0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Kết quả trọng lượng khô lúa các giai đoạn phát triển sau sạ

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: HIỆU QUẢ CỦA VI KHUẨN CỐ ĐỊNH ĐẠM BURKHOLDERIA SP. TRÊN CÂY LÚA CAO SẢN TRỒNG Ở HẬU GIANG PPSX (Trang 56 -58 )

Bảng 9: Trọng lượng khô lúa các giai đoạn 14-84 ngày

ns: không có ý nghĩa thống kê

Kết quả trung bình trọng lượng khô lúa từ 14 ngày đến 84 ngày được ghi nhận và thống kê.

+ Trọng lượng khô của các nghiệm thức ở thời điểm 14 ngày khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức vì trung bình trọng lượng ở giai đoạn này không có sự chênh lệt lớn cao nhất là nghiệm thức B12.075 là 0,06 g và thấp nhất là nghiệm thức B02.050 là 0,05 g sự chênh lệch chỉ có 0,01 g.

+ Ở 35 ngày cho ta thấy trọng lượng khô nghiệm thức B01.075, B02.075 và B12.050 không khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng dương bón 100% đạm hóa học, ở độ tin cậy 100%. Nghiêm thức có trọng lượng khô thấp nhất B02.000 là 0,40g không khác biệt so với đối chứng âm B00.000 là 0,40 g.

Vi khuẩn cố định đạm Burkholderia sp.KG1 và Burkholderia sp.KG2 có thể bổ sung lượng đạm cung cấp cho cây lúa khi ta giảm 25% đạm mà trọng lượng khô có ý nghĩa so với bón 100% đạm hóa học. Ở nghiệm thức phối trộn hai dòng vi khuẩn cố định đạm đồng thời giảm 50% đạm hóa học mà trọng lượng khô là: 0,75 g so với đối chứng dương là: 0,82 g cho ta thấy hai nghiệm thức không khác biệt có ý nghĩa ở mức LSD 5%.

Thời gian sau sạ

Nghiệm thức

14 Ngày 35 Ngày 56 Ngày 84 Ngày

B00.000 0,05 0,40 0,74 2,08 B01.000 0,05 0,41 1,04 2,58 B01.050 0,05 0,59 1,95 2,33 B01.075 0,05 0,72 1,62 2,75 B02.000 0,05 0,40 1,19 2,00 B02.050 0,05 0,64 1,29 3,08 B02.075 0,06 0,77 1,84 3,08 B12.000 0,05 0,40 1,23 2,00 B12.050 0,05 0,75 1,94 2,67 B12.075 0,06 0,61 1,99 3,42 B00.100 0,06 0,82 1,99 2,33 LSD 5% ns 0,12 0,16 0,60 CV (%) 11,50 11,50 6,00 15,60

+ Giai đoạn 56 ngày khi kết thúc giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, bắt đầu giai đoạn sinh trưởng sinh thực, giai đoạn này trung bình trọng lượng khô của cây tăng. Nghiệm thức có vi khuẩn cố định đạm Burkholderia sp.KG1 bón 50% đạm và hai nghiệm thức của hai dòng phối trộn, B12.050 và B12.075 đều khác biệt không có ý nghĩa so với đối chứng dương bón 100% đạm hóa học.

Ta thấy khi có chủng dịch vi khuẩn cố định đạm Burkholderia sp.KG vào mầm lúa giống ngay từ đầu vụ thì có thể giảm được từ 25-50% đạm hóa học mà sinh khối vẫn không khác biệt so với bón 100% đạm hóa học không có chủng dịch vi khuẩn vào giống lúa.

+ Trọng lượng khô ở giai đoạn 84 ngày có sự khác biệt giữa các nghiệm thức có vi khuẩn cố định đạm Burkholderia sp.KG. Nghiệm thức có vi khuẩn cố định đạm B02.050, B02.075 và B12.075, khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng dương bón 100% đạm hóa học. Ở nghiệm thức có vi khuẩn cố định đạm Burkholderia sp.KG1 giảm 50% đạm hóa học có trọng lượng khô là: 2,33g bằng với trọng lượng khô của nghiệm thức không vi khuẩn bón 100% đạm hóa học. Nghiệm thức có vi khuẩn cố định đạm

Burkholderia sp.KG1 không bón đạm thì có trọng lượng khô trung bình cao hơn nghiệm thức đối chứng âm không vi khuẩn không bón đạm hóa học là 0,50 g, trọng lượng khô tăng cho ta thấy hiệu quả của vi khuẩn cố định đạm Burkholderia sp.KG1.

Hiệu quả của vi khuẩn cố định đạm Burkholderia sp.KG2 và Burkholderia

sp.KG1, sp.KG2 giai đoạn sắp thu hoạch thì cho ta thấy rõ hiệu quả của vi khuẩn

Burkholderia sp.KG, thay thế được từ 25 – 50% lượng phân đạm hóa học mà trọng lượng khô vẫn có ý nghĩa thống kê so với bón 100% đạm hóa học.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: HIỆU QUẢ CỦA VI KHUẨN CỐ ĐỊNH ĐẠM BURKHOLDERIA SP. TRÊN CÂY LÚA CAO SẢN TRỒNG Ở HẬU GIANG PPSX (Trang 56 -58 )

×