Các nghiên cứu t rg ước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 37)

Tại Việt Nam cũng có một số nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các NN như sau:

Nguyễn Quốc Nghi (2010), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng hỗ trợ của DNNVV ở thành phố Cần Thơ. Tác giả đã sử dụng mô hình Logistic để kiểm định các yếu tố tuổi doanh nghiệp, trình độ học vấn của

mối quan hệ xã hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến tuổi doanh nghiệp, trình độ học vấn của người quản lý doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng doanh thu, các mối quan hệ xã hội có tác động cùng chiều với khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp tại Cần Thơ.

Nguyễn Minh Phục (2011), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của các NN trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Trong đề tài này, tác giả đã sử dụng hai mô hình: mô hình probit để xác định khả năng vay vốn của các NN trên địa bàn thành phố Cần Thơ và mô hình ước lượng bình phương bé nhất (OLS) để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay được của các DNNVV. Tác giả đã đưa ra yếu tố để nghiên cứu là: tuổi của doanh nghiệp, trình độ học vấn, kinh nghiệm quản lý, ngành nghề kinh doanh, tổng tài sản và mối quan hệ nghiệp vụ, tỷ suất lợi nhuận và tỷ số nợ. Kết quả mô hình Probit cho thấy có 5 trong 8 yếu tố được đưa vào mô hình có ý nghĩa về mặt thống kê là trình độ học vấn, kinh nghiệm quản lý, ngành nghề kinh doanh, tổng tài sản và mối quan hệ nghiệp vụ có tác động đến khả năng vay vốn ngân hàng của các NN trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Kết quả ước lượng mô hình OLS có 2 yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay ngân hàng của các NN trên địa bàn thành phố Cần Thơ là trình độ học vấn của người quản lý và tổng tài sản của doanh nghiệp.

Lê Nữ inh hương (2012) sử dụng số liệu điều tra doanh nghiệp từ Wold Bank năm 2009 để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận dịch vụ tín dụng ngân hàng của các DNNVV ở Việt Nam. Nghiên cứu cho rằng ngành nghề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng quyết định đến việc tiếp cận vốn vay, phụ thuộc vào từng ngành nghề khác nhau. Theo thứ tự, doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất, dịch vụ và bán lẻ có khả năng tiếp cận vốn vay giảm dần. Ngoài ra, yếu tố vùng miền cũng có tác động đến khả năng tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp, cụ thể: doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ ít gặp phải các trở ngại trong việc tiếp cận các khoản vay từ ngân hàng. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng các doanh nghiệp ở Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào bất động sản, đất đai là tài sản thế chấp so với các nước châu Á khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)