5.2.1 Gợi ý chính sách đối với các ngân hàng TMCP Việt Nam
5.2.1.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng và xử lý nợ xấu
Trong cơ cấu tài sản của các NHTM thì khoản mục cho vay khách hàng luôn chiếm một tỷ trọng đáng kể. Do đặc thù ngân hàng thì hoạt động cho vay khách hàng là hoạt động kinh doanh cốt lõi, truyền thống nên nguồn thu của ngân hàng cũng có sự phụ thuộc rất lớn vào khoản mục này. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cho vay khách hàng tác động nghịch chiều đến ROE. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng dự phòng rủi ro tín dụng có kết quả tiêu cực đối với khả năng sinh lợi của NHTM.Dự phòng rủi ro tín dụng càng tăng thì khả năng sinh lợi càng giảm và ngược
lại. Do đó, việc hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM là việc làm rất quan trọng và cấp thiết hiện nay. Để làm được việc này, các NHTM cần tuân thủ chặt chẽ quy định của NHNN, quy trình thẩm định, kiểm soát tín dụng; đồng thời nâng cao vai trò đạo đức của cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó, NHTM cần đánh giá mức độ rủi ro của danh mục đầu tư tín dụng, xác định mức tài trợ tối ưu vào mỗi khách hàng, mỗi ngành nghề lĩnh vực kinh doanh, mỗi khu vực, vùng miền để mức rủi ro là thấp nhất.
5.2.1.2. Nâng cao vốn chủ sở hữu
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản (tương đồng hệ số CAR – vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có rủi ro), có tác động rất mạnh và nghịch chiều với ROE, tuy nhiên cùng chiều với ROA và NIM (kết quả mô hình GLS với ROA và NIM được trình bày ở phần Phụ lục). Điều này cho thấy khi tăng vốn chủ sở hữu sẽ mang đến nhiều lợi thế cho hoạt động của ngân hàng giúp tăng lợi nhuận, tuy nhiên sẽ tác động trực tiếp làm giảm tỷ lệ thu nhập ròng trên vốn chủ sở hữu. Do vậy việc các ngân hàng kiểm soát và nâng cao tỷ lệ này để giảm thiểu rủi ro và gia tăng khả năng sinh lợi đồng nhất với việc kiểm soát và nâng cao tỷ lệ an toàn vốn CAR do NHNN Việt Nam quy định. Các khuyến nghị gồm:
- Thực hiện niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán kể cả thị trường chứng khoán nước ngoài để phát hành cổ phiếu tăng vốn chủ sở hữu. Hiện nay trong hệ thống NHTM cổ phần Việt Nam vẫn còn nhiều NHTM chưa niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
- Chọn lựa các đối tác nước ngoài đủ điều kiện và năng lực tài chính để bán cổ phần tăng vốn chủ sở hữu.
- Có chính sách giữ lại lợi nhuận hàng năm để tăng vốn.
- Đối với các NHTM cổ phần có vốn nhà nước, giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước xuống mức quy định là 51% để có điều kiện tăng vốn cổ phần từ các thành phần khác. Hiện nay tỷ lệ sở hữu Nhà nước trong 03 NHTM cổ phần là từ 65% - 95%. (BIDV 95%, Vietcombank 77%, Vietinbank 65%).
- Giảm tài sản có rủi ro: Các tài sản Có tùy theo quy định của NHNN trong từng thời kỳ mà có hệ số rủi ro quy đổi khác nhau. Các NHTM cổ phần căn cứ theo các quy định này để cơ cấu lại danh mục đầu tư nhằm giảm thiểu tài sản Có rủi ro theo hướng hạn chế các tài sản có hệ số rủi ro quy đổi cao bằng các biện pháp hạn chế và thắt chặt điều kiện cho vay đối với các loại tài sản này. Hiện nay theo thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của NHNN Việt Nam hiện đang có hiệu lực thì các loại tài sản có mức rủi ro quy đổi cao 150% gồm các khoản cho vay đối với các công ty con, công ty liên kết với tổ chức tín dụng, công ty kinh doanh chứng khoán, công ty quản lý quỹ, các khoản cho vay kinh doanh bất động sản, cho vay kinh doanh chứng khoán. Các NHTM cần phải hạn chế dư nợ và thắt chặt hơn nữa các điều kiện cho vay đối với các công ty và ngành nghề kinh doanh này nhằm giảm thiểu tài sản Có rủi ro và tăng tỷ lệ an toàn vốn.
5.2.1.3. Kiểm soát chi phí hoạt động trên cơ sở doanh thu
Kiểm soát và hạn chế chi phí hoạt động luôn được các NHTM chú ý, tuy nhiên việc kiểm soát này thường được các NHTM nêu ra như là một hình thức tiết kiệm chi phí. Trong chi phí hoạt động của NHTM có 2 khoản mục lớn, quan trọng và thường xuyên biến động cần phải kiểm soát là chi phí quản lý, công vụ và chi phí nhân viên. Hai loại chi phí này ảnh hưởng trực tiếp đến các giá trị vô hình của NHTM như hình ảnh, uy tín và chất lượng dịch vụ. Càng đầu tư vào chi phí này thì các giá trị vô hình càng tăng lên. Tuy nhiên tăng chi phí sẽ giảm lợi nhuận, giải pháp để NHTM kiểm soát chi phí này là dựa trên cơ sở tỷ lệ tăng của doanh thu. Mức tăng chi phí hoạt động không được cao hơn mức tăng trưởng doanh thu, có như vậy mới đảm bảo cho NHTM tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
5.2.1.4. Kiểm soát quy mô cho vay khách hàng trên tổng tài sản
Các NHTM cần kiểm soát tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản. Tín dụng là hoạt động có rủi ro cao, do vậy các ngân hàng cần xây dựng hệ thống các điều kiện cho vay chặt chẽ và thông qua hệ thống này để đối phó với tình trạng thông tin bất cân xứng hằm đảm bảo các giao dịch tín dụng có tỷ lệ hoàn thành cao, đồng thời cũng nhằm mục đích loại bỏ các giao dịch tín dụng kém chất lượng để kiểm soát và điều chỉnh tỷ lệ cho
vay trên tổng tài sản ở mức phù hợp. Tránh tình trạng quy mô cho vay tăng nhưng chất lượng tín dụng không hiệu quả gây mất vốn và giảm khả năng sinh lời. Có như vậy lợi ích mang lại từ hoạt động cho vay khách hàng mới mang lại hiệu quả sinh lợi tối ưu.
5.2.1.5. Kiểm soát quy mô tăng trưởng tài sản ngân hàng
Gia tăng tốc độ tăng trưởng tổng tài sản là giảm thiểu rủi ro do vậy các NHTM cần có biện pháp kiểm soát để duy trì và nâng dần tốc độ tăng trưởng tổng tài sản. Từ các kết luận của nghiên cứu cho thấy giải pháp để các NHTM duy trì và nâng dần tốc độ tăng trưởng tổng tài sản là tập trung nhiều hơn cho nghiệp vụ huy động vốn, mức tăng trưởng số dư vốn huy động không trực tiếp tác động đến rủi ro cho NHTM nhưng lại làm tăng trưởng tổng tài sản và gián tiếp giảm thiểu rủi ro. Do đó các loại hình sản phẩm và các tiện ích tối đa cho khách hàng gửi tiền phải được NHTM quan tâm đúng mức, cùng cấp với nghiệp vụ tín dụng.
5.2.3 Gợi ý chính sách đối với NHNN và các cơ quan có liên quan
Chính phủ cần có những biện pháp giúp thị trường chứng khoán phát triển để thị trường vốn lưu thông tốt hơn đồng thời kích thích thị trường ngân hàng cùng phát triển. Phát triển các sản phẩm mới như các sản phẩm có đảm bảo, Hợp đồng tương lai; hoàn thiện cơ chế pháp lý và hệ thống kỹ thuật cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp để giúp các doanh nghiệp có thể huy động vốn và đảm bảo rủi ro kinh doanh tốt hơn, qua đó gián tiếp giúp thị trường tài chính ngân hàng có nhiều khách hàng hơn và nâng cao tỷ lệ thu nhập của ngân hàng. Hoàn thiện Luật chứng khoán sửa đổi để tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển và phát huy tốt hơn chức năng vai trò của thị trường chứng khoán với nền kinh tế cũng như với lĩnh vực tài chính ngân hàng.
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 5.3.1 Hạn chế của đề tài 5.3.1 Hạn chế của đề tài
Bài nghiên cứu gặp phải vấn đề khó khăn trong quá trình nghiên cứu là sự hạn chế về dữ liệu thu thập được báo cáo tài chính công bố của các NHTM không đồng nhất. Từ đó dẫn đến khoảng thời gian thu thập của mẫu tương đối ngắn so với khoảng thời gian mà hệ thống ngân hàng của Việt Nam bắt đầu hình thành và đi vào hoạt động.
Bên cạnh đó, bài nghiên cứu chưa khai thác hết một số tác nhân khác kể cả nội sinh và ngoại sinh một cách toàn diện tác động đến khả năng sinh lợi của NHTM.
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo
Các bài nghiên cứu tiếp theo có thể dựa trên ý tưởng nghiên cứu này để tiếp tục mở rộng quy mô của mẫu bằng cách thu thập thêm dữ liệu để mở rộng bộ dữ liệu. Việc này sẽ giúp cho kết quả ước lượng có tính chính xác cao hơn. Ngoài ra, bài nghiên cứu tiếp theo nên tìm kiếm và khai thác thêm các nhân tố mới tác động đến khả năng sinh lời của NHTM.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước
1. Cao Ngọc Thủy, 2013. Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi của ngân hàng TMCP Việt Nam.
2. Chính phủ (2006), Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006, Quyết định về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1996 đến 2004), Báo cáo thường niên.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Đề án cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước, Hà Nội.
5. Nguyễn Việt Hùng, 2008. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam.
6. Phan Thị Thu Hà (2007) - Sách Quản Trị ngân hàng thương mại.
7. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam (1997), Luật các tổ chức tín dụng, NXB Chính trị quốc gia.
8. Website: www. sbv.gov.vn; www.worldbank.org
Tài liệu nước ngoài
9. Abu Hanifa, 2015.The effect of bank specific and macroeconomic determinants of banking profitability: a study on Bangladesh. International Journal of Business and Management, Vol. 10, No.6, 2015.
10. Aburime, U. T., 2009. Impact of Political Affiliation on Bank Profitability in Nigeria. African Journal of Accounting, Economics, Finance and Banking Research, 4, 61-75.
11.Abuzar M.A., 2013. Internal and external determinants of profitability of Islamic banks in Sudan: evidence from panel data, Afro-Asian J. of Finance and Accounting, 3, 222 – 240.
12.Ali, Khizer, Akhtar, Farhan Muhammad and Ahmed, Zafar Hafiz, 2011. Bankspecific and macroeconomic indicators of profitability-Empirical Evidence
from the commercial banks of Pakistan. International Journal of Business and Social Science, 2, 235-242.
13.Al-Omar và Al-Mutairi, 2008. Bank-Specific Determinants of Profitability: The case of Kuwait. Journal of Economic and Administrative Sciences, Vol. 24 Iss 2 pp. 20 – 34.
14. Alper, A dan Anbar, A., 2011. Bank Specific and Macroeconomic Determinants ofCommercial Bank Profitability: Empirical Evidence fromTurkey. Business and Economics Research Journal, 2, 135-152.
15.Athanasoglou, P. P., Brissimis, S. N., & Delis, M. D., 2008. Bank-specific, industry-specific and acroeconomic determinants of bank profitability. International Financial Markets Institutions & Money, 18, 121-136.
16. Ayadi, N. & Boujelbene, Y, 2012. The Determinants of the Profitability of the 17. Bobáková, 2003. Raising The Profitability Of Commercial Banks. BIATEC, XI,
21-25
18.Chortareas và cộng sự, 2012. Competition, efficiency and interest rate margins in Latin American banking, International Review of Financial Analysis.
19.Dietrich Andreas & Wanzenried Gabrielle, 2011. Determinants of bank profitability before and during the crisis: Evidence from Switzerland. Journal of International Financial Markets, Institutions & Money, 21, 307-327.
20.Elisa Menicucci & Guido Paolucci (2015). The determinants of bank profitability: empirical evidence from European banking sector.
21.Fadzlan Sufian & Habibullah Shah Muzafar, 2009. Bank specific and macroeconomic determinants of bank profitability: Empirical evidence from the China banking sector. Frontiers of Economics in China, l4, 274–291.
22.Fadzlan Sufian & Royfaizal Razali Chong, 2008. Determinants Of Bank Profitability In A Developing Economy: Empirical Evidences From The Philippines. Asian Academy of Management Journal of Accounting and Financial, 4, 91-112.
23.Fazlan Sufian, 2011. Profitability of Korean Banking Sector: Panel Evidence On Bank- Specific And Macroeconomic Determinants. Journal of Economics and Management, 7, 43-72.66
24.Felix Ayadi, 2008.The impact of Nigeria's external debt on economic development. 25.Francis 2013. Determinants of Commercial Bank Profitability in Sub-Saharan
Africa. International Journal of Economics and Finance; Vol. 5, No. 9; 2013. 26.Fu và cộng sự, 2014. Bank competition and financial stability in Asia Pacific.
Journal of Banking & Finance.
27.Gul, S., Irshad, F., dan Zaman, K., 2011. Factors Affecting Bank Profitability in Pakistan. The Romanian Economic Journal, 14, 61-87. Ken Holden & Magdi El- Banany, 2004. Investment In Information
28.Heffernan và Fu, 2008. The Determinants of Bank Performance in China.
29.Lee và cộng sự, 2014. The relationship between revenue diversification and bank performance: Do financial structures and financial reforms matter? Japan and the World Economy.
30.Liu Hong & Wilson S.O.John, 2010. The profitability of banks in Japan. Applied Financial Economics, 20, 1851-1866.
31. Masood & Ashraf, 2012. Bank-specific and macroeconomic profitability determinants of Islamic banks.
32.Molyneux, P. and J. Thornton, 1992. Determinants Of European Bank Profitability: A Note. Journal of Banking and Finance, 16, 1173-1178.
33.Naceur và Goaied, 2008. The Determinants of Commercial Bank Interest Margin and Profitability: Evidence from Tunisia. Frontiers in Finance and Economics, Vol. 5, No. 1, 106-130.
34.Nguyen (2012). The relationship between net interest margin and noninterest income using a system estimation approach.Journal of Banking & Finance.
35.Omar Masood, 2012. Bank‐specific and macroeconomic profitability determinants of Islamic banks: The case of different countries. Qualitative Research in Financial Markets, Vol. 4 Issue: 2/3, pp.255-268
36. Perera et al., 2013. Determinants of Commercial Bank Profitability: South Asian Evidence.
37.Porter, M. and Millar, V., 1985.How Information Gives You Competitive Advantage. Harvard Business Review, July/August, 140-160.
38.Rose, 1999. Contagious Currency Crises: Channels of Conveyance.
39.Samy Ben Naceur & Mohamed Goaied, 2008. The Determinants of Commercial Bank Interest Margin And Profitability: Evidence from Tunisia.
40.Steven Fries và các cộng sự, 2002. Bank Performance In Transition Economies. European Bank for Reconstruction and Development Working Paper, 76.
41.Sufian, 2011. Profitability of Korean Banking Sector: Panel Evidence On Bank- Specific And Macroeconomic Determinants. Journal of Economics and Management, 7, 43-72.
42.Sufian và Razali, 2008. Determinants Of BankProfitability In A Developing Economy: Empirical Evidences From The Philippines. Asian Academy of Management Journal of Accounting and Financial, 4, 91-112.
43.Syfari, 2012. Factors Affecting Bank Profitability in Indonesia. The 2012 International Conference on Business and Management 6 – 7 September 2012, Phuket – Thailand.
44.Tunisian Deposit Banks. IBIMA Business Review, 1-21. Bobáková, I.V, 2003. Raising The Profitability Of Commercial Banks. BIATEC, XI, 21-25.
45.Wasiuzzaman & Tarmizi, 2010. Comparative study of the performance of Islamic and conventional banks: The case of Malaysia. Humanomics, Vol. 29 Iss 1 pp. 43 – 60.
46. Zeitun, 2012. Determinants of Islamic and Conventional Banks Performance in Gcc Countries Using Panel Data Analysis.Global Economy And inance Journal, 5, 53-72.
Tài liệu trong nước
1. Cao Ngọc Thủy, 2013. Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi của ngân hàng TMCP Việt Nam.
2. Chính phủ (2006), Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006, Quyết định về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1996 đến 2004), Báo cáo thường niên.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Đề án cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước, Hà Nội.
5. Nguyễn Việt Hùng, 2008. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam.
6. Phan Thị Thu Hà (2007) - Sách Quản Trị ngân hàng thương mại.
7. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam (1997), Luật các tổ chức tín dụng, NXB Chính trị quốc gia.
8. Website: www. sbv.gov.vn; www.worldbank.org
Tài liệu nước ngoài
9. Abu Hanifa, 2015.The effect of bank specific and macroeconomic determinants of banking profitability: a study on Bangladesh. International Journal of Business and Management, Vol. 10, No.6, 2015.
10. Aburime, U. T., 2009. Impact of Political Affiliation on Bank Profitability in Nigeria. African Journal of Accounting, Economics, Finance and Banking Research, 4, 61-75.
11.Abuzar M.A., 2013. Internal and external determinants of profitability of Islamic banks in Sudan: evidence from panel data, Afro-Asian J. of Finance and Accounting, 3, 222 – 240.