KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của học sinh, sinh viên tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bến tre (Trang 65)

Trong chương 5, đề tài sẽ trình bày các kết luận và một số khuyến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu đạt được liên quan đến hoạt động cho vay và KNTN của HSSV tại vùng nghiên cứu. Bên cạnh đó, một số hạn chế của đề tài cũng sẽ được rút ra và nêu rõ hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1 Kết luận

Chương trình tín dụng HSSV đã triển khai trên địa bàn tỉnh Bến Tre theo Quyết định 157 thời gian qua, đã đem lại nhiều kết quả tích cực, góp phần xây dựng nguồn nhân lực được đào tạo có trình độ, kiến thức và tay nghề phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà. Tuy nhiên để chương trình phát huy hiệu quả hơn, hạn chế thấp nhất rủi ro, tăng nhanh vòng quay vốn giúp cho nhiều thế hệ HSSV nghèo được thụ hưởng, đòi hỏi các cấp, các ngành, các tổ chức, hộ gia đình và HSSV, người trực tiếp sử dụng tiền vay cũng như những người được hưởng lợi từ chương trình phải cộng đồng trách nhiệm trong việc quản lý, giám sát sử dụng vốn vay và đặc biệt là trách nhiệm hoàn trả nợ vay đúng hạn theo qui định. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả nợ vay của HSSV có ý nghĩa thiết thực đối với NHCSXH Bến Tre trong thời điểm hiện nay. Nhìn chung, mục tiêu nghiên cứu của đề tài được đặt ra ban đầu đã cơ bản được giải quyết, các câu hỏi nghiên cứu cũng đã được trả lời bằng lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm.

Về mặt lý thuyết, đề tài đã giới thiệu một số khái niệm về HSSV, đặc điểm của HSSV có hoàn cảnh khó khăn, định nghĩa KNTN,… Bên cạnh đó, những nghiên cứu thực nghiệm và lý thuyết trước đây cũng được đề tài mô tả tóm lược, phân tích xoáy sâu vào các nhân tố ảnh hưởng đến KNTN của HSSV, làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu thực tế của đề tài.

Câu hỏi về những nhân tố và mức độ ảnh hưởng từng nhân tố đến KNTN của HSSV tại NHCSXH Bến Tre đã được trả lời bằng kết quả hồi qui Binary Logistic. Kết quả chỉ ra rằng những nhân tố ảnh hưởng đến KNTN của HSSV tại NHCSXH Bến Tre thuộc về nhóm nhân tố liên quan đến cá nhân và hộ gia đình HSSV. Các nhân tố liên quan đến cá nhân HSSV bao gồm: Hệ đào tạo, việc làm và thu nhập của

56

HSSV sau khi ra trường. Các nhân tố liên quan đến hộ gia đình của HSSV là đối tượng gia đình vay vốn HSSV, số người phụ thuộc. Nhân tố giới tính HSSV, quy mô khoản vay và lãi suất khoản vay kỳ vọng ban đầu sẽ có tác động đến KNTN vay và được đưa vào mô hình để xem xét nhưng kết quả lại không có ý nghĩa về mặt thống kê. Do đó, nghiên cứu không thể đưa ra kết luận về mối liên hệ của các nhân tố này với KNTN vay của HSSV tại vùng nghiên cứu.

Tuy nhiên, việc xác định được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của các nhân tố này đến KNTN của HSSV để có những giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay HSSV, nhằm bảo tồn nguồn vốn ngân sách, giúp chương trình tín dụng HSSV theo Quyết định 157 phát triển bền vững có ý nghĩa thực tiễn tại tỉnh nghèo như Bến Tre. Vì đây là một chương trình tín dụng lớn, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, là một trong những chính sách quan trọng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

5.2 Gợi ý chính sách

Căn cứ vào các phân tích ở chương trước và phần kết luận 5.1, căn cứ vào thực trạng dư nợ cho vay HSSV tại NHCSXH Bến Tre và dự báo nợ đến hạn, cũng như những khó khăn có thể phát sinh trong thời gian tới đối với chương trình tín dụng HSSV theo Quyết định 157. Nhằm phát huy những mặt đã làm được, khai thác tiềm năng những mặt tích cực, đồng thời hạn chế những tiềm ẩn rủi ro để tạo ra sự bền vững chương trình tín dụng HSSV trên địa bàn tỉnh, đề tài gợi ý một số khuyến nghị cụ thể liên quan trực tiếp đến các nhân tố có ảnh hưởng đã được nhận diện. Tuy nhiên, các kiến nghị này cần có sự phối hợp đồng bộ giữa hộ gia đình HSSV, bản thân HSSV, NHCSXH Bến Tre, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cho vay và cấp ủy, chính quyền địa phương, các ngành, các cấp.

5.2.1 Đối với nhân tố hệ đào tạo

Sinh viên học hệ đại học sau khi tốt nghiệp sẽ nhận được tấm bằng cử nhân hoặc kỹ sư đại học phụ thuộc vào ngành học. Nhìn chung, yêu cầu tuyển dụng của các công ty, doanh nghiệp lớn ở các vị trí ứng tuyển cao đều cần có bằng đại học. Khi chọn lĩnh vực ngành nghề học, các sinh viên thường hay quan tâm đến mức độ

57

của nghề nghiệp mình chọn trên thị trường hiện nay và cả vấn đề học trường đại học nào dễ xin việc. Chính vì thế, đa phần sinh viên và phụ huynh đều tin rằng cơ hội việc làm sau khi nhận được tấm bằng đại học là khá cao. Thông thường mức thu nhập của các sinh viên có bằng cấp cao luôn nhiều hơn mức lương của các bằng cấp có trình độ thấp hơn (Kết nối giáo dục, 2018). Từ đó giúp sinh viên dễ dàng trả được nợ vay đúng hạn.

Đối với sinh viên theo học hệ cao đẳng hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo ngắn, thường từ 6 tháng đến 3 năm tùy vào trường học và ngành nghề. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ra trường đã có thể xin được việc làm ngay lập tức với những kiến thức thực tiễn được đào tạo từ trường. Do đó, cơ hội việc làm của các sinh viên này cũng rất cao. Hiện tại, các công ty, doanh nghiệp hay xí nghiệp đã bắt đầu đòi hỏi kỹ năng chuyên môn nhiều hơn là bằng cấp. Kinh nghiệm làm việc, tay nghề chuyên môn cao chính là những điểm sáng trong hồ sơ xin việc của sinh viên trường nghề. Mức lương thu nhập đây chính là một trong những băn khoăn của phụ huynh và học sinh khi chọn vào trường nghề. Nhưng thực tế ngày nay, các công ty nhìn nhận vào khả năng làm việc, tay nghề chuyên môn của nhân viên để trả lương. Nhiều sinh viên sau khi hoàn chương trình đào tạo nghề có thể đi làm được ngay và hưởng mức lương xứng đáng với trình độ của họ (Kết nối giáo dục, 2018). Có việc làm sớm giúp HSSV có nguồn thu nhập để trả nợ vay đúng hạn.

Việc lựa chọn theo học hệ đào tạo nào cho phù hợp nhất với khả năng, sở thích và nguyện vọng của học sinh và thỏa mãn nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội đang cần, có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi học sinh. Hiện nay, quy mô đào tạo chưa thích ứng với nhu cầu đầu ra, đào tạo ồ ạt, chưa hướng cho người học chọn cho mình ngành học phù hợp, dẫn đến thừa thầy thiếu thợ, HSSV ra trường với tỷ lệ tìm được việc làm thấp ảnh hưởng không nhỏ đến việc trả nợ của người vay. Để giải quyết vấn đề này Chính phủ cần có chính sách phân luồng đào tạo, giúp sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực đã qua đào tạo tại Việt Nam (Kết nối giáo dục, 2018).

Đối với NHCSXH Bến Tre cần làm tốt công tác tuyên truyền và tham gia thực hiện tốt chính sách tín dụng hỗ trợ giảm nghèo, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, cần phối hợp tốt hơn nữa với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cho

58

vay, cấp ủy chính quyền địa phương và nhà trường tuyên truyền sâu rộng, giúp người dân hiểu rõ hơn về chính sách tín dụng đối với HSSV của Chính phủ được triển khai trên địa bàn tỉnh. Qua đó, giúp hộ dân mạnh dạn vay vốn cho con đi học. Đặc biệt, tích cực vận động các gia đình có con thi đỗ đại học thuộc đối tượng vay vốn theo Quyết định 157 vay vốn đầu tư cho học tập, giúp sinh viên có năng lực học tập nhưng khó khăn về tài chính có điều kiện được phấn đấu và rèn luyện ở bậc đại học. Bên cạnh đó, NHCSXH Bến Tre cần chú trọng mở rộng dư nợ đối với các HSSV theo học hệ đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề, bảo đảm không để HSSV nào phải bỏ học vì lý do không có khả năng đóng học phí và trang trải các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu. Qua đó, giúp HSSV hoàn thành tốt chương trình học của mình, đồng thời đào tạo nguồn nhân lực có trình độ góp phần phát triển khi tế cho tỉnh nhà. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, Chính phủ cần có những chính sách hiệu quả nhằm giúp HSSV có động lực để kiên trì hoàn thành chương trình học của mình là nhân tố quan trọng giúp sinh viên tìm được việc và có thu nhập đảm bảo KNTN.

5.2.2 Đối với nhân tố việc làm, thu nhập sau khi ra trường

Tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp là mong muốn của đại đa số HSSV, vì một trong những mục tiêu của HSSV đang theo học các chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp là để có thêm cơ hội tìm việc làm phù hợp, ổn định và có thu nhập cao. Đối với với những HSSV vay vốn từ chương trình cho vay HSSV của NHCSXH thì mục tiêu này được đặt lên hàng đầu, những HSSV vay vốn luôn mong muốn tìm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, có thu nhập nuôi sống bản thân và phụ giúp gia đình hoàn trả vốn vay cho NHCSXH Bến Tre. Khả năng tìm việc của HSSV vay vốn sau khi tốt nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Năng lực, trình độ, tay nghề, kỹ năng làm việc của HSSV. Do đó, những HSSV vay vốn muốn có nhiều cơ hội tìm được việc làm ngay sau khi ra trường thì bản thân họ phải nỗ lực hết mình để tích lũy kiến thức, nâng cao trình độ, rèn luyện tay nghề và nâng cao kỹ năng làm việc, nhằm đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của các nhà tuyển dụng. Khi khả năng tìm việc làm của HSSV tăng lên sẽ có tác động tích cực đến hiệu quả kinh tế của chương trình cho vay HSSV. Vì có việc làm là điều kiện quan

59

trọng nhất để HSSV vay vốn có nguồn tài chính trả nợ NHCSXH Bến Tre. Ngược lại, khi khả năng tìm việc của HSSV vay vốn giảm xuống sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh tế chương trình cho vay HSSV, vì không có việc làm HSSV sẽ không có nguồn tài chính để trả nợ, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khoanh, gia hạn nợ sẽ tăng cao, làm giảm KNTN vay đúng hạn.

Nguồn tài chính để HSSV có thể sử dụng trả nợ cho NHCSXH Bến Tre chủ yếu là thu nhập hàng tháng của HSSV sau khi ra trường và các khoản thu nhập khác của gia đình. Phần lớn HSSV vay vốn đi học tại Bến Tre đều thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn về tài chính. Khi làm thủ tục vay vốn, các bậc phụ huynh phải trực tiếp ký nhận tiền vay và cam kết trả nợ hoặc phải đứng ra bảo lãnh trả nợ cho con cái. Do đó, phụ huynh có con em được vay vốn đi học sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp trong trong việc hoàn trả nợ gốc và lãi cho NHCSXH Bến Tre. Vì thế, nếu thu nhập của HSSV và gia đình tăng lên, khả năng thu hồi nợ sẽ tăng, làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khoanh, gia hạn nợ giúp tăng KNTN vay đúng hạn.

Bên cạnh đó, HSSV cần thực hiện tốt cam kết trả nợ khi ra trường. Trước kỳ thi tốt nghiệp tối thiểu 2 tuần, nhà trường nhắc nhở những học sinh đã vay vốn và đến thời điểm đó còn dư nợ tại NHCSXH phải làm Giấy cam kết trả nợ, có trách nhiệm sẽ thông báo cho nhà trường và gia đình về địa chỉ đơn vị công tác khi có việc làm (được ký hợp đồng lao động). Đây là thông tin rất hữu ít, giúp NHCSXH Bến Tre đôn đốc thu hồi nợ đến hạn HSSV đạt hiệu quả cao hơn.

Hiện nay, nước ta chưa thực hiện chính sách liên kết giữa chương trình cho vay sinh viên với doanh nghiệp nên cho vay sinh viên đang gặp khó khăn trong khâu thu nợ do sinh viên gặp khó khăn trong quá trình tìm việc làm sau khi tốt nghiệp. Do đó, Việt Nam cần nghiên cứu xây dựng chính sách liên kết giữa chương trình cho vay sinh viên với các doanh nghiệp nhằm giúp sinh viên vay vốn tìm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.

Rất cần biện pháp đồng bộ cho việc giải quyết vấn đề lao động và việc. Trước hết cần có sự phối hợp giữa các bên: Đơn vị đào tạo - doanh nghiệp - người lao động. Bên cạnh đó, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội nên cập nhật thông

60

tin thị trường lao động để giúp các nhà đào tạo, nhà tuyển dụng và người lao động nắm bắt để cùng phối hợp vận hành một cách nhịp nhàng và đồng bộ.

5.2.3 Đối với nhân tố số người phụ thuộc trong gia đình

Người phụ thuộc là nhân tố khách quan, có tác động lớn đến công tác thu hồi vốn vay. Tất nhiên không thể ngăn cấm việc HSSV phải có bổn phận chia sẽ thu nhập phụ gia đình nuôi những người phụ thuộc. Nhưng vấn đề là HSSV thường viện lý có người phụ thuộc vì phải chu cấp cho gia đình để trì hoãn việc trả nợ vay đúng hạn theo quy định.

Điều kiện tiên quyết cho vấn đề này là giảm tỷ lệ người phụ thuộc có trong hộ gia đình HSSV. Vì đây là nhân tố có mức ảnh hưởng lớn đối với KNTN của HSSV nên bản thân mỗi hộ gia đình cần tìm cách để giảm tỷ lệ này về mức thấp nhất có thể, tăng số người có việc làm tạo ra thu nhập trong hộ. Số người phụ thuộc cao sẽ là gánh nặng cho HSSV, đẩy hộ gia đình HSSV vào con đường nghèo khó.

Đối với những người còn trong độ tuổi lao động mà chưa có việc làm thì cần khuyến khích họ cố gắng tìm việc phù hợp với điều kiện bản thân, giảm gánh nặng cho gia đình. Vấn đề này cần có sự can thiệp của chính quyền địa phương, sử dụng các biện pháp quản lý hành chính mang tính chất răn đe, giáo dục những đối tượng này; đồng thời kết hợp với biện pháp động viên, khuyến khích để họ chú tâm vào công việc, để giảm thiểu số người phụ thuộc, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội.

5.2.4 Đối với nhân tố đối tượng gia đình vay vốn HSSV

Hiện nay, cha mẹ sinh viên thường quan niệm con em mình khi ra trường sẽ chịu trách nhiệm trả khoản vay, họ ít quan tâm đến việc trả nợ khi đến hạn. Sinh viên cũng ít quan tâm việc trả vốn vay sau khi ra trường (Phùng Văn Hiền, 2013). NHCSXH Bến Tre cần phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cho vay trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt công tác tuyên truyền về ý nghĩa chính sách cho vay ưu đãi đối với HSSV theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg, chính sách giảm lãi tiền vay đối với trường hợp hộ vay có điều kiện và tự nguyện trả nợ vay trước hạn. Qua đó, để người vay nhận thức về ý nghĩa của chương trình tín dụng đối với HSSV cũng như trách nhiệm trả nợ đầy đủ của hộ gia đình vay vốn HSSV và cả

61

HSSV đối với món vay khi đến hạn. Đồng thời, động viên hộ vay vốn trả nợ chương trình tín dụng đối với HSSV khi có điều kiện, có nguồn thu nhập là hết sức quan trọng, tránh áp lực trả nợ vào kỳ hạn cuối cùng và để tạo nguồn vốn tiếp tục cho vay quay vòng đối với các thế hệ HSSV tiếp theo.

Việc thu hồi nợ đúng hạn nhằm nêu cao ý thức của người dân về việc sử dụng đồng vốn của Nhà nước đến đúng người thụ hưởng, tạo cho người vay có ý thức về việc trả nợ, nếu được đôn đốc thu hồi nợ thường xuyên theo đúng kỳ quy định, đẩy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của học sinh, sinh viên tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bến tre (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)