3.2. Mô hình nghiên cứu
3.2.2 Phân tích các yếu tổ ảnh hưởng đến nợ quá hạn tại Ngân hàng TMCP
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sài Gòn
Qua khảo sát hồ sơ cho vay của các khách hàng doanh nghiệp tại BIDV chi nhánh Sài Gòn và khảo sát một số cán bộ quản lý khách hàng tại BIDV chi nhánh Sài Gòn cho thấy, nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn tại chi nhánh do một số nguyên nhân sau:
Khả năng tài chính của khách hàng: khi tỷ lệ vốn tự có của khách hàng so với tổng vốn của dự án thấp, khách hàng thường sẽ cố tình trì hoãn việc trả nợ vay cho ngân hàng để có vốn tiếp tục kinh doanh, vì nếu trả nợ, có khả năng doanh nghiệp sẽ bị thiếu vốn.
Tài sản đảm bảo: Khi các tài sản đảm bảo được định giá với giá quá cao, hoặc khi cho vay với tỷ lệ giá trị tài sản đảm bảo quá cao cũng là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nợ quá hạn.
Mục đích vay vốn: Trong quá trình sử dụng vốn vay, khách hàng sử dụng sai mục đích, dẫn đến nguồn tiền trả nợ cho ngân hàng không đúng kỳ hạn nợ như: Vay bổ sung vốn lưu động nhưng lại đầu tư tài sản cố định, sử dụng vốn vay sang kinh doanh bất động sản…
Kinh nghiệm của khách hàng: Khảo sát cho thấy, tỷ lệ các khách hàng mới, có số năm kinh nghiệm trong ngành thấp thì khả năng trả nợ đúng hạn thấp. Ngành kinh doanh: thực tế tại chi nhánh, một số ngành kinh doanh như nhựa,
nuôi trồng thủy sản, bất động sản có tỷ lệ nợ quá hạn cao hơn các ngành khác.
Kỳ hạn nợ: Ngân hàng cho vay với kỳ hạn vay không đúng với dòng tiền của dự án.
Kinh nghiệm cán bộ quản lý khách hàng: Tại chi nhánh, nợ quá hạn chủ yếu do các cán bộ có số năm kinh nghiệm trong ngành ít, hoặc do cán bộ có kinh nghiệm lâu năm nhưng cố tình che dấu thông tin trong hồ sơ cho vay.
Kiểm tra, giám sát vốn vay: Việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng của một số khoản vay không được thực hiện theo đúng quy định, dẫn đến việc kiểm soát mục đích sử dụng vốn của khách hàng không được chính xác.