Ứng dụng phân vi sinh trong sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đề tài: HIỆU QUẢ CỦA VI KHUẨN CỐ ĐỊNH ĐẠM Burkholderia sp. TRÊN CÂY LÚA CAO SẢN TRỒNG Ở HẬU GIANG ppsx (Trang 36 - 38)

Các kết quả nghiên cứu từ Mỹ, Canađa, Nga, Nhật, ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan cho thấy sử dụng chế phẩm vi sinh vật có thể cung cấp cho đất và cây trồng từ 30 đến 60 kg Nitơ/ ha đất/ năm, có thể thay thế từ 1/3 đến 1/ 2 lượng lân hóa học. Nhiều

chỉ đạt 1-5%. Chỉ có nhờ vi sinh vật mới có thể chuyển hóa tốt các hợp chất photphat khó tan trong đất thành dễ tiêu cho cây. Gần đây ở một số địa phương, nhất là ở Tây Nguyên đã xuất hiện một số cơ sở sản xuất chế phẩm phân bón hữu cơ- dựa trên nguyên tắc phối trộn giữa than bùn với các phế thải của nông nghiệp và phân chuồng, thêm một tỷ lệ thấp phân hóa học đạm lân và kali. Các qui trình ủ và phối trộn này về bản chất chủ yếu dựa vào hệ vi sinh vật hoang dại có sẵn trong phân, rác và một phần do tác dụng các axit mùn ( axit humic, fulvic) có sẵn trong than bùn. Vì vậy thời gian ủ trộn kéo dài và chất lượng không ổn định vì không có sự chọn lọc định hướng hệ vi sinh vật. Cũng có một số cơ sở đã sử dụng các chế phẩm vi sinh vật để ủ than bùn hoặc các chất phế thải: vỏ bã cà phê, nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức phân hữu cơ sinh học. Hầu như rất hiếm có chế phẩm đúng nghĩa là phân hữu cơ- vi sinh, bởi vì không chứa một lượng lớn vi sinh vật hữu ích cho cây trồng. Với những lý do trên, việc nghiên cứu để sản xuất các chế phẩm phân hữu cơ- vi sinh vật từ các phế liệu trong nước là vấn đề cấp thiết, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, giảm chi phí đầu tư sản xuất, tiết kiệm ngoại tệ và bảo vệ môi trường không khí, đất, nước, xây dựng nền nông nghiệp sinh thái bền vững.

Một số lọai phân vi sinh vật thường dùng - Có 3 loại phân vi sinh .

Bảng 2: Đặc điểm của từng loại phân vi sinh

Các loại phân vi sinh Phân VS cố định đạm Phân VS chuyển hoá Lân ( P)

Phân VS phân giải chất HC

Đặc điểm

- các vsv sống cộng sinh hay hội sinh với cây trồng.

- chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ. - chuyển hóa lân khó tan thành dể tan.

- Thúc đẩy quá trình phân giải chất hữu cơ trong đất. (xenlulô).

Thành phần

- Cây họ đậu: than bùn; vsv nốt sần họ đậu, các chất

khoáng và nguyên tố vi lượng.

- Than bùn, VSV chuyển hóa lân, bột phốt pho hoặc apatit; các nguyên tố vi lượng.

- chứa các lọai VSV phân giải chất HC - các sản phẩm: Estrasol (nga); Mana (nhật)

Cách sử dụng

* Tẩm vào hạt giống trước gieo hoặc bón vào đất.

* Sau tẩm vào hạt nên vùi ngay vào đất

* Tẩm vào hạt giống trước gieo hoặc bón

Có 2 dạng vi sinh vật cố định đạm:

- VSV cố định đạm sống cộng sinh với cây họ đậu (để sản xuất phân nitragin)

- VSV cố định đạm sống hội sinh với cây lúa và một số cây trồng khác (để sản xuất phân Azogin)

Thực tế việc ủ phân hữu cơ là nhờ vai trò phân giải của vi sinh vật. Bón phân vi sinh cho lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long Canh tác lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu nông sản của quốc gia. Dự thảo “chiến lược an ninh lương thực quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” xác định tầm quan trọng chiến lược của sản xuất lúa ở ĐBSCL, theo đó diện tích lúa ở đây sẽ được duy trì khoảng 1,7 triệu ha.

Kết quả nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL (Trường Đại học Cần Thơ) cho thấy mức độ thâm canh của sản xuất lúa ở ĐBSCL vẫn tiếp tục gia tăng. Trong giai đoạn 2000–2007, diện tích canh tác lúa của vùng có khuynh hướng giảm, trung bình 1%/năm, do chuyển dịch sản xuất lúa sang cây trồng khác hoặc thủy sản, nhưng sản lượng lúa vẫn tăng đều đặn 2%/năm. Thâm canh lúa bằng cách tăng vụ và gia tăng đầu tư vật tư nông nghiệp thì không phải là giải pháp tốt về kinh tế và bền vững về môi trường. Năng suất lúa phụ thuộc rất nhiều vào việc đầu tư phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật trong khi đó lợi tức sản xuất phụ thuộc chủ yếu vào giá lúa thị trường. Điều đáng lo ngại là trong vài năm trở lại đây, giá vật tư nông nghiệp tăng nhanh hơn giá lúa thị trường. (Đặng Kiều Nhân và Phan Thị Công)

Một phần của tài liệu Đề tài: HIỆU QUẢ CỦA VI KHUẨN CỐ ĐỊNH ĐẠM Burkholderia sp. TRÊN CÂY LÚA CAO SẢN TRỒNG Ở HẬU GIANG ppsx (Trang 36 - 38)