4.1.1 Thực trạng tín dụng học sinh, sinh viên tại Bến Tre
Chương trình tín dụng HSSV theo Quyết định 157 được triển khai là một chính sách có ý nghĩa cả về kinh tế, chính trị và xã hội, đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của người dân có thu nhập thấp, tạo được sự đồng thuận cao của cộng đồng xã hội trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Điều đó khẳng định chủ trương của Đảng, chính sách của Chính phủ về tín dụng đối với HSSV theo Quyết định 157 là đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Đây là một chương trình tín dụng có tính nhân văn sâu sắc, tính xã hội hóa cao, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tổ chức, cá nhân từ trung ương đến địa phương.
Chương trình cũng đã tạo sự gắn kết giữa kinh tế với xã hội trong công tác xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bình đẳng trong giáo dục, góp phần tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế, xã hội tại Bến Tre. Việc xã hội hóa chương trình tín dụng đối với HSSV đã tạo sự minh bạch trong thực hiện chính sách, giảm thiểu được rủi ro, phát huy được vai trò trách nhiệm của cả xã hội, gia đình và HSSV người trực tiếp sử dụng vốn vay. Vì vậy, hộ gia đình vay vốn HSSV có ý thức trách nhiệm hơn trong việc tiết kiệm các khoản chi, tận dụng mọi nguồn thu nhập từ gia đình để trả nợ khi đến hạn.
Việc thay đổi phương thức cho vay từ cơ chế cho vay trực tiếp đối với HSSV sang cơ chế cho vay hộ gia đình có con là HSSV đã phát huy hiệu quả. Trước đây thu hồi nợ của HSSV gặp nhiều khó khăn, nhiều HSSV khi ra trường không có mối liên hệ gì với ngân hàng và nhà trường, đã gây khó khăn trong việc theo dõi và thu
36
hồi nợ. Nhiều học sinh ra trường đã có việc làm nhưng không tự giác trả nợ hoặc gia đình có con vay vốn nhưng không muốn khai báo HSSV đang công tác ở đâu khiến ngân hàng không thu hồi được vốn để quay vòng cho HSSV các khóa sau vay vốn. NHCSXH đã thay đổi phương thức cho vay, chuyển cho vay trực tiếp với HSSV sang cho vay hộ gia đình, hộ gia đình là người đại diện cho HSSV trực tiếp vay vốn và trả nợ ngân hàng thực hiện phương án cho vay thông qua hộ gia đình, gia đình trực tiếp nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ. Đây là căn cứ quan trọng để NHCSXH Bến Tre đề ra các giải pháp hiệu quả thu hồi nợ đến hạn.
Nhờ thực hiện tốt chính sách giảm lãi tiền vay khi trả nợ trước hạn, đã tạo ý thức tự nguyện, động lực kích thích trả nợ của người vay trên địa bàn tỉnh. Do vậy, khi hộ vay HSSV có tiền là nghĩ ngay đến việc trả nợ, nhiều hộ vay đã chủ động và tự nguyện trả nợ trước hạn để hưởng chính sách giảm lãi suất tiền vay. Việc trả nợ trước hạn cũng đã góp phần giảm gánh nặng cho HSSV khi đến hạn trả nợ cuối cùng, đồng thời giúp NHCSXH Bến Tre có nguồn vốn bổ sung cho vay quay vòng.
Việc cho vay thông qua ủy thác một số công việc đối với các tổ chức chính trị - xã hội đã giúp chuyển tải vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả người vay và ngân hàng. Đồng thời tranh thủ được sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương, sự tham gia của tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), của các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh cùng triển khai thực hiện chương trình từ bình xét, xác nhận đối tượng, hướng dẫn thủ tục để cho vay đến việc sử dụng vốn vay và trả nợ tiền vay khi đến hạn.
Mức cho vay HSSV tại thời điểm nghiên cứu là 1,5 triệu đồng/tháng/HSSV (theo Quyết định 751/QĐ-TTg năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ) với lãi suất 6,6%/năm (theo Quyết định 750/QĐ-TTg năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ). Từ khi triển khai thực hiện chương trình đến nay, NHCSXH Bến Tre đã giúp cho hơn 41.609 gia đình HSSV được vay vốn để cho trên 44.393 HSSV đến trường học tập, bình quân mỗi HSSV vay 13,83 triệu đồng. Qua đó, góp phần thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ là không để một HSSV nào phải bỏ học vì lý do khó khăn tài chính (Báo cáo tổng kết hoạt động 15 năm NHCSXH Bến Tre, 2017).
37
Dư nợ chương trình tín dụng HSSV hiện nay chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng dư nợ của NHCSXH Bến Tre (tỷ lệ khoảng 10%). Dư nợ cho vay HSSV những năm qua giảm, do một phần dư nợ đã đến kỳ hạn trả nợ, và việc xác nhận đối tượng gia đình vay vốn HSSV được UBND xã/phường rà soát sát với Quyết định 157 hơn. Bên cạnh đó, một số hộ gia đình khó khăn về kinh tế, khi HSSV ra trường chưa có việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập thấp nên không thể phụ gia đình trả nợ. Trong khi đó, kinh tế người dân Bến Tre chủ yếu dựa chăn nuôi heo, bò và trồng cây nông nghiệp như dừa, lúa và cây ăn quả. Nhưng nhiều năm qua dừa khô xuất khẩu giảm và liên tục rớt giá, chăn nuôi heo thường xuyên xảy ra dịch bệnh, giá cả không ổn định, hạn mặn xâm nhập kéo dài, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế và đời sống, nên người dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc trả nợ đến hạn, nợ quá hạn những năm qua tại NHCSXH Bến Tre liên tục tăng (Báo cáo tổng kết hoạt động 15 năm NHCSXH Bến Tre, 2017). Bảng 4.1 thể hiện dư nợ cho vay HSSV giai đoạn 2014 - 2018.
Bảng 4.1: Dư nợ và tỷ lệ nợ quá hạn cho vay HSSV giai đoạn 2014 - 2018 Năm Dư nợ (trđ) Nợ quá hạn
Dư nợ quá hạn (trđ) Tỷ lệ (%) 2014 267.951 1.187 0,44 2015 229.105 1.086 0,47 2016 188.674 1.355 0,72 2017 179.417 1.830 1,02 2018 174.746 2.113 1,21
Nguồn: Báo cáo tài chính NHCSXH Bến Tre (2018) Đến cuối năm 2018, đối tượng gia đình vay vốn HSSV là hộ nghèo, cận nghèo đạt tỷ lệ 18,67%, đối tượng là hộ có thu nhập bằng 150% mức thu nhập của hộ nghèo vay vốn cho con đi học tăng lên 22,79%. Tuy nhiên, đối tượng gia đình vay vốn HSSV chủ yếu vẫn là hộ có hoàn cảnh khó khăn về tài chính, chiếm tỷ trọng tương đối cao trên tổng dư nợ 58,45%. Qua đó, cho thấy đối tượng gia đình khó khăn về tài chính đang có nhu cầu rất lớn về vay vốn cho con đi học, một phần lớn
38
HSSV tập trung vào đối tượng gia đình này, bảng 4.2 thể hiện rõ cơ cấu dư nợ vay vốn HSSV theo đối tượng gia đình.
Bảng 4.2: Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng gia đình vay vốn HSSV STT Đối tượng Dư nợ Số hộ vay
(trđ) Số hộ Tỷ lệ %
1 Hộ nghèo, hộ cận nghèo 32.627 1.264 18,67
2 Hộ khó khăn về tài chính 102.139 4.188 58,45
3 Học sinh, sinh viên mồ côi 91 3 0,05
4 Bộ đội xuất ngũ 58 4 0,03
5 Hộ có thu nhập 150% mức thu
nhập của hộ nghèo 39.831 1.470 22,79
Tổng cộng 174,746 6,929 100
Nguồn: Báo cáo tài chính NHCSXH Bến Tre (2018) Tỷ lệ HSSV vay vốn học đại học luôn ở mức cao 65,38%. HSSV theo học hệ cao đẳng, trung cấp, học nghề vay vốn đạt 34,62%, cho thấy việc vay vốn cho con theo học ở các hệ đào tạo trung cấp, học nghề chưa được người dân quan tâm (Báo cáo tổng kết hoạt động 15 năm NHCSXH Bến Tre, 2017). Bảng 4.3 thể hiện cơ cấu dư nợ theo hệ đào tạo.
Bảng 4.3: Cơ cấu dư nợ cho vay theo hệ đào tạo STT Hệ đào tạo Dư nợ HSSV
(trđ) Số HSSV Tỷ lệ %
1 Đại học 114.241 4.363 65,38
2 Cao đẳng 48.543 2.287 27,78
3 Cao đẳng nghề 3.873 185 2,22
4 Trung cấp chuyên nghiệp 5.408 317 3,09
5 Trung cấp nghề 2.605 158 1,49
6 Sơ cấp nghề 75 4 0,04
Tổng cộng 174.746 7.314 100
39
4.1.2 Kết quả thống kê mô tả các nhân tố ảnh hưởng trong mô hình
Trước khi tiến hành chạy mô hình, tiến hành thống kê số liệu các nhân tố ảnh hưởng đến KNTN vay của HSSV dựa trên 400 mẫu dữ liệu hồ sơ vay vốn HSSV tại NHCSXH Bến Tre để giúp nắm được thực trạng vùng nghiên cứu (bảng 4.4).
Bảng 4.4: Thống kê mô tả các biến trong mô hình
Nguồn: Phân tích dựa trên mẫu nghiên cứu Bảng 4.4 cho thấy số thành viên không tạo ra thu nhập trung bình mỗi gia đình khoảng hai người. Số người phụ thuộc trong mẫu quan sát có thể là người già, trẻ em và HSSV đang đi học. Đây là nguyên nhân làm tăng gánh nặng chi phí sinh hoạt cho gia đình và cả HSSV. Nghề nghiệp chính của đa số hộ gia đình vay vốn HSSV tại Bến Tre là hoạt động sản xuất nông nghiệp với nguồn thu nhập bấp bênh, thường không ổn định. Khi HSSV ra trường tìm được việc làm, phần lớn thu nhập thường phải phụ gia đình trang trãi cuộc sống, phụ gia đình lo chi phí cho các em đi học, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến KNTN vay.
Thu nhập bình quân hàng tháng của HSSV sau khi ra trường tìm được việc làm chưa ổn định, thu nhập thường không cao, mức thu nhập bình quân 5,6 triệu đồng/tháng. Nhiều viên vay vốn ra trường gặp khó khăn để tìm kiếm một công việc phù hợp. Thực trạng sinh viên chấp nhận làm các công việc trái ngành hoặc chưa tìm được việc làm khá phổ biến hiện nay. Khoản thu nhập này chủ yếu để phục vụ cho việc trang trải các chi phí sinh hoạt và rất áp lực cho việc hoàn trả nợ đến hạn khi có phát sinh. Biến Số quan sát Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Quy mô khoản vay (trđ) 400 4,5 38,5 19,445 8,6252 Lãi suất món vay (%/năm) 400 6 7,8 7,4586 0,45852 Thu nhập bình quân sau
khi ra trường (trđ/tháng) 400 3 10,5 5,666 1,4477 Số người phụ thuộc trong
40
Đa số các khoản vay HSSV đều là những món vay nhỏ, phù hợp với đối tượng nghiên cứu có quy mô món vay thấp nhất là 4,5 triệu đồng, cao nhất là 38,5 triệu đồng và trung bình vào khoảng 19,4 triệu đồng. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay ưu đãi được Chính phủ qui định thường rất thấp, thấp nhất là 6%/năm và cao nhất là 7,8%/năm.
Các biến phụ thuộc KNTN vay là biến nhị phân, biến giới tính của HSSV, biến việc làm sau khi ra trường, biến đối tượng gia đình vay vốn HSSV là biến giả, chỉ nhận hai giá trị 0 và 1 nên khó có thể nhận xét, phân tích. Do đó, các biến này sẽ được mô tả trong bảng 4.5 phân tích tần suất.
Bảng 4.5: Tần suất xuất hiện các biến trong mô hình
Biến Giá trị Tần suất %
Khả năng trả nợ Trả được nợ (đúng hạn = 1) 306 76,5
Có nợ quá hạn (= 0) 94 23,5
Giới tính HSSV Nam (= 1) 157 39,2
Nữ (= 0) 243 60,8
Hệ đào tạo Đại học (= 1) 199 49,8
Cao đẳng, trung cấp (= 0) 201 50,2
Việc làm sau khi ra
trường Có việc làm (= 1)
294 73,5
Chưa có việc làm (= 0) 106 26,5
Đối tượng gia đình vay vốn HSSV
Đối tượng khó khăn về tài chính (= 1)
238 59.5
Đối tượng khác (= 0) 162 40,5
Nguồn: Phân tích dựa trên mẫu nghiên cứu Bảng 4.5 cho thấy, trong 400 mẫu được chọn có 306 mẫu có KNTN trả được nợ vay đúng hạn, chiếm tỷ lệ 76,5% tổng thể; số hộ có nợ quá hạn chiếm 23,5%. Kết quả cũng cho thấy, số người đi vay là nữ giới chiếm tỷ trọng cao trong mẫu điều tra, chiếm 60,8%. Số lượng HSSV theo học hệ đại học chiếm 49,8%, học cao đẳng và trung cấp chiếm 50,2%. Số HSSV ra trường có việc tương chiếm 73,5%, chưa có việc làm 26,5%. Đối tượng gia đình vay vốn HSSV là đối tượng hộ khó khăn về tài chính chiếm 59,5%, trong khi đó đối tượng vay vốn là hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng còn lại chiếm 40,5%.
41
4.2 Phân tích tương quan
Để phân tích kết quả hồi quy ta sử dụng mô hình hồi quy Logistic với biến phụ thuộc là biến nhị phân nhận giá trị bằng 0 nếu có nợ quá hạn và giá trị 1 nếu trả được nợ đúng hạn. Trước hết, ta cần xem xét mối tương quan giữa các biến với nhau trong mẫu quan sát.
Bảng 4.6 cho thấy các biến độc lập trong mô hình đều có tương quan với biến phụ thuộc ở mức ý nghĩa 1% và 5%. Trong đó, hệ số tương quan cao nhất là giữa biến phụ thuộc với biến độc lập số người phụ thuộc 0,497 (tương quan nghịch) và thấp nhất là biến quy mô khoản vay chỉ có 0,101 (tương quan thuận).
Bảng 4.6: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình
KNTRANO GTINHSV QUYMO HEDTAO LSUAT VLAMSV TNHAPSV NPTHUOC DTGD KNTRANO 1 GTINHSV 0,107* 1 QUYMO 0,101* 0,102* 1 HEDTAO 0,250** 0,073 0,261** 1 LSUAT 0,106* -0,030 -0,030 -0,013 1 VLAMSV 0,402** 0,088 -0,009 0,116* 0,070 1 TNHAPSV 0,394** 0,069 0,065 0,125* 0,050 0,488** 1 NPTHUOC -0,497** -0,028 -0,049 -0,242** -0,102* -0,378** -0,370** 1 DTGD 0,397** 0,015 0,027 0,169** 0,054 0,242** 0,213** -0,706** 1
**. Tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% *. Tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%
Nguồn: Phân tích dựa trên mẫu nghiên cứu Kết quả bảng 4.6 cũng chỉ ra giữa các biến độc lập trong mô hình vẫn tồn tại mối tương quan với nhau, đặc biệt là biến đối tượng gia đình vay vốn và biến số người phụ thuộc có thể có tương quan chặt với nhau, hệ số tương quan = 0,706. Do vậy, mô hình có thể xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến, nghiên cứu cần tiếp tục kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ở bước tiếp theo.
4.3 Kiểm định đa cộng tuyến
Dựa vào hệ số phóng đại phương sai VIF tại bảng 4.7 ta thấy, mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, thể hiện qua giá trị VIF của tất cả các biến đều nhỏ hơn 10 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Do đó, các biến đề xuất
42
đưa vào mô hình nghiên cứu thỏa mãn các điều kiện để tiến hành chạy phân tích hồi quy Binary Logistic ở bước tiếp theo.
Bảng 4.7: Kiểm định đa cộng tuyến
Stt Biến Hệ số phóng đại phương sai VIF
1 Giới tính HSSV 1,02
2 Quy mô khoản vay 1,09
3 Hệ đào tạo 1,14
4 Lãi suất 1,02
5 Việc làm sau khi ra trường 1,41
6 Thu nhập sau khi ra trường 1,40
7 Số người phụ thuộc trong gia đình HSSV 2,36
8 Đối tượng gia đình vay vốn HSSV 2,01
Nguồn: Phân tích dựa trên mẫu nghiên cứu
4.4 Các kiểm định, phân tích và thảo luận
Thực hiện hồi qui Binary Logistic trên phần mềm SPSS với biến phụ thuộc là KNTN vay và tám biến độc lập gồm: Quy mô khoản vay, lãi suất khoản vay, giới tính HSSV, hệ đào tạo, tình trạng việc làm của HSSV sau khi ra trường, thu nhập của HSSV sau khi ra trường, số người phụ thuộc trong gia đình, đối tượng gia đình vay vốn HSSV, được kết quả được tính trong bảng 4.8.
43
Bảng 4.8: Kết quả hồi qui Binary Logistic trên SPSS Biến Hệ số hồi qui B Sai số chuẩn S.E. Kiểm định Wald Bậc tự do df Mức ý nghĩa Sig. Hệ số Exp(B) Giới tính HSSV 0,426 0,324 1,726 1 0,189 1,531
Quy mô khoản vay 0,021 0,019 1,230 1 0,267 1,021
Hệ đào tạo 0,860 0,329 6,838 1 0,009 2,362
Lãi suất cho vay 0,481 0,319 2,280 1 0,131 1,618 Việc làm sau khi ra
trường 0,786 0,351 5,023 1 0,025 2,194
Thu nhập sau khi ra
trường 0,489 0,145 11,383 1 0,001 1,630
Số người phụ thuộc
trong gia đình HSSV -0,901 0,255 12,507 1 0,000 0,406 Đối tượng gia đình
vay vốn HSSV 1,913 0,582 10,795 1 0,001 6,777
Hằng số -4,876 2,655 3,372 1 0,066 0,008
Số quan sát 400
Hệ số -2 Log likelihood 269,159
Hệ số Cox & Snell R Square 0,341
Hệ số Nagelkerke R Square 0,514
Nguồn: Phân tích dựa trên mẫu nghiên cứu
4.4.1 Kiểm định độ phù hợp của mô hình nghiên cứu
Để kiểm định mức độ phù hợp tổng quát của mô hình, nghiên cứu dựa trên kết quả của kiểm định của bảng Omnibus Tests of Model Coefficients, bảng 4.9 cho