CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2 Phân tích tương quan
Để phân tích kết quả hồi quy ta sử dụng mô hình hồi quy Logistic với biến phụ thuộc là biến nhị phân nhận giá trị bằng 0 nếu có nợ quá hạn và giá trị 1 nếu trả được nợ đúng hạn. Trước hết, ta cần xem xét mối tương quan giữa các biến với nhau trong mẫu quan sát.
Bảng 4.6 cho thấy các biến độc lập trong mô hình đều có tương quan với biến phụ thuộc ở mức ý nghĩa 1% và 5%. Trong đó, hệ số tương quan cao nhất là giữa biến phụ thuộc với biến độc lập số người phụ thuộc 0,497 (tương quan nghịch) và thấp nhất là biến quy mô khoản vay chỉ có 0,101 (tương quan thuận).
Bảng 4.6: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình
KNTRANO GTINHSV QUYMO HEDTAO LSUAT VLAMSV TNHAPSV NPTHUOC DTGD KNTRANO 1 GTINHSV 0,107* 1 QUYMO 0,101* 0,102* 1 HEDTAO 0,250** 0,073 0,261** 1 LSUAT 0,106* -0,030 -0,030 -0,013 1 VLAMSV 0,402** 0,088 -0,009 0,116* 0,070 1 TNHAPSV 0,394** 0,069 0,065 0,125* 0,050 0,488** 1 NPTHUOC -0,497** -0,028 -0,049 -0,242** -0,102* -0,378** -0,370** 1 DTGD 0,397** 0,015 0,027 0,169** 0,054 0,242** 0,213** -0,706** 1
**. Tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% *. Tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%
Nguồn: Phân tích dựa trên mẫu nghiên cứu Kết quả bảng 4.6 cũng chỉ ra giữa các biến độc lập trong mô hình vẫn tồn tại mối tương quan với nhau, đặc biệt là biến đối tượng gia đình vay vốn và biến số người phụ thuộc có thể có tương quan chặt với nhau, hệ số tương quan = 0,706. Do vậy, mô hình có thể xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến, nghiên cứu cần tiếp tục kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ở bước tiếp theo.