THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁC DNNVV CỦA BID

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 57)

TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM

4.3.1 Giới thi u về BIDV

Kết thúc năm 2016 , BI trở thành ngân hàng T đầu tiên cán mốc giá trị tổng tài sản trên 1 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 18,3% so với 2015; tổng nguồn vốn huy động đạt 940.020 tỷ đồng, trong đó huy động vốn tổ chức kinh tế dân cư đạt 797.689 tỷ đồng, tăng 21,1% so với 2015, chiếm 12,5% thị phần toàn ngành; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 751.448 tỷ đồng, tăng 17, 5% so với 2015, chiếm 13,6% thị phần toàn ngành; Nợ xấu kiểm soát ở mức 1,95%; Lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 7.709 tỷ đồng, tăng 3,16% so với 2015. Các chỉ số ROA, ROE đạt tương ứng 0,67% và 14,7%, tỷ lệ chi trả cổ tức dự kiến 7%; Hệ số an toàn vốn CAR hợp nhất đảm bảo quy định. Mạng lưới hoạt động của BIDV không ngừng được mở rộng với 190 chi nhánh trong nước, 01 chi nhánh tại nước ngoài (Myanmar) và 815 phòng giao dịch, đảm bảo phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Nền khách hàng cá nhân phát triển mạnh mẽ theo định hướng, chiến lược bán lẻ của BI , tăng trưởng 10% so với 2015, đạt trên 8,7 triệu khách hàng, tương ứng khoảng 9,5% dân số Việt Nam. BI được Tạp chí Asian Banker bình chọn là Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm thứ 3 liên tiếp và là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam được vinh danh Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu 2016 tại Diễn đàn ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2016.

4.3.2 Thực trạng cho vay c a các DNNVV c a BIDV trê ịa bàn TP. HCM

DNNVV là khách hàng mục tiêu không thể bỏ qua đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn T .H nói chung và BI nói riêng. Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển mạnh mảng bán lẻ, và vai trò đầu tàu thực hiện mục

tiêu chính sách của BI trong giai đoạn tới. Trước kia, BI được biết đến như là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam chuyên cung cấp các dịch vụ, gói cho vay quy mô lớn phục vụ cho các khách hàng là doanh nghiệp lớn, điều đó cho thấy thương hiệu của BI được hình thành là một ngân hàng bán buôn. Tuy nhiên, hiện nay để phân tán rủi ro cũng như đa dạng hóa thu nhập, BI đã tấn công mạnh vào phân khúc khách hàng nhỏ và vừa với các sản phẩm cho vay NN tương đối đa dạng để đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp và cũng góp phần mạnh mẽ thực hiện các định hướng tín dụng theo mục tiêu chính sách.

BIDV khu vực T .H là địa bàn quan trọng nhất, đóng góp tỷ trọng lợi nhuận lớn cho toàn hệ thống BIDV (theo báo cáo hợp nhất năm 2016 của BIDV). Theo báo cáo thường niên 2016, BIDV khu vực TP.HCM có 36 chi nhánh, là khu vực có số lượng chi nhánh nhiều nhất trên hệ thống BIDV. Hệ thống giao dịch của BIDV khu vực TP.HCM phân bổ khắp các quận, huyện tại TP.HCM và góp phần tạo điều kiện để mở rộng tín dụng, đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại TP.HCM.

BI cũng là một trong ba ngân hàng được lựa chọn là đơn vị nhận nguồn uỷ thác của Quỹ phát triển DNNVV – Bộ Kế hoạch và Đầu tư. ới quy mô nguồn vốn hiện nay cuối năm 2016 là 560 tỷ đồng, lãi suất cho vay trung dài hạn cố định 7% năm trong 07 năm, cơ chế cho vay từ nguồn vốn ủy thác này hỗ trợ tích cực DNNVV trong việc đầu tư các dự án trung dài hạn, mở rộng sản xuất kinh doanh. Thông qua mối quan hệ ngân hàng đại lý rộng khắp của mình, BI cũng được các tổ chức quốc tế tin tưởng, lựa chọn tham gia các Dự án tài trợ DNNVV từ các nguồn vốn của JICA, JIBIC. Với thời hạn cho vay dài, lãi suất ưu đãi cùng các điều kiện vay tương đối linh hoạt, các dự án này đã bổ sung nguồn vốn giúp BI tăng cường năng lực và cải thiện cơ cấu nền khách hàng theo hướng nâng cao tỷ trọng cho vay NN . Đến thời điểm hiện tại tổng số vốn đã giải ngân từ các nguồn JICA, JIBIC tới các N đạt gần 2.000 tỷ đồng.

Theo thông tin công bố của đại diện BIDV Ông Lê Ngọc Lâm, Phó Tổng Giám đốc BIDV phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, nhiệm kỳ 2016-2021 của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam như sau: với những nỗ lực hợp tác, phát triển với nhóm DNN , đến thời điểm hiện nay BI đang là một trong những ngân hàng dẫn đầu về thị phần DNNVV tại Việt Nam với số lượng NN đang

quan hệ là gần 200.000 doanh nghiệp, tổng quy mô cung ứng vốn tín dụng là khoảng 150.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 15% tổng dư nợ DNNVV trong hệ thống ngân hàng, chiếm 22% tổng dư nợ của BIDV.

T nh đến cuối năm 2016, tổng dư nợ cho vay DNNVV của BIDV khu vực T .H đạt 51,302 tỷ đồng (chiếm 31.67% tổng dư nợ cho vay DNNVV của toàn hệ thống BIDV).

Hình 4.1 Tình hình cho vay DNNVV tại BIDV khu vực TP.HCM trong khoảng thời gian 2013 – 2016

Đ T: Nghìn tỷ đồng

Toàn hàng: dư nợ cho vay DNNVV trên toàn hệ thống BIDV

T .H : dư nợ cho vay DNNVV khu vực TP. HCM

Nguồn: Văn phòng BIDV hu vực TP.HCM

Dựa vào bảng 4.2 ta thấy dư nợ khách hàng doanh nghiệp tại BIDV TP.HCM chủ yếu là ngắn hạn, chiếm tỷ trọng 86% theo số liệu năm 2016. Tỷ trọng này có xu hướng ổn định trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến 2016 (từ 84% - 86%). BIDV tập trung cho vay ngắn hạn, tài trợ sản xuất kinh doanh là chủ yếu đối với loại hình DNNVV. 87,2 111,7 126,2 162,0 23,1 32,9 38,3 51,3 0,0 20,0 40,0 60,0 80,0 100,0 120,0 140,0 160,0 180,0 2013 2014 2015 2016 Toàn hàng KV TP. HCM

Hình 4.2 Tình hình cho vay khách hàng doanh nghi p nh và v a tại BIDV theo kỳ hạn vay trong khoảng thời gian 2013 – 2016

Đ T: Nghìn tỷ đồng

Nguồn: Văn phòng BIDV hu vực TP.HCM

Nhìn vào bảng 4.3, trong tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp của BIDV khu vực TP.HCM tập trung khá nhiều vào loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Đây cũng là xu thế chung của các ngân hàng thương mại trên địa bàn T .H ( õ Đức Toàn 2012). Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là loại hình doanh nghiệp nhà nước tuy chỉ chiếm tỷ trọng 2.02% trong tổng số các DNNVV tại T .H nhưng tỷ trọng dư nợ tín dụng của loại hình doanh nghiệp này tại BIDV lại chiếm tỷ trọng khá cao 20% so với các loại hình DNNVV khác.

19,7 27,8 32,4 44,4 3,4 5,1 5,9 6,9 0,0 10,0 20,0 30,0 40,0 50,0 60,0 2013 2014 2015 2016 Nợ trung hạn Nợ ngắn hạn

Hình 4.3 Tỷ trọ g ư ợ tín dụng c a BIDV khu vực TP.HCM phân theo loại hình doanh nghi ă 2016

Nguồn:Văn phòng BIDV hu vực TP.HCM

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương 4, tác giả trình bày kết quả nghiên cứu như: thống kê mô tả các biến, kết quả kiểm định và kết quả ước lượng hồi quy; Tác giả cũng trình bày thực trạng tổng quát về hoạt động cho vay của BIDV địa bàn TP.HCM. Sau đó, thảo luận các kết quả nghiên cứu dựa trên kết quả ước lượng hồi quy các biến theo giả thuyết nghiên cứu. 36% 24% 15% 20% 3% 2% 0% 2016 Công ty cổ phần Công ty TNHH

Hộ kinh doanh- Kinh tế cá thể

Công ty nhà nước Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp tư nhân

CHƯƠNG 5: ẾT LUẬN VÀ HUYẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra các kết luận nghiên cứu so với giả thuyết như sau:

Thứ nhất, ta chấp nhận giả thuyết H1: Doanh nghiệp có số năm hoạt động càng lâu thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng càng cao. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai và cộng sự (2014) cho rằng tuổi doanh nghiệp có tác động cùng chiều với khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của DNNVV.

Thứ hai, đối với giả thuyết H2: Trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp càng cao thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng càng cao. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Edmore Mahembe và cộng sự (2011), Harif và Zali (2004), Okurut (2006), Irwin (2010), Nguyễn Thị Mai và cộng sự (2014) cho rằng trình độ của nhà quản lý doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các DNNVV.

Thứ ba, bác bỏ giả thuyết H3: Quy mô tài sản của doanh nghiệp càng lớn, khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng càng cao. Vì kết quả cho thấy biến độc lập tổng tài sản không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này chưa phù hợp với nghiên cứu của Petersen và Rajan (1994) cho rằng công ty có tổng tài sản lớn có tỷ lệ vay vốn cao hơn so với các công ty có tổng tài sản nhỏ.

Thứ tư, chấp nhận giả thuyết H4: Tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp càng cao, khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng càng cao. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Bebczuk (2004), Harif và Zali (2004), Okurut (2006), Zhao (2006) … cho rằng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp có tác động cùng chiều với khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của DNNVV.

Thứ năm, bác bỏ giả thuyết H5: Các doanh nghiệp có tỷ số nợ càng cao, khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng càng cao. Kết quả này ngược với nghiên cứu của Bebczuk (2004) khi cho rằng tổng nợ trên tổng tài sản có tác động cùng chiều với khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của NN . Điều này được giải thích là do một doanh nghiệp có tỷ số nợ hợp lý sẽ có tác dụng làm tăng hiệu quả sử dụng vốn của

doanh nghiệp và phần nào cũng chứng tỏ được uy tín của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nợ cao sẽ làm giảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp và làm giảm hiệu quả kinh doanh do phải gánh chịu chi phí lãi vay quá lớn. Các doanh nghiệp trong khảo sát có tỷ số nợ cao nhưng không đi đôi với hiệu quả kinh doanh doanh dẫn đến khả năng tiếp cận vốn vay tại BIDV giảm.

Thứ sáu, chấp nhận giả thuyết H6: Mối quan hệ với ngân hàng tác động cùng chiều với khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của DNNVV. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Zhao (2006) cho rằng mối quan hệ với ngân hàng có tác động cùng chiều với khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của DNNVV.

Và cuối cùng, chấp nhận giả thuyết H7: Những doanh nghiệp có tài sản đảm bảo thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cao hơn. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Harif và Zali (2004), Nguyễn Thị Mai (2014) cho rằng tài sản đảm bảo có tác động cùng chiều với khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của DNNVV

5.2ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG DNNVV CỦA BIDV TRONG THỜI GIAN 2016 - 2020 THỜI GIAN 2016 - 2020

Nghị định 90 2001 NĐ-CP về chính sách trợ giúp và phát triển DNNVV, Chính phủ đã xác định rõ mục tiêu hát triển DNNVV là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nhà nước khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho NN phát huy t nh năng động, sáng tạo, nâng cao năng lực pháp lý, phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực, mở rộng các mối liên kết với các loại hình doanh nghiệp khác, tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động”.

Trên cơ sở các quan điểm, chủ trương phát triển DNNVV của Đảng và Nhà nước cũng như định hướng phát triển chung của BI , ngân hàng đã có những chủ trương ch nh sách đầu tư t n dụng cho NN . Định hướng mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV của BIDV trong thời gian tới được cụ thể hóa ở những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, xây dựng những giải pháp đột phá trong công tác bán lẻ nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động bán lẻ, trong đó đối tượng khách hàng trọng tâm là các

DNNVV, xây dựng chiến lược phát triển tín dụng đối với NN trên cơ sở nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu và đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp

Thứ hai, tập trung sàng lọc khách hàng, duy trì và mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn truyền thống, tín nhiệm tại ngân hàng; đồng thời mở rộng quan hệ tín dụng với các DNNVV có tình hình tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh ổn định, hiệu quả.

Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện các hình thức tín dụng đối với DNNVV và chủ động cung cấp thông tin, đưa dịch vụ ngân hàng đến với doanh nghiệp. Nghiên cứu xây dựng những dịch vụ tín dụng khác biệt về chất lượng phục vụ cho các thị trường mục tiêu, từ đó làm cơ sở để các Chi nhánh triển khai trên diện rộng.

Thứ tư, tăng cường sửa đổi, tháo gỡ những điểm bất hợp lý để không ngừng hoàn thiện quy chế đảm bảo tiền vay nhằm tăng cường trách nhiệm và nghĩa vụ của người vay, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi nợ.

Thứ năm, tiếp tục rà soát các cơ chế nghiệp vụ, đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ nhất là quá trình thẩm định, tạo điều kiện thuận lợi để cho các DNNVV có thể dễ dàng vay được vốn của ngân hàng để sản xuất kinh doanh.

Thứ sáu, tăng cường triển khai công tác quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng có lợi thế, phát huy phong cách phục vụ chuyên nghiệp đối với khách hàng để tăng cường hiệu quả những vẫn đảm bảo phương châm an toàn hiệu quả.

5.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG VAY VỐN CỦA CÁC DNNVV TẠI BIDV TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM DNNVV TẠI BIDV TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

Qua những phân tích kết quả hồi quy ta nhận thấy có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hang của các DNNVV tại BI trên địa bàn TP.HCM. Nhằm góp phần giúp cho các DNNVV ở TP.HCM có thể khắc phục được những khó khăn, trở ngại nhằm nâng cao khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng tại BIDV, trong phần này tác giả đưa ra các kiến nghị như sau:

5.3.1 Đối với các DNNVV

5.3.1.1 Về rình độ củ người quản lý doanh nghi p

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy trình độ học vấn của người quản lý điều hành doanh nghiệp có ảnh hưởng cùng chiều với khả năng vay vốn BIDV của DNNVV, trong khi kết quả thống kê cho thấy phần lớn người điều hành DNNVV có trình độ học vấn tương đối thấp. Vì vậy, việc nâng cao trình độ học vấn cho người quản lý điều hành DNNVV tại TP.HCM là vấn đề cấp thiết hiện nay. Đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức Thương mại thế giới, điều này mở ra nhiều cơ hội đồng thời cũng có nhiều thách thức cho người quản lý điều hành doanh nghiệp. Để có thể hội nhập được trong điều kiện này đòi hỏi người quản lý doanh nghiệp phải có một trình độ học vấn và chuyên môn nhất định, đồng thời phải thường xuyên trau dồi kiến thức, học tập thực tế thông qua báo đài, Internet, ... qua đó nắm bắt được thông tin về tình hình hoạt động của ngành nghề trong nước cũng như thế giới để có thể điều hành doanh nghiệp được tốt hơn.

Để nâng cao trình độ học vấn cho người quản lý điều hành DNNVV, cần có sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp và sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng. Người quản lý DNNVV cần tích cực tham gia các lớp đào tạo, tập huấn ngành nghề do các chuyên gia huấn luyện; tham gia các tổ chức, hiệp hội liên quan để học tập thêm kinh nghiệm, các NN cũng có thể liên kết với những tổ chức đào tạo như: hòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh TP.HCM, các khoa chuyên ngành của các trường đại học... để đăng ký học các khóa học phù hợp nhằm nâng cao trình độ học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)