực đến nguồn thu nhập cũng như dòng tiền dùng để trả nợ của các khách hàng. Kết quả là khoản vay có thể chuyển sang nợ nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5; nói cách khác nợ quá hạn của ngân hàng lúc này sẽ cao hơn.
Thời hạn vay vốn:
Giả thuyết 6: Kỳ vọng thời hạn vay có tác động cùng chiều đến nợ quá hạn của ngân hàng.
Yếu tố này đo lường sự tác động của thời hạn của món vay đến nợ quá hạn. Thời hạn vay có thể chia thành các mức như sau: ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn. Thơng thường, các món vay có thời hạn dài sẽ có nguy cơ xảy ra nợ quá hạn cao hơn các món vay có thời hạn ngắn. Thật vậy, kỳ hạn khoản vay càng dài thì các khách hàng sẽ có thể phải đối mặt với nhiều loại rủi ro có thể phát sinh trong tương lai chẳng hạn như rủi ro lãi suất (lãi suất trong tương lai tăng, chi phí trả nợ vay tăng cao), rủi ro kinh doanh (tình hình hoạt động kinh doanh trong tương lai có nhiều biến động có thể làm giảm dịng tiền dùng để trả nợ vay). Điều này sẽ làm gia tăng khả năng khoản vay của khách hàng chuyển sang nợ nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5.
Kinh nghiệm của cán bộ quản lý khách hàng:
Giả thuyết 7: Kỳ vọng kinh nghiệm của cán bộ quản lý khách hàng tác động
ngược chiều đến nợ quá hạn ngân hàng.
Yếu tố này dùng để đo lường yếu tố chuyên môn của cán bộ quản lý khách