Thảo luận kết quả hồi qui

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của học sinh, sinh viên tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bến tre (Trang 56 - 65)

CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4 Các kiểm định, phân tích và thảo luận

4.4.5 Thảo luận kết quả hồi qui

Sau khi loại bỏ một số biến độc lập không có ý nghĩa về mặt thống kê, mô hình nghiên cứu KNTN của HSSV tại NHCSXH Bến Tre có thể viết lại:

47

LogePP((YY01)) = - 4,876 + 0,860*HDTAO + 0,786*VLAMSV + 0,489*TNHAPSV – 0,901*NPTHUOC + 1,913*DTGD

Kết quả hồi qui Binary Logistic nhằm nhận diện những nhân tố ảnh hưởng đến KNTN của HSSV trong mẫu nghiên cứu, và đã chỉ ra năm biến độc lập có ý nghĩa về mặt thống kê bao gồm: Hệ đào tạo, tình trạng việc làm sau khi ra trường, thu nhập bình quân của HSSV sau khi ra trường, số người phụ thuộc trong gia đình, đối tượng gia đình vay vốn HSSV. Cả năm biến độc lập này đều có ý nghĩa ở mức 5%.

Trong đó, biến số người phụ thuộc có hệ số hồi qui mang dấu âm, đúng với kỳ vọng trong giả thiết ban đầu, có nghĩa là khi tăng thêm một đơn vị biến này thì sẽ làm giảm KNTN vay của HSSV, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. Ngược lại, các biến như hệ đào tạo, tình trạng việc làm của HSSV sau khi ra trường, thu nhập của HSSV sau khi ra trường, đối tượng gia đình vay vốn HSSV có hệ số hồi qui mang dấu dương, đúng với kỳ vọng trong giả thiết, điều này cho thấy những nhân tố này làm tăng KNTN vay của HSSV nếu tăng thêm một đơn vị của các nhân tố đó trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. Như vậy, các hệ số hồi qui có dấu đúng với dấu của kỳ vọng ban đầu.

Bên cạnh đó, còn lại các biến là biến giới tính, quy mô khoản vay và lãi suất khoản vay không có ý nghĩa về mặt thống kê trong mô hình nghiên cứu.

Để giải thích rõ hơn mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến KNTN vay của HSSV, nghiên cứu tiến hành mô phỏng tỷ lệ KNTN vay của HSSV.

Đặt P0: Xác suất ban đầu. P1: Xác suất thay đổi. Với P1 = )) ( 1 ( 1 ) ( * 0 0 B Exp P B Exp P  

Dựa vào kết quả chạy hồi quy Binary Logistic ở bảng 4.8 và công thức nêu trên tính toán được bảng 4.14 như sau:

48

Bảng 4.14: Ước lượng KNTN vay theo tác động của từng nhân tố

Các biến độc lập hồi qui Hệ số B

Hệ số Exp(B)

Mô phỏng xác suất trả nợ khi biến độc lập thay đổi 1 đơn vị và

xác suất ban đầu là: 5% 10% 15% 20%

Hệ đào tạo 0,860 2,362 11,06 20,79 29,42 37,13

Tình trạng việc làm của

HSSV sau khi ra trường 0,786 2,194 10,35 19,60 27,91 35,42 Thu nhập bình quân của

HSSV sau khi ra trường 0,489 1,630 7,90 15,33 22,34 28,95 Số người phụ thuộc

trong gia đình HSSV -0,901 0,406 2,09 4,32 6,69 9,21 Đối tượng gia đình vay

vốn HSSV 1,913 6,777 26,29 42,95 54,46 62,88

Nguồn: Tính toán của tác giả Kết hợp kết quả hồi qui và bảng 4.14 cho thấy mức độ tác động đến KNTN của hộ vay đối với từng nhân tố ảnh hưởng như sau:

Biến đối tượng gia đình vay vốn HSSV: Biến này có tác động cùng chiều và tác động mạnh nhất đến KNTN đúng hạn của HSSV. Giả sử xác suất trả nợ đúng hạn của HSSV ban đầu là 5%, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu gia đình HSSV thuộc đối tượng khó khăn về tài chính thì xác suất tăng KNTN đúng hạn của HSSV sẽ là 26,29% (so với mức ban đầu là 5%, tăng thêm 21,29% so với xác suất ban đầu). Nếu xác suất ban đầu là 10%, xác suất tăng KNTN đúng hạn của HSSV sẽ là 42,95%. Tương tự, lần lượt là 54,46% và 62,88% khi xác suất ban đầu là 15% và 20%.

Trên thực tế tại Bến Tre, hộ vay vốn HSSV thuộc đối tượng khó khăn về tài chính thường là hộ có thu nhập tương đối khá, có điều kiện phát triển kinh tế tốt, nhưng hộ tạm thời khó khăn về tài chính. Hộ sẳn sàng trả nợ thay cho HSSV khi có điều kiện mà không cần đến nguồn thu nhập của HSSV khi ra trường có việc làm. Trong khi đó, hộ vay vốn HSSV thuộc đối tượng hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo do nguồn thu nhập thấp và không ổn định, nên việc trả vay phải phụ thuộc vào thu nhập của HSSV sau khi ra trường tìm việc làm. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu

49

cũng kết luận rằng thu nhập của gia đình HSSV càng cao khả năng vỡ nợ của HSSV càng thấp; các sinh viên dựa vào sự hỗ trợ từ gia đình ít có khả năng vỡ nợ hơn những HSSV không có sự hỗ trợ của gia đình (Volkwein và cộng sự, 1998; Woo, 2002a, 2002b).

Biến hệ đào tạo: Biến này có tác động cùng chiều và tác động mạnh thứ hai đến KNTN vay đúng hạn của HSSV. Giả sử xác suất trả nợ đúng hạn của HSSV ban đầu là 5%, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu HSSV đã hoàn thành tốt chương trình đào tạo ở bậc đại học thì xác suất tăng KNTN đúng hạn của HSSV sẽ là 11,06% (so với mức ban đầu là 5%, tăng thêm 5,06% so với xác suất ban đầu). Nếu xác suất ban đầu là 10%, xác suất tăng KNTN đúng hạn của HSSV sẽ là 20,77%. Tương tự, lần lượt là 29,42% và 37,13% khi xác suất ban đầu là 15% và 20%. Bến Tre là tỉnh có truyền thống hiếu học, HSSV luôn có nghị lực mạnh mẽ, gia đình luôn ưu tiên đầu tư cho các con tập trung học tập để cống hiến xây dựng và phát triển tỉnh nhà. Qua phân tích dư nợ cho vay HSSV tại Bến Tre có tỷ lệ HSSV vay vốn theo học đại học, do đó biến hệ đào tạo phù hợp với điều kiện nghiên cứu. Bên cạnh đó, các phân tích thực nghiệm cũng cho thấy rằng sinh viên theo học các ngành có thời gian đào tạo ít hơn hai năm có tỷ lệ không trả được nợ cao hơn so với các sinh theo học tại các ngành có thời gian đào tạo từ bốn năm trở lên (Podgursky, Ehlert, Monroe, Watson và Wittstruck, 2002; Woo, 2002a, 2002b).

Biến việc làm của HSSV sau khi ra trường: Biến này có tác động cùng chiều và tác động mạnh thứ ba đến KNTN đúng hạn của HSSV. Giả sử xác suất trả nợ đúng hạn của HSSV ban đầu là 5%, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu HSSV ra trường tìm được việc làm ổn định thì xác suất tăng KNTN đúng hạn của HSSV sẽ là 10,35% (so với mức ban đầu là 5%, tăng thêm 5,35% so với xác suất ban đầu). Nếu xác suất ban đầu là 10%, xác suất tăng KNTN đúng hạn của HSSV sẽ là 19,60%. Tương tự, lần lượt là 27,91% và 35,42% khi xác suất ban đầu là 15% và 20%.

Bến Tre là tỉnh nghèo, người dân trọng việc học tập để tìm được việc làm ổn định thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Do đó, việc làm là nhân tố quan trọng quyết định đến KNTN đối với HSSV tại Bến Tre. Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy tình

50

trạng thất nghiệp làm tăng khả năng không trả được nợ, thành công trong thị trường việc làm là nhân tố quan trọng để trả nợ cho sinh viên (California Postecondary, 2006; Dynarski, 1994; Monteverde, 2000); Hillman (2014) cho rằng những sinh viên thất nghiệp phải đối mặt với tỷ lệ vỡ nợ cao hơn 70,5% khi so sánh với những sinh viên đã tìm được việc làm; Woo (2002) cũng phát hiện ra rằng thất nghiệp sẽ làm tăng tỷ lệ vỡ nợ của sinh viên.

Biến thu nhập của HSSV sau khi ra trường: Biến này có tác động cùng chiều và tác động mạnh thứ 4 đến KNTN của HSSV. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi thu nhập tăng lên một đơn vị thì KNTN của HSSV sẽ tăng lên. Giả sử xác suất trả nợ đúng hạn của HSSV ban đầu là 5%, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu thu nhập của HSSV tăng lên một đơn vị thì xác suất tăng KNTN đúng hạn của HSSV sẽ là 7,90% (so với mức ban đầu là 5%, tăng thêm 2,90% so với xác suất ban đầu). Nếu xác suất ban đầu là 10%, xác suất tăng KNTN đúng hạn của HSSV sẽ là 15,33%. Tương tự, lần lượt là 22,34% và 28,95% khi xác suất ban đầu là 15% và 20%.

Kết quả này hoàn toàn phù hợp với thực tế HSSV của Bến Tre, ra trường luôn mong muốn có việc làm ổn định thu nhập cao để thoát khỏi túng thiếu, nợ nần. Việc trả nợ của HSSV sẽ trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều khi nguồn thu nhập tăng lên, thu nhập càng cao HSSV càng có đủ tiền để trang trải những chi phí sinh hoạt cần thiết và còn dư để trả số tiền vay. Điều này chứng tỏ rằng với nguồn thu nhập của HSSV bên cạnh việc trang trải các sinh hoạt phí thiết yếu trong gia đình thì số tiền có được đó cũng được ưu tiên dùng để trả nợ. Như vậy, khi thu nhập của HSSV càng cao thì càng đảm bảo cho KNTN được nợ vay đúng hạn. Một số nghiên cứu thực nghiệm khác của Flint (1994), Woo (2002a, 2002b) cũng đã có kết luận tương tự. Do đó, kết quả trong nghiên cứu này là phù hợp với thực tế mẫu nghiên cứu và đúng với kỳ vọng giả thiết được đưa ra lúc đầu. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu, biến này có tác động không lớn với KNTN của HSSV, có thể mức thu nhập của HSSV mới ra trường còn thấp do chưa tìm được làm ổn định, phần lớn thu nhập dùng để trang trãi chi phí cá nhân, không có đủ tiền để bắt đầu trả nợ vay sau 12 tháng kể từ khi trường, việc trả nợ món vay HSSV khi đến hạn phần lớn có thể

51

HSSV nhờ cha mẹ và gia đình hỗ trợ. Do đó, các sinh viên được hỗ trợ từ gia đình thì ít có khả năng vỡ nợ hơn những HSSV không có sự hỗ trợ của gia đình (Volkwein và cộng sự, 1998; Woo, 2002a, 2002b).

Biến số người phụ thuộc trong gia đình: Biến này có tác động ngược chiều và tác động mạnh thứ năm đến KNTN đúng hạn của HSSV. Giả sử xác suất trả nợ đúng hạn của HSSV ban đầu là 5%, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu tăng số thành viên không tạo ra thu nhập trong hộ thì làm giảm xác suất KNTN đúng hạn của HSSV chỉ còn 2,09% (so với mức ban đầu là 5%, giảm 2,91% so với xác suất ban đầu). Nếu xác suất ban đầu là 10%, xác suất giảm KNTN đúng hạn của HSSV chỉ còn 4,32%. Tương tự, lần lượt là 6,69% và 9,21% khi xác suất ban đầu là 15% và 20%.

Kết quả này xảy ra đúng với kỳ vọng ban đầu và phù hợp với thực tế. Kinh tế Bến Tre chủ yếu nông nghiệp, công nghiệp phát triển chậm, do giao thông không thuận lợi, khả năng tạo công ăn việc làm tại địa bàn tỉnh không cao. Nếu hộ vay có số người phụ thuộc ở mức cao đồng nghĩa với việc hộ đó phải đối diện với áp lực chi tiêu lớn hơn, trang trải chi phí nhiều hơn và có thể thâm dần vào khoản tiền đáng lẽ ra dùng để trả nợ vay, ảnh hưởng đến việc hoàn trả khi đến hạn. Thực tế tại vùng nghiên cứu, những hộ gia đình đông con nhưng ít người tạo ra thu nhập thường để tình trạng nợ quá hạn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính giải thích cho sự tác động của biến này đối với biến phụ thuộc. Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới đều có cùng kết luận số lượng người phụ thuộc càng nhiều KNTN càng thấp (Kamau và cộng sự, 2018).

Như vậy, sau khi phân tích kết quả hồi quy Binary Logistic, đề tài đã trả lời được câu hỏi thứ nhất và thứ hai. Tại vùng nghiên cứu đã tìm ra các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của từng nhân tố đến KNTN vay của HSSV lần lượt là: Hệ đào tạo, tình trạng việc làm sau khi ra trường, thu nhập của HSSV sau khi ra trường, số người phụ thuộc trong gia đình, đối tượng gia đình vay vốn HSSV.

Tuy nhiên, bên cạnh những biến số có ý nghĩa về mặt thống kê đã được giải thích cụ thể ở phần trên thì nghiên cứu vẫn còn tồn tại hai biến độc lập không có ý

52

nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu, đó là các biến giới tính, quy mô khoản vay và lãi suất của khoản vay.

Đối với biến giới tính của HSSV: Biến này theo như kỳ vọng ban đầu là tìm ra mối liên hệ nghịch chiều giữa biến giới tính (nhận giá trị 1 nếu là nam, giá trị 0 nếu là nữ) và KNTN vay. Thực tế cho thấy tại vùng nghiên cứu tỷ lệ nữ giới đi vay chiếm tỷ lệ khá cao với 58,3%. Theo Flint (1997), Podgursky (2002), Woo (2002a, 2002b) thì sinh viên nữ sẽ có xác suất hoàn trả nợ vay cho chương trình tín dụng cao hơn so với nam (Gross, 2010). Tuy nhiên, số nghiên cứu đánh giá không có sự khác biệt đáng kể về khả năng không trả được nợ giữa nam và nữ (Harrast, 2004; Volkwein và Szelest, 1995; Wilms và cộng sự, 1987). Đối với nghiên cứu này chưa tìm ra mối liên hệ giữa giới tính HSSV với KNTN vay, do biến giới tính không có ý nghĩa về mặt thống kê do giá trị sig. = 0,191 > 5%.

Đối với biến lãi suất: Biến này theo kỳ vọng lãi suất cho vay ưu đãi của khoản vay càng thấp thì KNTN vay đúng hạn càng cao. Tuy nhiên, chương trình tín dụng đối với HSSV được triển khai theo Quyết định 157 tại Việt Nam, theo Đào Thanh Bình và cộng sự (2018) thì lãi suất hiện nay NHCSXH áp dụng đối với chương trình tín dụng HSSV, đây là mức lãi suất rất thấp so với lãi suất thị trường. Thật vậy, lãi suất cho vay chương trình tín dụng đối với HSSV trong phạm vi nghiên cứu chỉ dao động trong khoảng 6% - 7,8%/năm. Lãi suất cho vay HSSV tại Việt Nam hiện nay rất thấp, giúp HSSV không quá áp lực về lãi vay khi trả nợ đến hạn. Lãi trong thời gian ân hạn được phân bổ đều trong suốt thời gian trả nợ.

Trên địa bàn tỉnh Bến Tre, chương trình tín dụng HSSV với lãi suất ưu đãi có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế - xã hội, đã giúp hàng trăm gia đình hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn tài chính có điều kiện cho con em tiếp tục đến trường, không còn tình trạng HSSV trúng tuyển mà không nhập học và tình trạng sinh viên phải bỏ học giữa chừng vì khó khăn kinh tế, tạo được sự bình đẳng về giáo dục, giúp HSSV có một việc làm ổn định, phát triển kinh tế cho bản thân và gia đình, góp phần giảm tỷ lệ nghèo trên địa bàn tỉnh (Báo cáo tổng kết hoạt động 15 năm NHCSXH Bến Tre, 2017). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu biến này không có ý nghĩa về mặt thống kê, do giá trị sig. = 0,145 > 5%, nên nghiên cứu chưa tìm thấy

53

mối liên hệ giữa lãi suất với KNTN vay của HSSV, kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Kamau và cộng sự (2018).

Đối với biến quy mô khoản vay: Biến này theo kỳ vọng ban đầu quy mô khoản vay có ảnh hưởng đến KNTN của HSSV. Quy mô khoản vay là tổng số tiền mà sinh viên vay từ chương trình tín dụng sinh viên. Tổng số tiền vay càng lớn thì áp lực tài chính mà sinh viên phải đối mặt càng cao. Quy mô khoản vay đối với mỗi HSSV trong phạm vi nghiên cứu tương đối thấp, giao động từ 4,5 - 38,5 triệu đồng. Đây là những khoản vay tương đối nhỏ, với lãi suất ưu đãi được Nhà nước hỗ trợ để đi học, một số hộ gia đình chưa nhận thức về việc có vay có trả, đôi khi HSSV không quan tâm đến việc hoàn trả khi đến hạn, trừ khi có nhắc nhở từ phía NHCSXH Bến Tre. Đây có thể là các nguyên nhân làm cho biến này không có ý nghĩa. Một số tác giả như Dynarski (1994), Lochner và Monge Naranjo (2004), Choy và Li (2006) cũng nhận định khi sinh viên vay càng nhiều thì xác suất để sinh viên đó không thực hiện hoàn trả nợ vay đúng hạn cho chương trình tín dụng càng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của học sinh, sinh viên tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bến tre (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)