Tổng hợp các công trình nghiên cứu trước đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập ròng trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 28 - 45)

Đã từng có rất nhiều nghiên cứu trước đây tập trung nghiên cứu về tác động của các yếu tố nội sinh và ngoại sinh đối với khả năng sinh lợi của ngân hàng; các bài nghiên cứu cũng xem xét trên mẫu dữ liệu của nhiều quốc gia hoặc một quốc gia đơn lẻ. Trong đó, các công trình tiêu biểu về đề tài này có thể kể đến bao gồm công trình nghiên cứu của Athanasoglou và cộng sự (2008), Francis (2013), Masood & Ashraf (2012), Perera và cộng sự (2013) hay các công trình nghiên cứu khác của Al-Omar và Al-Mutairi (2008), Heffernan và Fu (2008). Sự khác biệt giữa hai nhóm nằm ở phương pháp nghiên cứu khác nhau và hướng tiếp cận đối với khả năng sinh lợi ngân hàng là khác nhau. Nhóm thứ nhất tập trung vào chỉ số tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA) đại diện cho tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản bình quân. Đây là một chỉ số phản ảnh rõ nhất hiệu quả hoạt động của ngân hàng và trong quản lý của người quản trị. Tỷ lệ này thể hiện ngân hàng phải bỏ bao nhiêu đồng tài sản để sinh ra một đồng lợi nhuận. Hơn nữa, Masood và Ashraf (2012) xem xét ROAE đại diện cho tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ này cho thấy năng lực của nhà quản trị ngân hàng thể hiện qua việc tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận khi sử dụng một đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu. Bên cạnh đó, Chortareas và cộng sự (2012), Heffernan và Fu (2008), Lee và cộng sự (2014), Nguyen (2012) xem xét biến đại diện NIM (Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên) như là một chỉ tiêu đại diện cho khả năng sinh lợi của ngân hàng thể hiện qua tỷ lệ thu nhập lãi trên tài sản sinh lời bình quân. Tỷ lệ này càng cao thì càng cho thấy chất lượng quản lý tài sản và cách sử dụng hiệu quả nguồn tài sản để tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng.

Bài nghiên cứu của Abu Hanifa (2015) về đề tài “The effects of bank specific and macroeconomics determinants of banking profitability: A study on Bangladesh”

điều tra tác động của các yếu tố đặc trưng riêng của ngân hàng và các yếu tố kinh tế vĩ mô đối với khả năng sinh lợi. Bài nghiên cứu sử dụng mẫu dữ liệu gồm 299 quan sát từ 35 ngân hàng tại Bangladesh trong giai đoạn 2003 – 2013. Bằng phương pháp hồi quy OLS tác động cố định và phương pháp hồi quy GMM hai giai đoạn, bài nghiên đã tìm thấy bằng chứng cho thấy các yếu tố rủi ro tín dụng, hiệu quả về chi phí, tăng trưởng GDP và lãi suất thực tác động tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi; trong khi đó, tỷ lệ nguồn vốn, tỷ lệ thanh khoản, quy mô tài sản, tỷ lệ lạm phát, và sự phát triển của thị trường chứng khoán tác động tích cực. Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng cho thấy các ngân hàng đầu tư và ngân hàng tư nhân có khả năng sinh lợi tốt hơn so với các ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu. Bài nghiên cứu cũng kết luận ROAA là yếu tố đại diện tốt nhất cho khả năng sinh lợi của ngân hàng.

Bài nghiên cứu của Athanasoglou và cộng sự (2008) về đề tài “Bank-Specific, industry –specific and macroeconomic determinants of bank profitability” với mục tiêu kiểm tra tác động của đặc trưng riêng biệt của ngân hàng; đặc trưng của ngành và yếu tố kinh tế vĩ mô đối với tỷ suất sinh lợi. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là khung nghiên cứu thực nghiệm thông qua lý thuyết SCP (Struture Conduct Performance). Bài nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp GMM đối với dữ liệu bảng của các ngân hàng Hy Lạp trong giai đoạn 1985 – 2001. Bài nghiên cứu sử dụng biến phụ thuộc là tỷ suất sinh lợi được đại diện bởi tỷ suất trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE). Các biến độc lập bao gồm ba nhóm yếu tố là yếu tố đặc trưng của ngân hàng, yếu tố đặc trưng của ngành và yếu tố kinh tế vĩ mô. Yếu tố đặc trưng của ngân hàng gồm tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản; tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên cho vay khách hàng; tốc độ tăng trưởng năng suất lao động (Tỷ lệ tăng trưởng tổng doanh thu đã điều chỉnh theo lạm phát trên số lao động); Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng tài sản; quy mô tổng tài sản và tổng tài sản bình phương. Yếu tố đặc trưng ngành bao gồm yếu tố chủ sở hữu (Biến giả bằng 1 đối với ngân hàng sở hữu tư nhân và bằng 0 đối với ngân hàng sở hữu nhà nước); yếu tố tập trung thị phần của các ngân hàng (Chỉ số Herfindahl-Hirschman). Yếu tố kinh tế vĩ mô gồm tỷ lệ lạm phát kỳ vọng hoặc lãi suất trái phiếu 10 năm và chu kỳ kinh doanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố đặc trưng riêng biệt của ngân hàng, ngoại trừ quy mô, tác động đến tỷ

suất sinh lợi một cách đáng kể như kỳ vọng. Cụ thể, nguồn vốn chủ sở hữu đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích cho tỷ suất sinh lợi và gia tăng độ nhạy đối với rủi ro tín dụng; sự tăng trưởng trong năng suất lao động có vai trò tích cực và ý nghĩa thống kê đối với tỷ suất sinh lợi. Trong khi chí hoạt động có tác động tiêu cực và tương quan mạnh đối với tỷ suất sinh lợi. Điều này cho thấy việc quản trị chi phí ngân hàng là một công cụ quan trọng tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Yếu tố quy mô tài sản của ngân hàng không cho thấy vai trò của tính kinh tế theo quy mô của ngân hàng. Tình trạng sở hữu không có vai trò quan trọng quyết định đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng, trong đó ngân hàng tư nhân nhìn chung không mang lại tỷ suất sinh lợi cao hơn, ít nhất là trong giai đoạn nghiên cứu này. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy có sự hỗ trợ của lý thuyết SCP. Ngoài ra, chu kỳ kinh doanh có tác động tích cực đối với tỷ suất sinh lợi của ngân hàng trong giai đoạn chu kỳ kinh doanh tăng trưởng.

Bài nghiên cứu của Francis 2013 về đề tài “Determinants of commercial banks profitability in Sub-Saharan Africa” đã nghiên cứu về yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng tại Sub-Saharan Africa (SSA). Bài nghiên cứu này sử dụng mẫu dữ liệu không cân bằng của 216 ngân hàng thương mại từ 42 quốc gia tại SSA trong giai đoạn 1999 đến 2006. Bằng cách sử dụng mô hình hiệu quả chi phí, tỷ suất sinh lợi của ngân hàng được ước lượng qua phương pháp hồi quy tác động ngẫu nhiên. Biến giải thích được sử dụng gồm tài sản ngân hàng, tốc độ tăng trưởng của tiền gửi huy động, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, chi phí hoạt động, tỷ lệ thanh khoản cũng như là nhóm các yếu tố kinh tế vĩ mô gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) và tỷ lệ lạm phát. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả hai nhóm yếu tố đặc trưng riêng của ngân hàng và nhóm yếu tố kinh tế vĩ mô đều có thể giải thích cho sự biến động của tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng tại SSA trong giai đoạn trên. Cụ thể, các nhóm yếu tố nội sinh như tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng tiền gửi có vai trò tích cực đối với tỷ suất sinh lợi. Mặt khác, tăng trưởng về tổng tài sản, chi phí hoạt động, và chỉ số thanh khoản đều có tác động tiêu cực đối với tỷ suất sinh lợi. Kết quả này được giải thích rằng do sự tích lũy về quy mô tổng tài sản dựa trên mua bán, sáp nhập của nhà đầu tư nước ngoài đã xảy ra đối với các ngân hàng SSA trong hai thập kỷ gần đây (IMF, 2007). Bên cạnh đó, tác động tiêu cực của tính thanh khoản của ngân

hàng có thể được giải thích bởi tỷ lệ cho vay thấp do ngân hàng sử dụng tiền nhiều hơn vào các mục đích phòng ngừa rủi ro. Chúng ta đều biết rằng lĩnh vực cho vay nhỏ lẻ mang lại rủi ro lớn, do đó các ngân hàng SSA tập trung đính hướng đầu tư vào các tài sản phi rủi ro như trái phiếu kho bạc Nhà nước hoặc tín phiếu mà ít tập trung vào lĩnh vực cho vay. Điều này về lâu dài có thể tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Đối với các yếu tố kinh tế vĩ mô, tác động của tăng trưởng kinh tế GDP và lạm phát là tiêu cực đối với tỷ suất sinh lợi. Kết quả này chứng tỏ vai trò quan trọng của ngân hàng cũng như nền kinh tế khi xem xét đến tác động đối với khả năng sinh lợi.

Bài nghiên cứu của Omar Masood (2012) với đề tài “Bank-specific and macroeconomic profitability determinants of Islamic banks – The case of different countries” kiểm tra tác động của các yếu tố đặc trưng riêng của ngân hàng và các yếu tố kinh tế vĩ mô đối với tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng tại khu vực các nước Hồi giáo. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng cân bằng của 25 ngân hàng được lựa chọn từ 12 quốc gia trong giai đoạn 2006 – 2010 và phương pháp hồi quy tuyến tính. Biến phụ thuộc đại diện cho khả năng sinh lợi gồm hai biến là ROA và ROE. Ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn hơn và đạt được hiệu quả trong quản trị cao hơn thì có được tỷ suất sinh lợi cao hơn. Trong khi đó, tốc độ tăng GDP gây ra tác động tiêu cực đối với khả năng sinh lợi của ngân hàng, tỷ lệ lạm phát không cho thấy có ý nghĩa thống kê. Các yếu tố khác như tỷ lệ thanh khoản, tiền gửi huy động cho thấy không đóng vai trò quan trọng hay tác động yếu đối với khả năng sinh lợi của ngân hàng.

Bài nghiên cứu của Perera (2013) với đề tài “Determinants of commercial banks profitability: South Asian evidence”. Bài nghiên cứu tập trung tìm thấy bằng chứng cho sự tác động của các yếu tố đặc trưng riêng của các ngân hàng cũng như các yếu tố kinh tế vĩ mô đối với khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại tại các quốc gia được lựa chọn trong khu vực Nam Á (Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka). Bài nghiên cứu sử dụng mẫu dữ liệu từ 119 ngân hàng và hơn 1500 quan sát từ các ngân hàng của các quốc gia Nam Á. Các biến được sử dụng trong bài nghiên cứu gồm biến phụ thuộc ROA và các biến giải thích gồm tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên huy động và các nguồn vốn ngắn hạn, chỉ số HHI đại diện cho mức độ tập trung thị phần, chỉ số vai trò pháp luật, sự kiểm soát của Chính Phủ. Bài nghiên

cứu cho thấy kết quả rằng rủi ro tín dụng thấp sẽ cải thiện tỷ suất sinh lợi; quy mô tổng tài sản cũng có ý nghĩa tích cực đối với khả năng sinh lợi.

Lợi nhuận ngân hàng là một hàm số của cả yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Yếu tố nội sinh là những yếu tố bị tác động bởi các quyết định của nhà quản trị như quy mô ngân hàng, nguồn vốn, quản trị rủi ro, quản trị tính thanh khoản, hiệu quả trong hoạt động. Trong khi đó, các yếu tố ngoại sinh bao gồm các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế hoặc ngành mà tại đó tác động của nhà quản trị ngân hàng không thể tác động đến một cách đáng kể. Các yếu tố vĩ mô thường đại diện cho các chỉ số của nền kinh tế và môi trường luật pháp. Athanasoglou và cộng sự (2008), Masood và Ashraf (2012); Perera và cộng sự (2013) tìm thấy tác động của quy mô ngân hàng đối với khả năng sinh lợi ngân hàng là dương và có ý nghĩa thống kê một cách đáng kể. Ngoài ra, mối tương quan này là tuyến tính. Ngoài ra, AL-Omar và AL-Mutairi (2008) tìm thấy bằng chứng cho tác động tích cực của quy mô ngân hàng đối với khả năng sinh lợi; điều này thể hiện tính hiệu quả kinh tế theo quy mô. Mặt khác, Athanasoglou và cộng sự (2008) xem xét mối quan hệ giữa quy mô và khả năng sinh lợi như mối tương quan phi tuyến.

Nguồn vốn của ngân hàng là một yếu tố quan trọng khác khi xem xét tác động đến khả năng sinh lợi. Athanasoglou và cộng sự (2008); Massod và Ashraf (2012); Wasiuzzaman và Gunasegavan (2013) và Perera và cộng sự (2013) tìm thấy vai trò tích cực của quy mô vốn chủ sở hữu đối với khả năng sinh lợi của ngân hàng. Điều này cho thấy khi ngân hàng huy động được nguồn vốn đầu tư dồi dào thì ngân hàng có thể trang bị nguồn lực tốt hơn đó chính là nguồn vốn huy động giá rẻ và tận dụng được các cơ hội kinh doanh được hiệu quả và nhanh chóng hơn. Đồng thời, nhờ có nguồn vốn là bước đệm an toàn cho hoạt động kinh doanh, nên các ngân hàng có nhiều thời gian và linh hoạt xử lý các vấn đề gia tăng từ các chi phí không lường trước được, từ đó gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, Masood và Ashraf (2012) tìm thấy bằng chứng cho thấy tác động tiêu cực và có ý nghĩa thống kê đối với tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu. Hơn nữa, Qin và Dickson (2012) tìm thấy vai trò của cấu trúc vốn là một tác nhân gây ra tác động tiêu cực đối với tỷ suất sinh lợi.

Quản trị rủi ro là một trong những yếu tố có vai trò đáng kể đối với tỷ suất sinh lợi. Khi nhắc đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì yếu tố đặc thù đó chính là

rủi ro bởi vì các hoạt động của ngân hàng luôn gắn liền với rủi ro và đây chính là bản chất của hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Rủi ro là một khái niệm phổ biến, hầu như ai cũng có thể biết đến phạm trù này. Tuy nhiên cho đến nay lại không có một khái niệm thống nhất nào về rủi ro. Những trường phái khác nhau, các tác giả khác nhau đưa ra những khái niệm rủi ro khác nhau. Những khái niệm này rất phong phú và đa dạng và khó có thể dẫn chứng hết được, tuy nhiên có thể tóm lược các nội dung chính trong tất cả các khái niệm về rủi ro bao gồm: Rủi ro là một sự không chắc chắn là một tình trạng bất ổn với nhiều khả năng có thể xảy ra. Trong các khả năng có thể xảy ra có ít nhất một khả năng đem lại một kết quả không mong muốn. Kết quả không mong muốn khi xảy ra có thể gây ra tổn thất, thiệt hại cho đối tượng gặp rủi ro. Hiện nay, trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, khái niệm rủi ro được định nghĩa một cách cụ thể hơn là: “Rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất gây ra bởi các sự kiện không mong muốn và tổn thất này chính là sự khác biệt giữa lợi nhuận thực tế và lợi nhuận kỳ vọng”. Như vậy với định nghĩa rủi ro như trên các rủi ro phải ước đoán được xác suất xảy ra và các tổn thất được đo lường bằng sự khác biệt giữa lợi nhuận thực tế và lợi nhuận kỳ vọng. Hay nói khác hơn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng khi nói đến rủi ro là nói đến quan hệ giữa lợi nhuận thực tế và lợi nhuận kỳ vọng. Lợi nhuận kỳ vọng chính là lợi nhuận trung bình có trọng số là xác suất xảy ra các giá trị lợi nhuận, và sự khác biệt giữa lợi nhuận thực tế và lợi nhuận kỳ vọng được đo lường bởi độ lệch chuẩn. Độ lệch chuẩn chính là thước đo của rủi ro.

Athanasoglou và cộng sự (2008); Massod và Ashraf (2012) tìm thấy tác động của rủi ro tín dụng đối với khả năng sinh lợi một cách tiêu cực và có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy khi ngân hàng đối mặt với các khoản tín dụng có tính rủi ro thu hồi vốn thấp hoặc trở thành nợ xấu thì có thể kéo theo việc gia tăng trích lập dự phòng và ăn mòn vào lợi nhuận của ngân hàng. Điều này làm giảm hoặc thậm chí triệt tiêu những thành quả đạt được của ngân hàng trong suốt một thời gian dài hoạt động. Hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập ròng trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 28 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)