Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của học sinh, sinh viên tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bến tre (Trang 29)

2.3.1 Nhóm nhân tố liên quan đến học sinh, sinh viên

Chủng tộc, tuổi và giới tính

Chủng tộc, tuổi và giới tính của sinh viên có liên quan với vỡ nợ. Christman (2000), Harrast (2004), Herr và Burt (2004), Woo (2002) nhận thấy tuổi có tác động mạnh đến vỡ nợ. Khi tuổi càng cao, xác suất trả nợ càng giảm. Tuy nhiên, Knapp và Seaks (1992) không tìm thấy mối quan hệ với tuổi tác và vỡ nợ, trong khi Steiner và Teszler (2005) chỉ tìm thấy ở những sinh viên lớn hơn 34 tuổi. Đối với giới tính, Woo (2002), Podgursky (2002), Steiner và Teszler (2005), Herr và Burt (2004) nhận thấy xác suất vỡ nợ của nam giới cao hơn đáng kể so với nữ, trong khi những người khác đã không tìm thấy mối quan hệ giữa giới tính và vỡ nợ (Harrast, 2004). Được kết hợp với nhau, chủng tộc, tuổi tác và giới tính có thể chiếm một mức độ khác nhau trong xác suất vỡ nợ, nhưng bản chất của các mối quan hệ này (đặc biệt là tuổi tác và giới tính) không hoàn toàn rõ ràng.

Hệ đào tạo HSSV đã theo học

Một số nghiên cứu cho thấy rằng, sinh viên theo học tại các trường có thời gian đào tạo ít hơn hai năm có tỷ lệ không trả được nợ cao hơn so với các các cơ sở đào tạo từ bốn năm trở lên, sinh viên theo học hệ trung cấp nghề ít có khả năng trả được nợ hơn so với các hệ đào tạo khác (Podgursky, Ehlert, Monroe, Watson và Wittstruck, 2002; Woo , 2002a, 2002b). Các sinh viên tốt nghiệp đại học, tìm được việc làm sẽ kiếm được nhiều tiền hơn so với các sinh viên tốt nghiệp trung học và có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn (Hillman, 2014).

Hoàn thành chương trình học tập

Hillman (2014) cho rằng những sinh viên rời khỏi trường đại học mà không có bằng cấp có khả năng vỡ nợ cao gấp mười lần so với các sinh viên khác. Podgusrky (2002) và Flint (1997) cũng cung cấp bằng chứng cho thấy việc hoàn thành chương trình học tập và vỡ nợ được liên kết chặt chẽ, vì những sinh viên đăng ký vào đại học và kiếm được bằng cấp có tỷ lệ vỡ nợ thấp hơn đáng kể. Kiểm tra hồ sơ cho vay của hơn 8 triệu hồ sơ từ các cơ quan bảo lãnh khác nhau, Cickyham và Kienzl

20

(2011) cho thấy, từ năm 2005 đến 2009, hơn một phần tư người vay đã rời trường mà không có giấy chứng nhận đã bị vỡ nợ. Thành công trong trường đại học có một vai trò lớn hơn trong việc dự đoán ai sẽ vỡ nợ hơn, những sinh viên thành công trong học tập có xu hướng tỷ lệ vỡ nợ thấp hơn (McMillon, 2004).

Việc làm của HSSV sau khi ra trường

Đây là yếu tố quan trọng giúp sinh viên có nguồn thu nhập để trả nợ, đồng thời là yếu tố quyết định xác suất trả nợ đúng hạn của HSSV. Ngược lại, tình trạng thất nghiệp sẽ làm tăng khả năng không trả nợ đúng hạn, tìm kiếm được việc làm có thu nhập ổn định giúp sinh viên trả được nợ vay đúng hạn (California Postecondary, 2006; Dynarski, 1994; Monteverde, 2000).

Thu nhập của HSSV sau khi ra trường

Đây chính là nguồn tài chính chủ yếu để sinh viên thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Do đó, nếu thu nhập của sinh viên thấp thì nguồn tài chính để trả nợ sẽ thấp, làm giảm KNTN vay của sinh viên. Flint (1994), Woo (2002) nhận định rằng, phần lớn những sinh viên không hoàn trả nợ vay là do thu nhập của họ không thể áp ứng được nghĩa vụ trả nợ mà họ đang gánh. Ngoài ra, một số tác giả như Boyd (1997), Lochner và Monge Naranjo (2004), Choy và Li (2006) đã có kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập mà sinh viên kiếm được càng cao sẽ làm giảm xác suất sinh viên đó không hoàn trả nợ vay đúng hạn.

2.3.2 Nhóm nhân tố liên quan đến gia đình

Số lượng người phụ thuộc trong gia đình HSSV

Đây là đối tượng không thể tự tạo ra thu nhập để nuôi sống bản thân như: Người thân trong gia đình như anh, chị, em, ba mẹ,... không lao động hoặc không có khả năng lao động và cần được sinh viên chia sẽ một phần thu nhập để giúp họ đảm bảo các chi phí sinh hoạt, học tập. Số người phụ thuộc của sinh viên càng nhiều thì phần thu nhập của sinh viên bị chia sẽ càng lớn. Điều này làm tăng gánh nặng lên khả năng tài chính của sinh viên, tác động đến nguồn trả nợ và kết quả là làm giảm KNTN vay. Một số nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả như Dynarski

21

(1994), Volkwein (1995, 1998), Woo (2002) nhận định rằng khi số người phụ thuộc của sinh viên tăng lên thì khả năng để sinh viên hoàn trả nợ vay giảm xuống.

Đối tượng gia đình vay vốn HSSV

Theo Quyết định 157, đối tượng được vay vốn, bao gồm: HSSV có hoàn cảnh khó khăn mồ côi; hộ gia đình HSSV nghèo, hộ cận nghèo; hộ gia đình HSSV có thu nhập thấp tối đa bằng 150% thu nhập hộ nghèo; hộ gia đình HSSV gặp khó khăn về tài chính trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú. Đối với hộ vay có hoàn cảnh khó khăn về tài chính thường là những hộ có thu nhập khá, có thể khả năng trả nợ sẽ tốt hơn. Nghiên cứu kỳ vọng đối tượng gia đình vay vốn HSSV có ảnh hưởng đến KNTN vay đúng hạn của HSSV. Mặt khác, trên thế giới sinh viên là người trực tiếp vay vốn và chịu trách nhiệm hoàn trả sau khi ra trường. Tại Việt Nam, HSSV vay vốn đi học thông qua hộ gia đình, gia đình đứng ra bảo lãnh và vay vốn cho HSSV đi học, trách nhiệm hoàn trả nợ vay bao gồm bản thân và gia đình của người đi học. Các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy, thu nhập của gia đình càng cao thì khả năng sinh viên không trả được nợ càng thấp (Knapp và Seaks, 1992; Wilms và cộng sự, 1987; Woo, 2002a, 2002b). Do đó, biến đối tượng gia đình vay vốn HSSV cần được đưa vào nghiên cứu rất phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam.

Trình độ của cha mẹ HSSV

Theo Gross (2010) không ngạc nhiên với mối quan hệ tích cực giữa giáo dục và tình trạng kinh tế xã hội, những sinh viên có cha mẹ có trình độ học vấn cao thì ít có khả năng không trả được nợ (Choy và Li, 2006; Volkwein và cộng sự, 1998; Volkwein và Szelest, 1995).

Thu nhập của gia đình HSSV

Nhiều nghiên cứu cho thấy, sinh viên từ các gia đình có thu nhập thấp có xu hướng nợ nhiều hơn so với những sinh viên có gia đình khá giả (Herr và Burt, 2005; Steiner và Teszler, 2005; Volkwein và Szelest, 1995). Sinh viên có thu nhập thấp sẽ khó khăn hơn khi khi nợ đến hạn, một số bằng chứng cho thấy vấn đề này hiện nay đang gia tăng (Baum và O'Malley, 2003b). Nhìn chung, thu nhập của gia đình càng

22

cao thì khả năng sinh viên không trả được nợ càng thấp (Knapp và Seaks, 1992; Wilms và cộng sự, 1987; Woo, 2002a, 2002b). Các gia đình khá có thể giúp cho sinh viên an toàn tài chính hơn. Việc an toàn về tài chính nhờ sự hỗ trợ của gia đình có thể giúp sinh viên đáp ứng được các nghĩa vụ trả nợ vay khi có sinh viên có thu nhập không ổn định (Gross, 2010).

2.3.3 Nhóm yếu tố liên quan đến khoản vay Quy mô khoản vay HSSV

Quy mô khoản vay là tổng số tiền mà sinh viên vay từ chương trình tín dụng sinh viên. Tổng số tiền vay càng lớn áp lực tài chính mà sinh viên phải đối mặt càng cao. Do đó, khả năng sinh viên trả đúng như hợp đồng sẽ bị giảm. Ngoài ra, một số tác giả như Dynarski (1994), Lochner và Monge Naranjo (2004), Choy và Li (2006) cũng nhận định rằng, khi sinh viên vay càng nhiều xác suất để sinh viên đó không thực hiện hoàn trả nợ vay đúng hạn cho chương trình tín dụng càng cao (Gross, 2010).

Lãi suất cho vay

Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây khi đưa yếu tố lãi suất khoản vay vào mô hình để xem xét sự tác động của nó đến khả năng trả nợ đều có kết luận lãi suất khoản vay càng cao thì khả năng trả nợ không đúng hạn càng cao. Lãi suất cho vay càng cao càng làm tăng gánh nặng chi phí vay, khoản tiền mà người vay phải trả khi vay tăng lên, gây khó khăn thêm cho người vay dẫn đến nguy cơ không trả nợ đúng hạn và tác động đến việc hoàn trả. Đặc biệt, lãi suất cao sẽ càng làm tăng áp lực hoàn trả đối với những khách hàng có nguồn thu nhập thấp và thường không ổn định (Kohansal và Mansoori, 2009; Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình, 2011).

Tuy nhiên, chương trình tín dụng đối với HSSV được triển khai theo Quyết định 157 tại Việt Nam đang áp dụng mức lãi suất rất thấp so với lãi suất thị trường, trong những năm qua, lãi suất cho vay HSSV luôn được Chính phủ điều chỉnh giảm, hộ gia đình có sinh viên vay vốn mà đại diện là cha mẹ sinh viên cảm thấy lãi suất này là ưu đãi so với thị trường, tạo điều kiện cho con họ học tập tốt (Đào

23

Thanh Bình và cộng sự, 2018). Nhờ chính sách tín dụng ưu đãi đối với HSSV, những năm qua tại Bến Tre nhiều HSSV nghèo có việc làm ổn định, nhiều em có cơ hội thoát nghèo vươn lên làm giàu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, HSSV ra trường có thu nhập hoàn thành rất tốt nghĩa vụ trả nợ vay (Báo cáo tổng kết hoạt động 15 năm NHCSXH Bến Tre, 2017). Nghiên cứu kỳ vọng với chính sách lãi suất cho vay ưu đãi theo Quyết định 157 có ảnh hưởng đến KNTN vay của HSSV.

Tóm lại, những nhân tố ảnh hưởng thuộc về đặc tính của hộ gia đình HSSV bao gồm: Thu nhập của hộ, trình độ chủ hộ, số người phụ thuộc, đối tượng gia đình vay vốn,… Những nhân tố thuộc đặc điểm cá nhân của HSSV có ảnh hưởng đến việc trả nợ gồm: Giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân, hệ đào tạo đã tham gia, tình trạng việc làm sau khi ra trường, thu nhập sau khi ra trường,… Những yếu tố ảnh hưởng đến KNTN liên quan đến đặc điểm khoản vay gồm: Quy mô khoản vay, lãi suất, thời hạn vay,…

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 với việc giới thiệu sơ lược về những khái niệm, lý thuyết liên quan đến HSSV, đến cho vay HSSV đã tạo được một số hiểu biết nhất định về các nội dung này. Kế thừa và tiếp thu những kết quả nghiên cứu trước đây, những nhân tố ảnh hưởng đến KNTN vay của HSSV đã được đúc kết lại, đây là tiền đề quan trọng giúp đề tài tiếp tục được thực hiện và minh chứng rõ hơn tại khu vực nghiên cứu trong các chương tiếp theo. Theo đó, các nhân tố ảnh hưởng đến KNTN của HSSV gồm những đặc tính của hộ gia đình, của HSSV và của món vay.

24

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dựa vào cơ sở lý thuyết và các công trình nghiên cứu liên quan trước đây đã được trình bày trong chương 2, chương 3 sẽ tập trung đi sâu vào một số khía cạnh như: Xây dựng mô hình nghiên cứu với việc xác định từng biến số được sử dụng trong mô hình, các giả thuyết nghiên cứu; mô tả sơ lược về mẫu dữ liệu nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu. Bên cạnh đó, quy trình hồi qui Binary Logistic được thực hiện trong quá trình nghiên cứu sẽ được trình bày trong chương này.

3.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu 3.1.1 Mô hình hồi qui Binary Logistic 3.1.1 Mô hình hồi qui Binary Logistic

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), với hồi qui Binary Logistic, thông tin cần thu thập về biến phụ thuộc là một sự kiện nào đó có xảy ra hay không, biến phụ thuộc Y là biến giả, chỉ nhận hai giá trị là 0 và 1, với 0 là không xảy ra sự kiện quan tâm và 1 là có xảy ra, và tất nhiên là cả thông tin về các biến độc lập X. Từ biến phụ thuộc nhị phân này, một thủ tục sẽ được dùng để dự đoán xác suất sự kiện xảy ra theo quy tắc nếu xác suất được dự đoán lớn hơn 0,5 thì kết quả dự đoán sẽ cho là “có” xảy ra sự kiện, ngược lại kết quả dự đoán sẽ là “không”. Chúng ta sẽ nghiên cứu mô hình hồi qui Binary Logistic trong trường hợp đơn giản nhất là khi chỉ có một biến độc lập X.

Mô hình hồi qui Binary Logistic có dạng như sau:

) ( ) ( i 0 1 1 0 1 = X) | 1 = E(Y = P B BX X B B e e   

Trong công thức này Pi = E(Y=1/X) = P(Y=1) gọi là xác suất để sự kiện xảy ra (Y=1) khi biến độc lập X có giá trị cụ thể Xi. Ký hiệu biểu thức (B0+B1X) là z, ta viết lại mô hình hàm hồi qui Binary Logistic như sau:

z z e e  1 = 1) = P(Y Vậy xác suất không xảy ra sự kiện là:

z e   1) 1- P(Y - 1 = 0) = P(Y

25

Thực hiện phép so sánh giữa xác suất một sự kiện xảy ra với xác suất sự kiện đó không xảy ra, tỷ lệ chênh lệch này có thể được thể hiện trong công thức:

z z z z e e e e Y P Y P       1 1 1 ) 0 ( ) 1 (

Lấy log cơ số e hai vế của phương trình trên rồi thực hiện biến đổi vế phải ta được kết quả là: z e e e log 0) P(Y 1) P(Y log        

Vì Logeez= z nên kết quả cuối cùng là:

X B1 0 e B 0) P(Y 1) P(Y log         

Hay viết cách khác: 0 B1X

i i e B P - 1 P log        (*)

(*) Đây là dạng hàm hồi qui Binary Logistic, và có thể mở rộng mô hình Binary Logistic cho hai hay nhiều biến độc lập Xk.

Mô hình Binary Logistic có thể là cơ sở để ngân hàng phân loại và nhận diện rủi ro. Thông qua kết quả từ mô hình, có thể ước lượng được xác suất không trả được nợ của khách hàng. Từ đó, ngân hàng có thể xác định khách hàng nào đang nằm trong vùng cảnh báo, khách hàng nào đang trong vùng an toàn và giúp ngân hàng chủ động trong việc đưa ra những biện pháp phù hợp để hạn chế rủi ro.

26

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu

Dựa vào một số nghiên cứu thực nghiệm liên quan đã được giới thiệu, trên nguyên tắc kế thừa và điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tế tại vùng nghiên cứu, các số biến được đề xuất và đưa vào mô hình như sau:

LogePP((YY10)) = B0 + B1*GTINHSV + B2*HEDTAO + B3*QUYMO + B4*LSUAT + B5*VLAMSV + B6*TNHAPSV + B7*NPTHUOC + B8*DTGD + ε

Trong đó: B1, B2,…B8: Hệ số của các biến độc lập; B0: Hệ số chặn; ε : Sai số. Biến phụ thuộc Y đại diện cho KNTN vay của HSSV. Trong nghiên cứu này, biến phụ thuộc nhận những giá trị sau:

- Y = 0 nếu khách hàng không có KNTN; - Y = 1 nếu khách hàng có KNTN.

Có KNTN vay của HSSV được hiểu là khả năng HSSV trả nợ vay đúng hạn quy định trong hợp đồng vay vốn với NHCSXH và không có nợ quá hạn. Những trường hợp khoản vay nợ quá hạn xem như không có KNTN. Do đó, trong nghiên

Khả năng trả nợ vay Nhóm nhân tố liên quan đến HSSV  Giới tính  Việc làm  Thu nhập  Hệ đào tạo Nhóm nhân tố liên quan đến hộ gia đình HSSV

 Số người phụ thuộc

 Đối tượng gia đình

Nhóm nhân tố liên quan đến khoản vay

 Quy mô khoản vay

27

cứu này tác giả cho rằng những khoản vay bị phân loại thuộc nợ nhóm 3, 4, 5 theo Thông tư 09/2014/TT-NHNN được xem là không có KNTN. Các khái niệm và cách đo lường các biến được mô tả trong bảng 3.1.

Bảng 3.1: Mô tả các biến đo lường sử dụng trong nghiên cứu

Tên biến Định nghĩa Giá trị nhận biến Dấu kỳ vọng Biến phụ thuộc

KNTRANO Xác suất trả nợ

Y = 1 nếu HSSV có KNTN đúng hạn

Y = 0 nếu HSSV không có KNTN đúng hạn

Biến độc lập

GTINHSV Giới tính của HSSV =1 nếu là nam

=0 nếu là nữ -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của học sinh, sinh viên tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bến tre (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)