Kết quả số chồi lúa các giai đoạn phát triển saus sạ

Một phần của tài liệu Đề tài: HIỆU QUẢ CỦA VI KHUẨN CỐ ĐỊNH ĐẠM Burkholderia sp. TRÊN CÂY LÚA CAO SẢN TRỒNG Ở HẬU GIANG ppsx (Trang 54 - 56)

Kết quả trung bình số chòi lúa từ 14 ngày đến 84 ngày được ghi nhận và thống kê Sự thay đổi trung bình số chồi của các nghiệm thức qua các thời điểm theo dõi được trình bài trong bảng sau:

Bảng 8: Số chồi lúa qua các giai đoạn Thời gian sau sạ

Nghiệm thức

14 ngay 28 Ngày 35 Ngày 56 Ngày 84 Ngày B00.000 1,00 1,33 1,07 1,57 1,27 B01.000 1,00 1,40 1,73 1,33 1,20 B01.050 1,00 2,07 2,23 2,73 2,47 B01.075 1,00 2,67 2,73 3,07 2,77 B02.000 1,00 1,40 1,73 1,80 1,13 B02.050 1,00 2,40 2,07 2,20 1,93 B02.075 1,00 2,73 2,67 3,00 2,60 B12.000 1,00 1,37 1,47 1,40 1,27 B12.050 1,00 3,20 3,07 2,67 2,60 B12.075 1,00 2,87 2,13 2,40 2,93 B00.100 1,00 2,20 4,47 3,60 1,97 LSD 5% Ns 0,87 0,66 0,58 0,47 CV (%) 0 23,90 16,70 14,50 13,80

Ở 14 ngày số chồi của các nghiệm thức không có sự khác.

Sau 28 ngày sạ số chồi bắt đầu có sự khác biệt giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 5% cho ta thấy nghiệm thức có vi khuẩn cố định đạm Burkholderia sp.KG:

thức B12.050 trung bình là 3,2 chồi khác biệt so với nghiệm thức B00.100 là 2,2 chồi, có thể sự khác biệt ở nghiệm thức này là do thổ nhưỡng ở vùng bố trí nghiệm thức này tốt hơn ở vùng khác, hai là trong điều kiện này thuận lợi cho vi sinh phát triển cố định đạm tốt giúp lúa tăng số chồi sớm hơn.

Trung bình số chồi ở nghiệm thức B00.100, bón 100% đạm hóa học có số chồi tăng cao nhất so với các nghiệm thức khác vào giai đoạn 35 ngày, do ảnh hưởng của bón phân đợt 2 (22 ngày) số chồi tăng trễ sẽ làm chồi hữu hiệu giảm về sau.

Đến 56 giai đoạn này số chồi của các nghiệm thức giảm đi nhưng ở nghiệm thức B12.050 và B00.100 có số chồi ở 35 ngày lần lượt là 3,07 chồi và 4,47 chồi nhưng ở 56 ngày thì giảm xuống còn 2,67 chòi và 3,60 chồi đều này cho ta thấy ở nghiệm thức nào có số chồi hình thành càng trể về sau thì số chồi hữu hiệu càng ích

Trung bình số chồi của các nghiệm thức ở 84 ngày thì cũng tương đương với số bông lúa, kết quả ghi nhận cho ta thấy trung bình số chồi ở nghiệm thức B12.075 có số chồi cao nhất là 2,93 (chồi) đến nghiệm thức B01.075 số chồi là 2,77 (chồi) số chồi cao hơn so với đối chứng dương B00.100 trung bình số chồi là 1,97 (chồi)

Dựa vào kết quả thống kê cho ta thấy sau 14 ngày gieo sạ thì số chồi không khác biệt giữa các nghiệm thức, đến 28 ngày thì số chồi có sự thay đổi ở các nghiệm thức có trộn dịch vi khuẩn kết hợp với phân hóa học thì có số chồi được hình thành sớm và chồi khỏe như nghiệm thức có vi khuẩn cố định đạm Burkholderia sp.KG1, sp.KG2 bón 50% và 75% đạm , chỉ riêng nghiệm thức đối chứng dương thì số chồi tăng mạnh vào giai đoạn 35 ngày rồi giảm nhanh vào giai đoạn sau vì số chồi hình thành trể nên chồi vô hiệu nhiều sẽ làm giảm năng xuất vì cây lúa không tập trung hình thành đồng. Nghiệm thức có chủng vi khuẩn cố định đạm, Burkholderia sp.KG1 bón 75% đạm, Burkholderia sp.KG2 bón 75% đạm, Burkholderia sp.KG1,sp.KG2 bón 50% và 75% đạm có số chồi được hình thành sớm nên số chồi hữu hiệu được ổn định về sau.

Một phần của tài liệu Đề tài: HIỆU QUẢ CỦA VI KHUẨN CỐ ĐỊNH ĐẠM Burkholderia sp. TRÊN CÂY LÚA CAO SẢN TRỒNG Ở HẬU GIANG ppsx (Trang 54 - 56)