Kết quả chiều cao cây lúa các giai đoạn phát triển sau sạ

Một phần của tài liệu Đề tài: HIỆU QUẢ CỦA VI KHUẨN CỐ ĐỊNH ĐẠM Burkholderia sp. TRÊN CÂY LÚA CAO SẢN TRỒNG Ở HẬU GIANG ppsx (Trang 52 - 54)

Bảng 7: Sự phát triển chiều cao cây lúa qua các giai đoạn (cm)

Qua thời gian theo dõi sự phát triển chiều cao cây lúa từ 14 ngày đến 84 ngày cho ta thấy sự khác biệt giữa các nghiệm thức khi có tác động của vi khuẩn cố định đạm Burkholderia sp và lượng đạm hóa học khác nhau thì ta có được kết quả ghi nhận sau:

+Chiều cao cây ở giai đoạn lúa 14 ngày khi so sánh giữa các nghiệm thức cho ta thấy có sự khác biệt của hai nghiệm thức có chiều cao cây nhất là B02.075 và B12.075 lần lượt là 16,71cm và 16,63cm cao hơn so với đối chứng dương từ 1,59 – 1,68 cm, cho ta

Thời gian sau sạ

Nghiệm thức

14 Ngày 35 Ngày 56 Ngày 84 Ngày

B00.000 14,83 33,14 35,11 68,11 B01.000 15,56 35,07 37,17 69,17 B01.050 14,90 39,57 57,62 77,62 B01.075 15,66 40,80 58,01 83,01 B02.000 14,89 34,49 38,19 74,19 B02.050 13,79 39,13 39,71 87,55 B02.075 16,71 41,30 47,27 85,27 B12.000 14,60 34,87 38,66 60,66 B12.050 13,97 41,35 45,19 76,99 B12.075 16,63 41,91 52,16 85,16 B00.100 15,03 40,66 51,76 76,76 LSD 5% 1,461 1,16 3,11 2,065 CV (%) 5,70 1,80 4,00 1,600

đạm Burkholderia sp.1KG, sp.KG2 lên chiều cao cây lúa khi kết hợp với bón 75% đạm hóa học thì sự sinh trưởng về chiều cao cây lúa vượt trội hơn nghiệm thức bón 100% đạm hóa học mà không có vi khuẩn.

+ Ở 35 ngày gần cuối thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, trung bình chiều cao cây của

nghiệm thức có chủng vi khuẩn cố định đạm Burkholderia sp.KG, có khác biệt ở mức ý nghĩa 5% cho ta thấy được các nghiệm thức có chủng vi khuẩn cố định đạm, B01.050, B01.075, B02.075 và B12.050 không khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng dương bón 100% đạm hóa học. Đặc biệt ở nghiệm thức B12.075 có sự kết hợp của 2 chủng vi khuẩn cố định đạm Burkholderia sp.KG1, Burkholderia sp.KG2 và bón 75% đạm hóa học thì trung bình chiều cao cây vượt hơn đối chứng là 1,247cm.

Cây lúa khỏe sinh trưởng tốt cho ta thấy được hiệu quả cố định đạm của vi khuẩn Burkholderia sp.KG2 có thể bổ sung đạm cho những nghiệm thức bón 50% đạm và 75% đạm mà cây lúa phát triển tốt như bón 100% đạm hóa học.

Hình 8: Cây lúa 35 ngày

+ Ở 56 ngày chiều cao cây khác biệt khá lớn, giai đoạn này lúa chuẩn bị trổ nên chiều cao cây khác biệt rất rõ giữa các nghiệm thức khi có sự tác động của vi khuẩn cố định đạm Burkholderia sp.KG và lượng đạm hóa học nên cây có chiều cao nhất là nghiệm thức B01.050 và B01.075 lần lược là 57,62 cm và 58,01cm khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng dương B00.100 là: 51,76cm đều này cho ta thấy hiệu quả của vi khuẩn cố định đạm Burkholderia sp.KG1 có thể bổ sung được lượng đạm cho các nghiệm thức bón 50% và 75% đạm hóa học mà vẩn có hiệu quả tốt hơn so với bón 100% đạm hóa học. Khi ta so sánh chiều cao cây trung bình của nghiệm thức B01.000,

B02.000, B12.000 và B00.000 thì nghiệm thức có vi khuẩn cố định đạm Burkholderia

sp.KG không cần bón đạm hóa học mà chiều cao cây vẫn phát triển tốt hơn nghiệm thức đối chứng âm lần lượt là 2,06cm, 3,09cm và 3,55cm đều này cho ta thấy vi khuẩn

Burkholderia sp.KG cố định đạm từ không khí cung cấp cho cây lúa.

+ Chiều cao cây lúa không còn thay đổi ở thời điểm 84 ngày sau sạ, lúc này lúa sắp thu hoạch nghiệm thức có chủng vi khuẩn cố định đạm là: B02.050, B02.075 và B12.075 có chiều cao cây cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng dương cho ta thấy được hiệu quả cố định đạm rất tốt của dòng vi khuẩn Burkholderia sp.KG2 và dòng phối trộn Burkholderia sp.KG1, sp.KG2 có thể bổ sung từ 25% - 50% đạm.

Một phần của tài liệu Đề tài: HIỆU QUẢ CỦA VI KHUẨN CỐ ĐỊNH ĐẠM Burkholderia sp. TRÊN CÂY LÚA CAO SẢN TRỒNG Ở HẬU GIANG ppsx (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)