Kết quả chiều dài rễ lúa các giai đoạn phát triển sau sạ

Một phần của tài liệu Đề tài: HIỆU QUẢ CỦA VI KHUẨN CỐ ĐỊNH ĐẠM Burkholderia sp. TRÊN CÂY LÚA CAO SẢN TRỒNG Ở HẬU GIANG ppsx (Trang 50 - 52)

Bảng 6 : Sự phát triển chiều dài rễ qua các giai đoạn (cm)

Kết quả đo trung bình rễ 5 bụôi lúa qua 3 lần lập lại của mỗi nghiệm thức cho ta thấy được sự tác động của vi khuẩn cố định đạm Burkholderia sp lên rễ lúa các thời kỳ sinh trưởng.

Sự thay đổi chiều dài rễ lúa khi được chủng 2 dòng vi khuẩn cố định đạm

Burkholderia sp.KG1, Burkholderia sp.KG2 và phối trộn Burkholderia sp.KG1, sp.KG2 vào hạt giống của mỗi nghiệm thức cho ta thấy tác động hiệu quả của các dòng vi khuẩn lên các nghiệm thức như sau:

Hình 6: Rễ lúa giai đoạn 35 ngày Thời gian sau sạ

Nghiệm thức

14 Ngày 35 Ngày 56 Ngày 84 Ngày

B00.000 9,93 15,28 17,02 17,32 B01.000 10,25 14,59 17,01 17,61 B01.050 7,73 12,67 19,21 19,91 B01.075 7,57 13,37 19,83 20,93 B02.000 9,88 13,03 17,67 18,27 B02.050 8,47 16,40 17,91 18,38 B02.075 7,91 16,37 18,21 19,31 B12.000 11,21 13,00 16,65 17,05 B12.050 8,21 15,30 18.45 19,35 B12.075 8,45 12,37 18,89 20,03 B00.100 8,78 16,77 20,19 21,06 LSD 5% 1,08 1,28 0,84 0,89 CV (%) 7,10 5,20 2,70 2,80

Qua kết quả ở thời điểm sau 84 ngàysau sạ theo dõi cho ta được sự khác biệt có ý nghĩa ở mức thống kê 5% trong bản phân tích thống kê.

+ Ở giai đoạn sinh trưởng 35 ngày thì sự phát triển của rễ lúa có sự khác biệt về số lượng rễ và tổng chiều dài của rễ của các nghiệm thức so với đối chứng, đặc biệt là sự khác biệt của hai nghiệm thức giảm 50% và 75% đạm hóa học khi kết hợp với vi khuẩn cố định đạm Burkholderia sp.KG2, không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng dương bón 100% đạm hóa học.

+ Giai đoạn 56 ngày rễ lúa phát triển gần đạt mức tối đa, ta thấy chiều dài rễ của nghiệm thức có chủng vi khuẩn cố định đạm Burkholderia sp.KG1, giảm 25% lượng đạm hóa học cho kết quả không khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng dương bón 100% đạm hóa học không có dịch vi khuẩn, đều này cho ta thấy sự ảnh hưởng của vi khuẩn Burkholderia sp.KG1 lên sự phát triển của rễ lúa ở nghiệm thức B01.075 cũng có nghĩa khi có bổ sung vi khuẩn cố định đạm Burkholderia sp.KG1 chỉ cần bón 75% đạm hóa học thì bộ rễ lúa phát triển tốt như là bón 100% đạm hóa học.

+ Ở 84 ngày rễ lúa đạt đến mức tối đa, theo bảng số liệu thực tế và thống kê cho ta thấy được sự khác biệt giữa các nghiệm thức, đặc biệt là nghiệm thức B01.075 là: 20,93 cm không khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng dương B00.100 là: 21,06 cm.

Hình 7: Lúa 84 ngày

Điều này cho ta thấy sự tác động của vi khuẩn Burkholderia sp.KG1 lên rễ lúa khi bón 75% đạm hóa học thì phát triển như bộ rễ lúa bón 100% đạm hóa học.

Chiều dài rễ lúa ở 14 ngày có sự đặc biệt là các nghiệm thức không có đạm thì chiều dài rễ lại cao hơn so với các nghiệm thức có đạm nhưng dựa vào chỉ tiêu đánh giá cây mạ tốt khỏe là cây mạ có nhiều rễ, rễ trắng nhiều và rễ mập, chính vì vậy rễ dài chưa hẳng là tốt.Từ số liệu thống kê và biểu đồ cho ta thấy được nghiệm thức B01.075 cho kết quả chiều dài rễ và mật số rễ tốt nhất không khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng dương, nhưng ở giai đoạn đầu thì rễ phát triển kém hơn các nghiệm thức khác do ảnh hưởng ngoại cảnh thổ nhưởng đất phèn hoặc là giai đoạn đầu vi khuẩn chưa tác động lên bộ rễ.

Một phần của tài liệu Đề tài: HIỆU QUẢ CỦA VI KHUẨN CỐ ĐỊNH ĐẠM Burkholderia sp. TRÊN CÂY LÚA CAO SẢN TRỒNG Ở HẬU GIANG ppsx (Trang 50 - 52)