Internet banking
4.2.7.1 Về giới tính
Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt ý định sử dụng giữa khách hàng nam và khách hàng nữ. Kết quả cho thấy giới tính nam hay nữ thì ý định sử dụng Internet banking của khách hàng như nhau. Cũng theo thực tế, vì nhu cầu công việc, học tập, cuộc sống nên việc sử dụng Internet banking để phục vụ cho nhu cầu của họ là cần thiết và tất yếu nên ý định của việc sử dụng Internet banking không khác nhau đối với nhóm giới tính khác nhau.
4.2.7.2 Về độ tuổi
Kết quả nghiên cứu cho thấy về độ tuổi cũng không có sự khác biệt ý định sử dụng giữa các nhóm độ tuổi khác nhau. Trong khảo sát các khách hàng thì độ tuổi từ 15 tuổi đến dưới 45 tuổi chiếm một tỷ lệ lớn trong mẫu khảo sát. Tỷ lệ người từ 45 tuổi trở lên chiếm 12% trong tổng số khách hàng. Trên thực tế thì nhóm khách hàng lớn tuổi họ sẽ thích nghi với sản phẩm mới chậm hơn so với những khách hàng trẻ tuổi, nhưng khi họ đã sử dụng quen Internet banking rồi thì họ sẽ trung thành với sản phẩm đó nhiều hơn so với các khách hàng trẻ tuổi vì họ ngại việc phải bắt đầu lại với sản phẩm tương tự của ngân hàng khác.
4.2.7.3 Về thu nhập
Kết quả cho thấy nhóm khách hàng có mức thu nhập cao họ sẽ có ý định sử dụng Internet banking nhiều hơn nhóm khách hàng có thu nhập thấp. Kết quả của nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Jaruwachirathanakul và Fink (2005), Al- Qeisi (2009). Điều này cũng phù hợp với thực tế, đối với những người có thu nhập cao họ thường có tài khoản ở ngân hàng, nên giao dịch ngân hàng họ thực hiện nhiều hơn vì vậy họ sẽ có ý định sử dụng nhiều hơn những khách hàng có thu nhập thấp.
4.2.7.4 Về trình độ học vấn
Internet banking nhiều hơn các khách hàng có trình độ học vấn thấp. Thực tế cũng cho thấy, những người có trình độ thấp thì họ sẽ cảm thấy khó khăn khi tiếp cận một sản phẩm công nghệ cao như việc thực hiện các thao tác như đăng nhập, giao dịch. Có học vấn cao thì khả năng học hỏi của họ sẽ dễ dàng hơn những người có học vấn thấp, họ sẽ dễ dàng tiếp cận một công nghệ hơn nên ý định sử dụng của họ sẽ cao hơn.
4.2.7.5 Về nơi ở
Kết quả cho thấy, có sự khác biệt ý định sử dụng Internet banking của 2 nhóm khách hàng ở nông thôn và khách hàng ở thành thị. Khách hàng ở thành thị có ý định sử dụng Internet banking nhiều hơn khách hàng ở nông thôn. Điều này phù hợp với thực tế, những khách hàng sống ở thành thị, cuộc sống của họ tiếp xúc với các công nghệ mới hiện đại nhiều hơn những khách hàng sống ở nông thôn nên họ sẽ có ý định sử dụng Internet banking nhiều hơn vì ở thành thị thì Internet có ở khắp mọi nơi nên họ dễ dàng thực hiện giao dịch của mình hơn.
4.3 Tóm tắt chương 4
Ở chương này trình bày thực trạng tình hình sử dụng Internet banking của các khách hàng cá nhân tại BIDV địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và trình bày chi tiết kết quả phân tích thống kê về đặc điểm nhân khẩu học. Dựa trên những dữ liệu thu thập được, tác giả đã phân tích dữ liệu đánh giá độ tin cậy, và khám phá nhân tố EFA. Các thang đo đều đảm bảo độ tin cậy. Kết quả phân tích đã được trình bày dưới dạng các bảng biểu về mối quan hệ giữa các biến phụ thuộc (tính hiệu quả, tính dễ sử dụng, sự rủi ro, niềm tin vào tổ chức, ảnh hưởng của xã hội), các biến nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, nơi ở) tới biến độc lập ý định sử dụng Internet banking của khách hàng. Phần kết luận của nghiên cứu, các kiến nghị giải pháp, hạn chế của nghiên cứu, và hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ được trình bày trong chương tiếp theo.
CHƯƠNG 5: GỢI Ý GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN
Dựa trên kết quả nghiên cứu ở chương 4, trong chương 5, tác giả sẽ tóm tắt lại kết quả nghiên cứu, đề xuất tập trung một số giải pháp để đẩy mạnh ý định sử dụng Internet banking của khách hàng. Cuối cùng là nêu lên một số hạn chế của nghiên cứu đồng thời đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.