Hệ số nhân tử phóng đại phương sai (VIF) của các biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến nợ quá hạn của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 51 - 53)

Biến VIF SQRT VIF Tolerance R2

Kyhan 1.1 1.05 90.83% 9.17% Knkh 1.23 1.11 81.32% 18.68% Kntc 1.17 1.08 85.11% 14.89% Mucdich 1.65 1.29 60.46% 39.54% Kncb 1.06 1.03 94.00% 6.00% Nganh 1.19 1.09 84.07% 15.93% Giamsat 1.19 1.09 84.31% 15.69% Tsdb 1.08 1.04 92.72% 7.28% Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm Stata 13.

Dựa vào bảng 3.8 có thể thấy rằng đa số các hệ số VIF của các biến trong luận văn đều dao động từ 1,06 đến 1,65. Các nghiên cứu trước đây cho rằng khi hệ số VIF của biến số lớn hơn 5, thì biến này được coi là có cộng tuyến cao. Cho nên, dựa vào hệ số VIF của các biến, luận văn có thể kết luận khơng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình nghiên cứu .

TĨM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 03 trình bày các kết quả nghiên cứu mà đề tài đạt được khi phân tích các yếu tố tác động đến nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sài Gịn. Theo đó, đề tài tiến hành sơ lược về quy trình nghiên cứu, mơ hình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu, cách thức chọn mẫu và đưa ra phương pháp thực hiện nghiên cứu. Sau đó, tác giả tiến hành thống kê mô tả các biến số thông qua giá trị trung bình, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất. Đồng thời, đề tài cũng tiến hành đánh giá xem xét có tồn tại đa cộng tuyến trong mơ hình nghiên cứu hay khơng bằng cách phân tích hệ số tương quan giữa các biến và hệ số VIF. Qua đây đề tài chứng tỏ rằng khơng có tồn tại đa cộng tuyến trong mơ hình nghiên cứu phân tích các yếu tố tác động đến nợ quá hạn của ngân hàng. Tiếp theo, đề tài tiến hành ước lượng mơ hình nghiên cứu này bằng mơ hình Probit và tiến hành thảo luận các kết quả nghiên cứu.

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ MƠ HÌNH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong phần này đề tài trình bày kết quả đạt được từ việc ước lượng mơ hình nghiên cứu bởi mơ hình Probit nhị phân. Bên cạnh đó đề tài cũng thực hiện các kiểm định cần thiết để minh chứng cho việc kết quả thu được là phù hợp và đáng tin cậy. Cuối cùng, đề tài sẽ thảo luận các kết quả thu được khi phân tích tác động của các yếu tố đến nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sài Gịn.

Theo đó, kết quả và kiểm định sẽ được trình bày trong phần 4.1 Phần thảo luận kết quả được thể hiện trong phần 4.2.

4.1. Kết quả mơ hình và các kiểm định

Theo các nghiên cứu trước đây khi sử dụng mơ hình Probit để ước lượng mơ hình nghiên cứu thì các kiểm định cần thiết để minh chứng cho kết quả thu được là phù hợp và đáng tin cậy bao gồm Hosmer – Lemshow’s, vấn đề bỏ soát biến và khả năng dự báo của mơ hình

Đầu tiên, kiểm định Hosmer – Lemshow’s sẽ được sử dụng để minh chứng cho kết quả thu được là phù hợp và đáng tin cậy. Kiểm định này so sánh mức độ khớp giữa giá trị tiên đoán và giá trị quan sát, nếu 2 giá trị càng khớp thì mơ hình càng phù hợp. Giả thuyết không trong kiểm định này là giá trị quan sát bằng giá trị mong đợi, do đó mơ hình sẽ càng phù hợp hơn nếu giá trị p càng lớn (chấp nhận giả thuyết H0).

Kết quả dự báo của Hosmer – Lemshow được trình bày trong bảng 4.1:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến nợ quá hạn của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)