Đề tài thiết lập các giả thuyết nghiên cứu tương ứng với các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu xác định nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn.
Khả năng tài chính của người vay:
Giả thuyết 1: Kỳ vọng khả năng tài chính của khách hàng có tác động ngược
chiều đến nợ quá hạn tại ngân hàng.
Tiềm lực tài chính của khách hàng càng mạnh sẽ làm cho khả năng chịu đựng rủi ro càng cao. Nói cách khác, nếu vốn tự có của khách hàng trong dự án
càng lớn thì dự án dễ thành công hơn, khả năng xảy ra nợ quá hạn càng thấp và ngược lại. Bên cạnh đó, khi nguồn vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án kinh doanh càng cao có thể làm cho các khách hàng vay cẩn thận hơn trong việc sử dụng nguồn vốn kinh doanh, ngồi ra khi có rủi ro xảy ra, khách hàng vẫn có thể trụ vững và xử lý được nhờ nguồn vốn này. Đây cũng là một yếu tố được nhiều Ngân hàng xem xét khi cho vay. Chỉ số khả năng tài chính của khách hàng được đo lường bằng tỷ số giữa vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án trên tổng vốn đầu tư của dự án vay vốn.
Tài sản đảm bảo:
Giả thuyết 2: Kỳ vọng tỷ lệ giá trị tài sản đảm bảo trên giá trị khoản vay có tác động ngược chiều đến nợ quá hạn của ngân hàng.
Tài sản đảm bảo mà khách hàng dùng để cầm cố cho khoản vay được xem như là một trong những yếu tố quan trọng để phân tích nợ quá hạn, khi mà trong trường hợp xấu nhất thì có thể xử lý để thu nợ. Khi giá trị tài sản đảm bảo tương đối cao, dư nợ của khoản vay chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong giá trị tài sản đảm bảo thì các khách hàng có tâm lý sợ mất tài sản, cho nên trong trường hợp các khách hàng gặp nhiều vấn đề trong kinh doanh thì các khách hàng sẽ cố gắng thanh toán lãi vay và nợ trả như đã cam kết, không để ngân hàng phải tiến hành nhắc nhỏ thu hồi nợ. Đồng thời, việc có tài sản đảm bảo có giá trị cao thì dường như phản ánh được rằng khách hàng có tiềm lực tài chính và q trình tích lũy tài chính của khách hàng cũng đã đạt được mức nhất định nào đó. Nói cách khác, khi đó khả năng trả nợ của các khách hàng này dường như cao hơn, rủi ro tín dụng sẽ thấp hơn.
Mục đích sử dụng vốn của khách hàng:
Giả thuyết 3: Kỳ vọng mục đích sử dụng vốn vay có tác động ngược chiều đến nợ quá hạn tại ngân hàng.
Yếu tố này giúp đo lường yếu tố sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích hay khơng. Khi xem xét một khoản vay, ngân hàng đánh giá mục đích sử dụng vốn tương ứng với thời gian ấy và nguồn trả nợ cho phù hợp cũng như mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng. Cho nên nếu khách hàng sử dụng vốn vay
khơng đúng mục đích thì có khả năng xảy ra khơng thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng như đã cam kết và gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng vì khách hàng khơng có thiện chí thực hiện đúng cam kết với Ngân hàng hoặc có thể khách hàng đã sử dụng vốn vay vào mục đích cá nhân khác không sinh lợi nhuận.
Kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng vay:
Giả thuyết 4: Kỳ vọng kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng vay có tác động ngược chiều đến nợ quá hạn của ngân hàng.
Yếu tố kinh nghiệm phần nào thể hiện được năng lực quản trị, kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng vay. Vì vậy biến kinh nghiệm được lựa chọn để đo lường sự tác động của các yếu tố năng lực, kinh nghiệm kinh doanh đến nợ quá hạn khi cho vay. Ta thấy rằng những người có kinh nghiệm thường đạt kết quả tốt hơn những người ít kinh nghiệm dù là thực hiện cơng việc gì. Hơn thế nữa, các khách hàng có kinh nghiệm càng nhiều thì thường có nhiều mối quan hệ sâu sắc trong giới kinh doanh. Dựa vào các mối quan hệ có sẵn đó, q trình hoạt động kinh doanh của các khách hàng sẽ ổn định hơn, đồng thời khách hàng có thể dự đốn được tình hình thị trường của ngành nghề đó, từ đó có những tính tốn cho hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, khi đã kinh doanh lâu năm trong ngành, khách hàng sẽ có lượng đối tác ổn định và uy tín khách hàng đã có, thuận lợi trong hoạt động tín dụng thương mại.
Yếu tố ngành nghề kinh doanh:
Giả thuyết 5: Kỳ vọng các khách hàng kinh doanh ngành nghề có rủi ro tiềm tàng cao, thì nợ quá hạn sẽ càng cao, tức là có tác động cùng chiều với chỉ tiêu nợ quá hạn của ngân hàng.
Đây là yếu tố đại diện cho các yếu tố vĩ mơ có ảnh hưởng đến nợ q hạn của ngân hàng. Yếu tố vĩ mơ có mức độ ảnh hưởng khác nhau đối với từng ngành nghề, mỗi ngành nghề kinh doanh sẽ có mức độ rủi ro khác nhau. Rủi ro mỗi ngành nghề sẽ tác động đến rủi ro tín dụng đối với khoản vay của khách hàng. Theo đó các khách hàng hoạt động kinh doanh trong các ngành có rủi ro tiềm tàng tương đối cao chẳng hạn như bất động sản, ni trồng hải sản… thì sẽ có độ nhạy cảm tương đối
cao với các biến động của yếu tố vĩ mô cũng như các yếu tố liên quan đến thiên tai… Trong trường hợp này có thể tác động tiêu cực đến nguồn thu nhập cũng như dòng tiền dùng để trả nợ của các khách hàng. Kết quả là khoản vay có thể chuyển sang nợ nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5; nói cách khác nợ quá hạn của ngân hàng lúc này sẽ cao hơn.
Thời hạn vay vốn:
Giả thuyết 6: Kỳ vọng thời hạn vay có tác động cùng chiều đến nợ quá hạn của ngân hàng.
Yếu tố này đo lường sự tác động của thời hạn của món vay đến nợ quá hạn. Thời hạn vay có thể chia thành các mức như sau: ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn. Thơng thường, các món vay có thời hạn dài sẽ có nguy cơ xảy ra nợ quá hạn cao hơn các món vay có thời hạn ngắn. Thật vậy, kỳ hạn khoản vay càng dài thì các khách hàng sẽ có thể phải đối mặt với nhiều loại rủi ro có thể phát sinh trong tương lai chẳng hạn như rủi ro lãi suất (lãi suất trong tương lai tăng, chi phí trả nợ vay tăng cao), rủi ro kinh doanh (tình hình hoạt động kinh doanh trong tương lai có nhiều biến động có thể làm giảm dịng tiền dùng để trả nợ vay). Điều này sẽ làm gia tăng khả năng khoản vay của khách hàng chuyển sang nợ nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5.
Kinh nghiệm của cán bộ quản lý khách hàng:
Giả thuyết 7: Kỳ vọng kinh nghiệm của cán bộ quản lý khách hàng tác động
ngược chiều đến nợ quá hạn ngân hàng.
Yếu tố này dùng để đo lường yếu tố chuyên môn của cán bộ quản lý khách hàng. Một cán bộ quản lý khách hàng có trình độ và kinh nghiệm chun mơn khơng những có khả năng phân tích tình hình tài chính của khách hàng mà cịn có thể dự báo và tư vấn cho khách hàng vay. Ngoài ra, trong một số trường hợp khách hàng vay khơng trung thực, cán bộ quản lý khách hàng có kinh nghiệm có thể có những sự phân tích tư duy hợp lý để phát hiện ra những điểm trong hồ sơ được khách hàng che giấu để có đủ thơng tin trong việc ra quyết định về hồ sơ cũng như đưa ra những phương án dự phòng dành cho khách hàng nếu cho vay. Điều này
cho thấy rẳng cán bộ quản lý khách hàng có nhiều năm kinh nghiệm thì sẽ hạn chế được nợ quá hạn đối với những khoản vay do mình quản lý.
Kiểm tra giám sát nợ vay:
Giả thuyết 8: Kỳ vọng kiểm tra giám sát nợ vay tác động ngược chiều đến
nợ quá hạn tại ngân hàng.
Yếu tố này giúp đo lường mức độ kiểm tra sau giải ngân của khoản vay và đo lường sự tác động của hoạt động kiểm tra, giám sát sau cho vay đến nợ quá hạn. Thực tế cho thấy có rất nhiều trường hợp xảy ra nợ quá hạn là do quá trình kiểm sốt sau giải ngân khơng chặt chẽ, số lần kiểm tra giám sát càng tăng lên thì khả năng xảy ra nợ quá hạn càng thấp.
Bảng 3.5. Bảng kỳ vọng dấu các biến độc lập Biến Kỳ vọng dấu Biến Kỳ vọng dấu Khả năng tài chính (Kntc) - Tài sản đảm bảo (Tsdb) - Mục đích sử dụng (Mucdich) - Kinh nghiệm khách hàng (Knkh) - Ngành nghề kinh doanh (Ngành) + Kỳ hạn (Kyhan) + Kinh nghiệm cán bộ (Kncb) - Giám sát (Giamsat) -